Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 28 - 30)

truyền và nhận các điện thanh toán hai chiều giữa hai bên theo yêu cầu của khách hàng.

- Thanh toán đa biên: Các ngân hàng sẽ thanh toán vốn với nhau thông qua ngân hàng trung tâm. Với hệ thống này, tất cả các giao dịch thanh toán sẽ được xử lý tự động tại Trung tâm thanh toán đa phương của ngân hàng trung tâm.

1.2. Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng

1.2.1. Quan điểm về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Từ khái niệm và những tiện ích nêu trên của hoạt động TTKDTM, ta có thể thấy phát triển dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng vừa là xu thế khách quan vừa là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho mọi nền kinh tế. Vậy phát triển TTKDTM là gì, có quan điểm như sau: Phát triển TTKDTM là việc sử dụng các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ TTKDTM trong tổng phương tiện thanh toán, trong đó quan trọng nhất là tăng cường việc sử dụng các công cụ TTKDTM của ngân hàng.

Quan điểm này có thể được hiểu là phải tìm các biện pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ TTKDTM của Ngân hàng nhằm thay thế hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng hàng

Hiện chưa có một tiêu chuẩn chính thức nào được đưa ra nhằm đánh giá hay phản ánh mức độ phát triển TTKDTM của ngân hàng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tình hình phát triển TTKDTM của ngân hàng ở một số quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể đưa ra một số tiêu chí có thể đánh giá được mức độ phát triển TTKDTM như sau:

1.2.2.1. Mở rộng quy mô dịch vụ TTKDTM

Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng quy mô dịch vụ TTKDTM là: • Tỷ trọng TTKDTM trong tổng phương tiện thanh toán

lớn trong tổng phương tiện thanh toán và có xu hướng ngày càng tăng lên. Hiện nay, tỷ lệ này thông thường chiếm hơn 90%. Nếu một nền kinh tế có tỷ trọng TTKDTM trong tổng phương tiện thanh toán bằng hoặc lớn hơn tỷ lệ này thì được coi là nền kinh tế phi tiền mặt và đây cũng chính là sự vận dụng các hình thức chu chuyển tiền tệ một cách hợp lý.

Số lượng sản phẩm dịch vụ TTKDTM

Số lượng sản phẩm dịch vụ TTKDTM là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh sự đa dạng của dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng. Song song với các dịch vụ TTKDTM truyền thống như Séc, UNC, UNT… các ngân hàng phải không ngừng nghiên cứu học hỏi và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, đáp ứng được càng nhiều nhóm khách hàng nhằm gia tăng số lượng khách hàng từ đó gia tăng thu nhập. Căn cứ vào số lượng sản phẩm dịch vụ TTKDTM mà các ngân hàng cung cấp có thể đánh giá được sự phát triển hoạt động TTKDTM tại đó.

Doanh số TTKDTM

Doanh số TTKDTM là tổng số tiền giao dịch được khách hàng thực hiện thông qua các công cụ TTKDTM của ngân hàng. Bởi vậy, doanh số của mỗi công cụ TTKDTM có tác động trực tiếp đến sự phát triển hoạt động TTKDTM tại ngân hàng đó. Đây là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển TTKDTM của ngân hàng, chỉ tiêu này có giá trị càng lớn chứng tỏ hoạt động TTKDTM tại ngân hàng đó càng phát triển mạnh.

1.2.2.2. Hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm

Một cơ cấu sản phẩm hợp lý cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển của dịch vụ TTKDTM của ngân hàng. Các chỉ tiêu phản ánh sự hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm là thị phần từng sản phẩm TTKDTM của ngân hàng, tốc độ gia tăng thị phần, sự phát triển của hệ thống ATM, POS…Trước kia, các ngân hàng tập trung vào việc thu hút khách hàng sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng hay các điểm POS thông qua các chiến dịch marketing như miễn phí phát hành thẻ, miễn thu phí thường niên trong năm đầu tiên, chiết khấu khi thanh toán qua POS… Gần đây, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các ngân hàng hợp lý hóa thị phần sản phẩm bằng cách đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới như Internet banking, Mobile banking…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)