các ngân hàng Việt Nam
Trong thời gian vừa qua, dịch vụ TTKDTM của ngân hàng đã thể hiện vai trị tích cực trong việc đáp ứng các lợi ích của các tổ chức tham gia thanh toán, cũng như phục vụ các hoạt động của nền kinh tế. Cùng với những kết quả đã đạt được, do xu thế hội nhập và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thì yêu cầu phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng vẫn được đặt ra nhằm:
- Đáp ứng nhu cầu về dịch vụ thanh toán của nền kinh tế
Hoạt động thanh toán ngày càng trở nên quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước và trong xu thế hội nhập tồn cầu hố hiện nay. Với thực trạng hoạt động thanh toán hiện nay, các loại hình dịch vụ và phương tiện TTKDTM mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của nền kinh tế, xét cả về mặt khối lượng cũng như sự đa dạng về các sản phẩm. Tuy nhiên, nhu cầu về dịch vụ thanh tốn lại khơng ngừng tăng lên cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sự lựa chọn các phương tiện TTKDTM đối với những chủ thể tham gia giao dịch khá hạn chế, chỉ một bộ phận người sử dụng dịch vụ có khả năng thay thế tiền mặt bằng các phương tiện TTKDTM và trong một phạm vi nhất định.
Hiện số người tham gia lao động tại Việt Nam là 54,6 triệu người, trong đó số lao động đang làm việc tại khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,7%; khu vực dịch vụ chiếm 33,4%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại khu vực thành thị chiếm 31,9%; khu vực nông thôn chiếm 68,1%, tuy nhiên vẫn còn 35% lao động Việt Nam bao gồm khối nhà nước và tư nhân còn thực hiện trả lương bằng tiền mặt. Về khả năng phát triển các công cụ TTKDTM, thị trường Việt Nam có tiềm năng rất lớn chưa được khai thác: 41% trong tổng số hơn 94 triệu người Việt Nam ở lứa tuổi dưới 25 và 86% dân số ở lứa tuổi dưới 54; Số người sử dụng Internet đạt 52% dân số; Số thuê bao di động là 128 triệu thuê bao; Số người thanh tốn các loại dịch vụ cơng cộng như điện, điện thoại, nước là hơn 24 triệu hộ gia đình. Với sự phát triển như vậy, nếu tiền mặt vẫn được coi là phương tiện thanh toán chủ yếu hiện nay thì trong một vài năm tới, đây sẽ trở thành yếu tố ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế.
Vì vậy, phát triển TTKDTM cần được nhìn nhận như một u cầu thiết yếu vì lợi ích của những người sử dụng dịch vụ thanh tốn, đó là các chủ thể thực hiện giao dịch thương mại trên thị trường.
- Nâng cao năng lực giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh mạch hoá nền kinh tế
Từ nhiều năm nay, việc bng lỏng quản lý tiền mặt đã gây khơng ít khó khăn cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng của mình như: phịng chống hoạt động rửa tiền, kiểm soát các giao dịch kinh tế ngầm, phòng chống tham nhũng...
Từ giác độ quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước, việc sử dụng các phương tiện TTKDTM cịn có ý nghĩa rất lớn. Tỷ lệ chi tiêu ngân sách nhà nước, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập quốc dân, Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2016 đạt mức bình quân khoảng 28,3% GDP. Việc quản lý chi tiêu ngân sách thông qua việc sử dụng các phương tiện TTKDTM không chỉ giúp quản lý chi tiêu một cách hữu hiệu mà còn tạo ra một nguồn lợi lớn cho nền kinh tế nếu các luồng chi tiêu này được thực hiện chủ yếu qua các phương tiện TTKDTM. Do đó, phát triển TTKDTM được xem như một cơng cụ hiệu quả giúp các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường năng lực quản lý của mình, góp phần làm giảm những chi phí dành cho các hoạt động phịng chống tham nhũng, tội phạm kinh tế.
