Thực trạng phát triển các phương tiện TTKDTM của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 47 - 57)

2.2. Thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt của các ngân hàng Việt

2.2.2. Thực trạng phát triển các phương tiện TTKDTM của ngân hàng

Theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về TTKDTM và Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101, các phương tiện thanh toán trong nước chủ yếu ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Séc, lệnh chi hoặc UNC, Nhờ thu hoặc UNT, Thẻ ngân hàng và các thể thức thanh toán khác.

Trong những năm gần đây, bên cạnh những phương tiện truyền thống như Séc, UNC, UNT, nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ TTKDTM mới, hiện đại, tiện ích như Ngân hàng điện tử, ví điện tử… đã ra đời đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến xu hướng sử dụng dịch vụ TTKDTM của khách hàng.

Bảng 2.3: Số liệu giao dịch các phương tiện TTKDTM ở Việt Nam từ năm 2012-2016

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Số lượng giao dịch (món) Thẻ ngân hàng * 17.416.100 26.978.750 33.358.300 55.055.407 80.287.856 Séc 351.332 512.737 548.090 667.147 829.249 UNC 120.032.782 208.525.594 222.370.047 154.907.353 221.152.707 UNT 1.022.865 1.540.840 1.604.271 2.577.431 3.408.455 Phương tiện khác ** 59.931.179 95.026.829 103.521.612 141.760.607 236.975.043 Giá trị giao dịch (Tỷ đồng) Thẻ ngân hàng * 70.386 121.295 159.367 230.596 346.591 Séc 126.640 114.723 76.985 95.511 220.879 UNC 25.178.661 38.963.307 45.321.872 33.669.634 42.945.464 UNT 635.715 834.368 998.900 3.038.051 2.941.693 Phương tiện khác ** 7.445.334 11.185.890 10.191.210 12.703.628 17.277.171

Nguồn:Vụ thanh toán - Ngân hàng Nhà nước

(*): Phản ánh số lượng và giá trị các giao dịch thanh toán nội địa được thực hiện bằng thẻ do ngân hàng phát hành báo cáo, khơng bao gồm: (i) các giao dịch thanh tốn quốc tế, giao dịch của các thẻ do các ngân hàng ở nước ngoài phát hành; (ii) các khoản gửi,

rút tiền hoặc chuyển tiền mà người gửi và người nhận là một; và (iii) các khoản thanh toán giữa các TCTD và khách hàng (như các khoản cho vay, trả nợ gốc/lãi tiền vay, phí…)

(**): Phương tiện thanh toán khác gồm: SMS Banking, Mobile Banking, Phone Banking, Internet Banking, Hối phiếu, Lệnh phiếu, Thư tín dụng nội địa…)

Từ số liệu ở bảng trên ta thấy mức độ sử dụng các phương tiện TTKDTM tăng đều qua các năm cả về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Trong các phương tiện TTKDTM hiện nay thì Séc chiếm tỷ trọng thấp nhất và UNC là phương tiện được khách hàng sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, số liệu giao dịch của UNC có xu hướng giảm dần là do phương tiện này đang dần bị thay thế bởi các phương tiện thanh toán điện tử hiện đại khác như Mobile Banking, Internet Banking… Đây cũng là kết quả tất yếu của xu thế sử dụng công nghệ thông tin trong các dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng. Điều này cũng được làm rõ qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh số các phương tiện TTKDTM từ năm 2012 - 2016

0,21 0,38 75,26 1,9 22,25 2012 0,24 0,22 76,07 1,63 21,84 2013 Thẻ ngân hàng Séc UNC UNT Phương tiện khác 0,28 0,14 79,86 1,76 17,96 2014 0,46 0,19 67,69 6,11 25,54 2015 0,54 0,35 67,38 4,62 27,11 2016

Như vậy, trong giai đoạn 2012-2016, doanh số của UNC hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số TTKDTM với tỷ trọng trung bình 73,25%. Đứng ở vị trí thứ hai là các phương tiện khác với tỷ trọng trung bình 22,94%. Ba phương tiện cịn lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn với tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Để phân tích rõ hơn về dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam, luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng phát triển của từng phương tiện cụ thể như sau:

Séc

Thanh tốn bằng Séc đã có mặt tại Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 nhưng chỉ được sử dụng ở các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ngân hàng Pháp chứ chưa phổ biến rộng rãi. Đến những năm 1960, khi hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã hình thành và phát triển, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam, thì Séc mới trở nên dễ dàng đối với người Việt Nam. Hiện nay, cơ sở pháp lý chủ yếu cho việc sử dụng Séc gồm: Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Thông tư số 22/2015/TT-NHNN ngày 20/11/2015 của NHNN về quy định cung ứng và sử dụng Séc. Séc có nhiều loại nhưng được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam là Séc chuyển khoản và Séc bảo chi và được thanh toán qua Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng (bù trừ giấy/điện tử) của NHNN.

Mặc dù thanh tốn bằng Séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán với việc người mua hàng ký Séc chuyển cho người bán và người bán chỉ cần cầm Séc và CMTND ra ngân hàng là được nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản nhưng theo số liệu ở bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 thì Séc là phương tiện được sử dụng ít nhất và chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu doanh số các phương tiện TTKDTM.

