Kiểm định kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 126 - 129)

3.2 .Yêu cầu về việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi

4.8. Kết quả TN

4.8.4. Kiểm định kết quả thực nghiệm

Với kết quả thu được trong đề tài, tôi tiến hành kiểm định bằng phương pháp thử Independent Samples Test để kiểm định độ tin cậy về sự khác biệt kết quả của nhóm ĐC và TN.

* Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC và TN sau TN

Kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 4.14 như sau:

Bảng 4.15: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC và TN sau TN về mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thao tác với PHT

Kết quả kiểm định cho thấy, với độ chính xác 95% (𝜶 = 0.05)

+ Trước TN mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với PHT ở nhóm TN và ĐC là tương đương nhau ( Sig.=0.987 > 𝜶 = 0.05).

+ Sau TN mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với PHT ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC (Sig.= 0.000 < 𝜶 = 0.05). Điều

này chứng tỏ, thực nghiệm đã có tác động tích cực đến việc hình thành BTSL cho trẻ 5 – 6 tuổi. Từ đó ta thấy nếu thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 – 6 tuổi dựa trên những cơ sở khoa học đúng đắn, thiết kế theo quy trình và có hệ thống, thì mức độ hình thành BTSL của trẻ sẽ được nâng cao.

* Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC trước TN và sau TN về mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với PHT

Thời gian Nhóm N Mean Std. Deviation T Sig. TTN ĐC 50 7.72 3.92 - 0.016 0.987 TN 50 7.73 3.86 STN ĐC 50 7.89 4.02 -7.358 0.000 TN 50 13.73 3.93

Bảng 4.16: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC trước và sau TN về mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua thao tác với PHT

Nhóm Thời gian N Mean Std. Deviation T Sig. ĐC TTN 50 7.72 3.92 -0.217 0.829 STN 50 7.89 4.02

Kết quả kiểm định cho thấy độ chính xác 95% (𝜶 = 0.05) mức độ hình thành BTSL ở nhóm ĐC sau TN tương đương so với TTN (T = 0.829 > 𝜶 =

0.05). Điều đó chứng tỏ đó chỉ là sự phát triển tự nhiên về sự hình thành BTSL ở trẻ 5 - 6 tuổi.

* Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN trước TN và sau TN về mức độ hình thành của trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua thao tác với PHT

Kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 4.16 như sau:

Bảng 4.17: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN trước và sau TN về mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua thao tác với PHT

Nhóm Thời gian N Mean Std. Deviation T Sig. TN TTN 50 7.73 3.86 -7.719 0.000 STN 50 13.73 3.93

Kết quả kiểm định cho thấy độ chính xác 95% (𝜶 = 0.05) mức độ hình thành BTSL ở nhóm STN cao hơn hẳn so với nhóm TTN (Sig. = 0.000 < 0.05). Điều đó chứng tỏ, thực nghiệm đã có tác động tích cực đến việc hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi, các PHT được thiết kế là phù hợp, giả thuyết khoa học đưa ra là đúng. Từ đó cho thấy nếu chúng ta thiết kế và sử dụng PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 – 6 tuổi thì mức độ hình thành BTSL của trẻ sẽ cao hơn rất nhiều.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Quá trình thực nghiệm đã cho phép tơi rút ra một số kết luận sau:

- Trước TN mức độ hình thành BTSL của trẻ ở cả 2 nhóm TN và ĐC khá đồng đều và tập trung chủ yếu ở mức độ Thấp và Tương đối thấp. Độ phân tán còn lớn chứng tỏ mức độ hình thành BTSL của trẻ khơng đồng đều.

- Sau TN, kết quả cho thấy mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thao tác với PHT của nhóm TN cao hơn và cũng đồng đều hơn nhóm ĐC. Số trẻ đạt mức độ Cao và Tương đối Cao tăng lên đáng kể so với trước TN, số trẻ đạt loại Trung bình giảm đáng kể, đặc biệt trẻ đạt loại Thấp đã giảm còn 0%. Kết quả kiểm định bằng phép thử T - Test khẳng định tính khả thi và hiệu quả giáo dục của một số PHT đã được thiết kế.

Điều đó chứng tỏ PHT mà tơi thiết kế có hiệu quả và mang tính khả thi, giả thuyết khoa học đã đặt ra là đúng đắn.

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)