- Đáp ứng lợi ích của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là các ngân hàng
Khi phát triển dịch vụ TTKDTM, các ngân hàng sẽ có khả năng huy động nguồn vốn trong thanh tốn mà khơng cần dựa trên lãi suất. Bởi khi đó, nhờ cung cấp các dịch vụ ngân hàng phong phú, đa dạng, ngân hàng có khả năng thu hút nguồn vốn sử dụng cho mục đích thanh tốn trơi nổi trong lưu thơng với chi phí thấp. Hơn nữa, khi đã tập trung được một lượng khách hàng mở tài khoản thanh tốn, ngân hàng cịn có cơ hội cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho khách hàng và hưởng doanh thu từ phí dịch vụ mà khơng phải chịu thêm những rủi ro tín dụng. Phát triển dịch vụ TTKDTM còn giúp các ngân hàng đa dạng hố các hình thức hoạt động và phân tán rủi ro, tăng khả năng huy động vốn của cả
hệ thống ngân hàng, bảo đảm sự an toàn và ổn định hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.
- Thúc đẩy đầu tư nước ngoài
Phát triển dịch vụ TTKDTM có thể đáp ứng những điều kiện sau đây trong việc thu hút đầu tư nước ngồi:
+ Lành mạnh hố mơi trường tài chính, do khả năng đa dạng hố loại hình dịch vụ và phân tán rủi ro, qua đó góp phần tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng và khu vực tài chính. Đây sẽ là điều kiện bảo đảm cho sự an toàn về vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
+ Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế nói chung, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nói riêng trong việc điều chuyển vốn đầu tư giữa các khu vực kinh tế hoặc giữa các loại hình đầu tư.
+ Phát triển thị trường vốn và thị trường tiền tệ, làm tăng tính thanh khoản của các cơng cụ giao dịch trên thị trường và là yếu tố thuận lợi cho việc thu hút đầu tư.
- Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam dần gỡ bỏ các rào cản thương mại, trong đó có những phần liên quan đến các dịch vụ tài chính, ngân hàng mà trong đó bao gồm các dịch vụ thanh tốn. Q trình này địi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam phải nhanh chóng cải thiện các dịch vụ của mình để phù hợp với thơng lệ quốc tế, đồng thời chất lượng dịch vụ phải được hoàn thiện theo các chuẩn mực chung áp dụng trên thế giới nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh trước khi đến giai đoạn dỡ bỏ hoàn toàn các rào cản thương mại, đồng thời hỗ trợ một cách tích cực cho cuộc chiến chống các hoạt động rửa tiền trên thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế.
1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của một số nước trên Thế giới
1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Theo khảo sát của Bank for International Settlements năm 2015 về tỷ trọng TTKDTM tại các nước phát triển thì Mỹ là nước có tỷ trọng lớn và tăng trưởng ổn định.
Có được sự tin dùng của khách hàng vào dịch vụ TTKDTM như vậy là do các ngân hàng tại Mỹ đã nghiên cứu và tìm ra định hướng chiến lược riêng biệt cho chính mình ví dụ như:
• Chiến lược “may đo” sản phẩm của Wells Fargo
Là ngân hàng đầu tiên trên thế giới ra mắt dịch vụ TTKDTM qua Ngân hàng điện tử, Wells Fargo đã có nhiều phát minh tiến bộ như Thẻ điện tử Mondex, Ngân hàng trực tuyến, WebTV, Trung tâm kinh doanh và các cửa hàng ảo. Ngân hàng cũng thực hiện “may đo” sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng khách hàng trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ với mục tiêu hướng tới những đối tượng khách hàng cụ thể, riêng biệt.
Để thực hiện chiến lược này, Wells Fargo đẩy mạnh quản lý quan hệ khách hàng, nghiên cứu dữ liệu, phân tích các mơ hình kinh doanh, những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của từng khách hàng như thu nhập, chi phí…Wells Fargo ln tận dụng mọi lợi thế của hệ thống CNTT hiện đại để giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ của khách hàng nhằm cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ. Hơn nữa, Wells Fargo cũng nghiên cứu kỹ nhu cầu từng thị trường, từ đó cung cấp những sản phẩm tinh tế và phù hợp nhất cho khách hàng.
• Chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm, xây dựng mạng lưới toàn cầu của Citibank
Citibank là ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng lớn nhất thế giới và được bình chọn xếp ở vị trí thứ hai về cung cấp dịch vụ TTKDTM. Để vươn lên được tầm cao đó, Citbank đã có những chính sách, biện pháp đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng TTKDTM. Ngay từ những năm 1960, Citibank đã đẩy mạnh dịch vụ thẻ định hướng theo chiến lược luôn lấy khách hàng làm trung tâm, tạo sự liên kết, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức ở các nước bản địa như Carlton (Câu lạc bộ bóng bầu dục nổi tiếng của Úc), hoặc các nhân vật nổi tiếng như Elton John để đưa ra các sản phẩm thẻ. Footbal Visa Card là loại thẻ tín dụng đầu tiên được Citibank tung ra năm 1998 và được Carlton, Collingwood Geelong, St Kilda chấp nhận như thẻ chính thức của họ. The Link Golf Card là thẻ tín dụng được thiết kế cho các tay chơi golf và trở thành loại thẻ chính thức của The Australian Golf Link.
PEANANG phụ trách Nam Á) để cung cấp dịch vụ TTKDTM với nhiều loại ngoại tệ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong thanh tốn. Vì vậy, giới tài chính trên thế giới biết đến Citibank như ngân hàng dẫn đầu thị trường về tỉ giá hối đoái và tỉ giá chung. Citibank cũng rất quan tâm đến việc cải tiến CNTT đặc biệt là hệ thống giao dịch trực tuyến để đảm bảo xử lý kịp thời chính xác với mục đích giảm thiểu rủi ro cho khách hàng và chính bản thân Ngân hàng. Watchfire GosmezPro (Công ty cung cấp các giải pháp quản lý thương mại điện tử lớn trên thế giới) đã thực hiện cuộc khảo sát Scorecard năm 2009 và bình chọn website của Citibank là một trong những website phong phú nội dung và thân thiện với người sử dụng nhất.
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển dịch vụ TTKDTM, Trung Quốc đã tập trung đẩy mạnh hoạt động này từ đầu thập kỷ 90. Để hạn chế tiền mặt trong lưu thơng, Chính phủ Trung Quốc xác định phát triển ngành công nghiệp thẻ là mũi nhọn ưu tiên trong khu vực chi tiêu cơng (Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Trung ương ban hành “Biện pháp chi tiêu công bằng thẻ chi dịch vụ công”) và khu vực dân cư (Ngân hàng Trung ương phối hợp với 9 Bộ, ngành ban hành biện pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ trên toàn quốc). Bên cạnh đó, Trung quốc ln quan tâm việc đảm bảo an tồn cho hoạt động thanh tốn thẻ qua việc xây dựng bộ tiêu chuẩn thẻ CHIP, bộ tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị thanh toán thẻ, các quy định đảm bảo an tồn cho ATM, POS, phịng chống tội phạm… Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cịn thiết lập hệ thống thanh tốn phục vụ TTKDTM gồm: Hệ thống bù trừ thanh toán giá trị cao (HVPS), hệ thống thanh tốn điện tử bù trừ theo lơ giá trị thấp (BESP), hệ thống bù trừ tự động giao dịch bán lẻ (ACH) và hệ thống TTBT thẻ liên ngân hàng và chuyển mạch thẻ (CUP).