Biểu đồ 2.4: Số liệu giao dịch thanh toán bằng Séc từ năm 2012 - 2016

351,332 512,737 548,090 667,147 829,249 126,640 114,723 76,985 95,511 220,879 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 2012 2013 2014 2015 2016 Số lượng giao dịch (Món) Giá trị giao dịch (Tỷ đồng)

Biểu đồ trên cho thấy số lượng giao dịch thanh toán bằng Séc tăng đều trong toàn giai đoạn 2012-2016 nhưng giá trị giao dịch của phương tiện này lại giảm dần trong 3 năm từ 126.640 tỷ đồng năm 2012 xuống 76.985 tỷ đồng năm 2014, sau đó tăng đột biến lên 220.879 tỷ đồng năm 2016. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thanh toán bằng Séc trước đây chủ yếu được thực hiện thủ công với việc các ngân hàng chuyển chứng từ cho nhau qua hệ thống TTBT giấy của NHNN nên q trình thanh tốn chậm trễ, gây mất thời gian cho khách hàng. Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ tin học được áp dụng trong ngân hàng, Hệ thống TTBT giấy đã được thay thế hoàn toàn bằng Hệ thống TTBT điện tử vào giữa năm 2014. Do đó, q trình thanh toán Séc cũng trở nên thuận tiện hơn phương thức thanh toán truyền thống bằng giấy. Tuy nhiên, Hệ thống TTBT điện tử chỉ thực hiện chuyển lệnh thanh toán cho ngân hàng nhận sau khi đã xử lý quyết toán bù trừ theo phiên, thường là 2-3 phiên/ngày tùy theo từng địa bàn và khối lượng chứng từ phát sinh, đồng thời NHNN chưa có Trung tâm TTBT Séc nên dịch vụ này không được khách hàng ưa chuộng như những phương tiện TTKDTM khác.

Thẻ ngân hàng

Thẻ ngân hàng bắt đầu xuất hiện từ năm 1993 khi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai dịch vụ thanh toán thẻ đầu tiên tại Việt Nam nhưng sau năm 2002 mới có những bước phát triển đáng kể . Lúc đầu, Thẻ ngân hàng chủ yếu phục vụ các khách hàng cá nhân nhằm mục đích rút tiền mặt chứ chưa được sử dụng rộng rãi trong thanh toán. Cùng với sự phát triển của dịch vụ TTKDTM, Thẻ ngân hàng đã không ngừng tăng trưởng và phát triển cả về số lượng và chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tính đến tháng 31/12/2016 đã có 44 ngân hàng được NHNN cấp phép thực hiện tổ chức phát hành thẻ (chi tiết tại phụ lục số 04).

Cơ sở pháp lý chủ yếu cho hoạt động thanh toán thẻ hiện nay là Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng và một số văn bản hướng dẫn quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và hạch tốn kế tốn liên quan đến hoạt động thanh toán qua Thẻ ngân hàng. Trong những năm gần đây, thị trường Thẻ ngân hàng tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng

Bảng 2.4: Tổng số lượng Thẻ ngân hàng đã phát hành lũy kế từ năm 2012 - 2016 * Đơn vị: triệu thẻ Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Thẻ phân theo phạm vi - Thẻ nội địa 50,26 59,87 71,61 - Thẻ quốc tế 4,03 6,34 8,78

Thẻ phân theo nguồn tài chính

- Thẻ ghi nợ 50,89 61,11 73,59

- Thẻ tín dụng 1,62 2,43 3,29

- Thẻ trả trước 1,78 2,67 3,51

Tổng cộng 54,29 66,21 80,39 99,52 111

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

(*): Từ Quý I/2015, chỉ tiêu “Tổng số lượng thẻ đã phát hành lũy kế” không thu thập chi tiết theo phạm vi và nguồn tài chính do thực hiện theo Thơng tư số 31/2013/TT-NHNN ngày 13/12/2013 của Thống đốc NHNN Quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi (có hiệu lực từ ngày 01/12/2014).

Số liệu ở bảng trên cho thấy tổng số lượng Thẻ được phát hành tăng đều và ổn định qua các năm với tốc độ trung bình 20%/năm. Như vậy, tính trên tỷ lệ dân số Việt Nam năm 2016 là 93.421.835 người thì bình quân mỗi người dân Việt Nam đang sở hữu hơn 1,19 chiếc thẻ ngân hàng. Kết quả này được coi là đáng mơ ước đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ như các thiết bị ATM, POS cũng không ngừng được mở rộng.

