Tăng cường vận dụng chính sách

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp ô tô tại việt nam (Trang 103 - 106)

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

4.3. ỉ Đẩy mạnh sản xuất phụ tùng

4.3.4. Tăng cường vận dụng chính sách

Có 3 kênh chính mà doanh nghiệp nên tận dụng bao gồm: (1) Chính sách của chính phủ, (2) Chương trình hỗ trợ phi chính phủ, (3) Chuông trình đào tạo huấn luyện của khách hàng, (4) Các quỹ nghiên cún khoa học ứng dụng quốc tế.

Mặc dù Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô đà có Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ (Trong đó ưu tiên phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô và các dự án sản xuất sản phấm này được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất) và Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ: về việc phê duyệt Chương trinh phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 song theo nghiên cứu của Tổng cục thống kê trong Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2019 - Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy công nghiệp hồ trợ

Việt Nam (2020) về những ưu đãi, hỗ trợ liên quan đến CNHT của Nhà nước mà doanh nghiệp tiếp nhận thì chỉ có 17% doanh nghiệp vận dụng.

Doanh nghiệp nên vận dụng chính sách ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển về Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế nhập khẩu, Tín dụng, Thuế giá trị gia tăng, Bảo vệ môi trường, Ư’u đài cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tín dụng đầu tư, Tiền thuê đất, mặt nước, Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hồ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Với các nội dung ưu đãi như sau: (1) Hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp: Quản trị doanh nghiệp; quản trị sản xuất; tạo liên kết và kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với khách hàng, trở thành nhà cung

ứng sản phẩm cho các tập đoàn đa quốc gia và các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ khác ở trong và ngoài nước; xúc tiến, hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; (2) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành

sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; (3) Hỗ trợ nghiên cún phát triển, ứng dụng chuyển giao và đối mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng và vật liệu; (4) Phổ biến nhận thức, cung cấp thông tin về các chính sách, thị trường và năng lực các ngành công nghiệp hồ trợ Việt Nam, thông qua các hình thức như: Tố chức hội thảo, xuất bản các bản tin, ấn phẩm và quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng khác; (5) Họp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp hồ trợ; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; (6) Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm công nghiệp hồ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hồ trợ ưu tiên phát triến phù hợp, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; (7) Xây dựng và cập nhật cơ sở dừ liệu về công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước trên trang thông tin điện tử chuyên về công nghiệp hỗ trợ.

Ngoài ra, Quyêt định sô 1322/QĐ-TTg do thủ tướng phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nàng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 nằm mục tiêu chung là hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nãng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Quỹ quốc tế điển hỉnh như quỹ hỗ trợ nâng cao nàng lực, giúp SMEs tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Khoa học công nghệ tạo sự liên kết của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp FDI và quốc tế.

Các công ty Nhật Bản với know-how về sản xuất tinh gọn, kỹ thuật tiên tiến, chất lượng cao, giá thành không ngừng đào tạo cho nhà cung cấp nhằm nâng cao trình độ sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường, khả năng tiếp cận vốn, khả năng tiếp cận máy móc trang thiết bị và cơ hội đào tạo nguồn nhân lực. Quy mô lớn thì thông qua các tổ chức như Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO - The Japan External Trade Organization), Cơ Quan Thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài

(OTIT - Organization for Technical Intern Training), quy mô nhở thì qua các công ty tự tổ chức huấn luyện với chương trình rất cụ thể và hiệu quả. Bằng cách làm này, các doanh nghiệp Nhật Bản đã truyền phương pháp sản xuất tinh gọn, phương pháp sản xuất Toyota ra toàn thế giới. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng trưởng thành từ cách thức trên.

Cuối cùng, có nhiều quỹ nghiên cún khoa học thuộc tố chức, doanh nghiệp khoa học kỹ thuật nước ngoài có nhu cầu đặt hàng R&D, thử nghiệm thiết bị, sản xuất thử nghiệm về công nghệ. Đây là đầu mối để doanh nghiệp ô tô Việt Nam tiếp cận tìm kiếm cơ hội để vươn ra quốc tế.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp ô tô tại việt nam (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)