Năm 1996, mặc dù người dân vẫn chưa thành thạo với việc sử dụng Internet, các ngân hàng Trung Quốc đã bắt đầu phát triển TTKDTM qua Ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, với việc các ngân hàng nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào thị trường tài chính Trung Quốc, các ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ gặp phải bất lợi lớn do hạn chế về cơng nghệ, dịch vụ ngân hàng. Để đối phó với sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng Trung Quốc đã xây dựng chiến lược “xi măng và con chuột” nghĩa là mở rộng TTKDTM qua Ngân hàng điện tử kết hợp với khả năng bảo mật an tồn cao. Ngân hàng
Thương mại và Cơng nghiệp Trung Quốc (ICBC) là nơi đầu tiên triển khai chiến lược này. Để có được sự thơng minh, lanh lợi như “con chuột”, ICBC đã thực hiện TTKDTM qua Ngân hàng điện tử từ năm 2000 và nâng cấp hệ thống của mình lên gấp hai lần trong hai năm 2001 và 2002. ICBC cũng dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cước điện thoại cố định và di động tại thị trường nội địa hay việc ứng dụng phiên bản 3G trong quy trình tái cấu trúc hệ thống Mobile Banking với nhiều tiện ích mới như: chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn… và ln đưa ra các chuẩn mực và tiêu chí cho Mobile Banking đồng thời kết hợp Mobile Banking với mạng xã hội để quảng bá dịch vụ này. Enfodesk - Hãng phân tích dữ liệu nổi tiếng tại Trung Quốc - tháng 9/2013 đã thu thập dữ liệu các trang web được tải về nhiều nhất từ phần mềm Iphone và Android, kết quả là ICBC xếp thứ hai với 34 triệu lượt tải về.
Nhằm củng cố sự tin tưởng và bảo mật của dịch vụ TTKDTM, ICBC đã tiến hành nhiều biện pháp khác nhau trong chiến lược “xi măng”. Một trong số đó là “lưu dấu vết” đối với các giao dịch TTKDTM qua Ngân hàng điện tử giúp tăng cường vai trị kiểm sốt nội bộ của ngân hàng kết hợp với biện pháp bảo mật thông tin dịch vụ. Với ICBC, bảo mật nghĩa là giữ cho thơng tin khơng bị rị rỉ và không bị truy cập trái phép. Nhờ sự cẩn trọng và vững chắc như “xi măng” của mình, ICBC đã bảo vệ được dữ liệu của khách hàng, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Kết quả là phần lớn trong số 10 tập đồn mơi giới bảo hiểm lớn nhất cả nước và một số tổ chức tài chính đa quốc gia, trong đó có Citibank, hiện là khách hàng của ICBC. Đây là lúc mà “xi măng” chứng tỏ sự hữu ích trong việc phát triển dịch vụ TTKDTM qua Ngân hàng điện tử của ICBC.
1.3.3. Kinh nghiệm của Australia
Australia là một quốc gia có nền kinh tế hiện đại và phát triển với hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định và đạt lợi nhuận cao nhất kể cả thời điểm khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008. Đạt được kết quả này là do ngay từ năm 1980, Chính phủ Australia đã tiến hành một loạt các biện pháp thay đổi sâu sắc hoạt động ngân hàng, trong đó sự chuyển biến rõ rệt nhất là giảm đáng kể các chi nhánh hoạt động không hiệu quả và nỗ lực sử dụng CNTT trong cung ứng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng. Thời kỳ 1986-
của hệ thống ngân hàng Úc cho phép khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán tại bưu điện), Internet banking… Tuy nhiên, từ năm 2001 đến nay, hệ thống ngân hàng Australia lại chứng kiến một xu hướng khác. Mặc dù các kênh TTKDTM điện tử được sử dụng rất rộng rãi nhưng các nhà quản lý nhận thức được rằng nên kết hợp TTKDTM hiện đại với chi nhánh truyền thống, sẽ tạo nên một mạng lưới phân phối dịch vụ hoàn hảo hơn cho khách hàng. Mặc dù số lượng chi nhánh tăng lên, số lượng ATM và EFTPOS không những khơng giảm đi mà vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng so với thời kỳ trước.
Commonwealth là tổ chức tài chính hàng đầu của Úc cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác. Từ tháng 9/1993, theo định hướng chung của các ngân hàng Úc, Commonwealth bắt đầu tái cơ cấu mạng lưới chi nhánh, tập trung hoàn toàn vào dịch vụ khách hàng bán lẻ với phương châm “dịch vụ tuyệt vời dành cho khách hàng, sự tham gia của người dân và thủ tục đơn giản”. Để cung cấp dịch vụ “tuyệt vời” cho khách hàng, Commonwealth đã thay đổi mạnh mẽ hệ thống CNTT. Tháng 5/1992 chương trình ASSIST ra đời nhằm hỗ trợ khách hàng thanh toán trực tuyến bất cứ