Biểu đồ 2.5: Số lượng thiết bị ATM và POS/EFTPOS/EDC từ năm 2012 - 2016

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 2013 2014 2015 2016 15,265 16,018 16,937 17,472 129,653 172,036 223,381 263,427 ATM POS/EFTPOS /EDC

Số lượng các thiết bị ATM và POS/EFTPOS/EDC không ngừng tăng lên với tốc độ nhanh trong những năm qua là do các ngân hàng trong nước ngày càng chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển các dịch vụ tiện ích đi kèm với Thẻ như: thanh tốn hàng hóa; chuyển khoản; mua sắm trực tuyến… cho đến nhiều dịch vụ mới khác như: yêu cầu phát hành sổ séc, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn, gửi tiền trực tiếp tại ATM, nhận tiền kiều hối, thanh toán tiền điện, nước, cước phí…. Điều này cho thấy Thẻ khơng chỉ đơn thuần là một công cụ rút tiền mặt mà đã trở thành phương tiện đa mục đích, giúp người sử dụng có thể tiếp cận được nhiều dịch vụ giao dịch khác.

Bên cạnh đó, để nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ, các ngân hàng đã liên kết tạo thành các liên minh thẻ như Banknetvn (của Agribank, Ngân hàng chính sách và BIDV), Smartlink (của Vietcombank và 15 NHTM cổ phần khác), VNBC (do Ngân hàng Đông Á dẫn đầu và sau được sáp nhập với Banknetvn). Các liên minh này đã kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau và liên kết với các tổ chức như: trường học, hãng taxi, hãng hàng không, siêu thị… tạo thuận lợi cho người sử dụng. Ngày 25/12/2014, 2 liên minh thẻ lớn nhất và duy nhất của Việt Nam là Banknetvn và Smartlink đã sáp nhập với nhau tạo thành Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất phục vụ toàn bộ hệ thống ngân hàng bán lẻ, chấp nhận thanh tốn khơng phân biệt tất cả các sản phẩm dịch vụ Thẻ như VISA, Master, Amex, JCB, CUP… giúp giao dịch nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Bảng 2.5. Số liệu giao dịch của các thiết bị thanh toán Thẻ từ năm 2013 - 2016 Thiết bị 2013 2014 2015 2016 ATM Số lượng giao dịch (Món) 526.608.471 618.185.584 670.024.914 717.216.452 Giá trị giao dịch (Tỷ đồng) 994.943 1.238.934 1.563.888 1.809.527 POS/EFTPOS/EDC Số lượng giao dịch (Món) 24.302.271 32.947.995 55.963.319 97.486.078 Giá trị giao dịch (Tỷ 127.740 159.617 192.174 250.009 Năm

Số liệu giao dịch của các thiết bị thanh toán Thẻ tăng nhanh và bền vững trong giai đoạn 2012-2016 cho thấy người dân đang ngày càng ưa thích sử dụng phương tiện này trong các giao dịch thanh tốn của mình. Tuy nhiên, nếu loại các giao dịch thanh toán quốc tế, giao dịch của các thẻ do các ngân hàng ở nước ngoài phát hành; Các khoản gửi, rút tiền hoặc chuyển tiền mà người gửi và người nhận là một; và các khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng (như các khoản cho vay, trả nợ gốc/lãi tiền vay, phí…) thì tỷ trọng của thanh tốn bằng Thẻ ngân hàng lại chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ trong tổng phương tiện TTKDTM (số liệu bảng 2.3 và biểu đồ 2.3). Do đó, trong thời gian tới, các ngân hàng cần phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữa cho dịch vụ Thẻ ngân hàng để thị trường thẻ Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh và đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Ủy nhiệm thu

UNT là một trong những phương tiện truyền thống, lâu đời nhất trong các dịch vụ TTKDTM của ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay NHNN mới chỉ ban hành Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ TTKDTM chứ chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào cho loại hình dịch vụ thanh tốn này. Trong thanh toán bằng UNT, ngân hàng thường yêu cầu phải có thoả thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng. Hơn nữa, trong trường hợp người mua và người bán mở tài khoản tại hai ngân hàng khác hệ thống, khác địa bàn và trên tài khoản của người mua khơng đủ tiền để thanh tốn sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc ghi nợ tài khoản của bên bán. Do đó, số liệu ở bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 cho thấy UNT chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng phương tiện TTKDTM của các ngân hàng.

Biểu đồ 2.6: Số liệu giao dịch thanh toán bằng UNT từ năm 2012 - 2016

- 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 2012 2013 2014 2015 2016 1,022,865 1,540,840 1,604,271 2,577,431 3,408,455 635,715 834,368 998,900 3,038,051 2,941,693 Số lượng giao dịch (Món) Giá trị giao dịch (Tỷ đồng)

Như vậy, trong giai đoạn 2012 - 2016, UNT vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định. Nguyên nhân là do UNT rất thích hợp cho các giao dịch thanh tốn có giá trị nhỏ, định kỳ như thanh tốn điện, nước, phí dịch vụ cơng cộng, đóng phí bảo hiểm... Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng đã triển khai thành cơng dịch vụ tự động trích tiền từ tài khoản ngân hàng của chủ tài khoản để thanh toán tiền điện, nước nên giá trị giao dịch của UNT trong tương lai sẽ dần bị thay thế bởi các phương tiện thanh tốn điện tử hiện đại.

Uỷ nhiệm chi

UNC là phương tiện thanh toán đơn giản, thuận tiện và được sử dụng nhiều nhất trong TTDKTM ở Việt Nam. Cũng giống như UNT, cơ sở pháp lý chủ yếu của UNC là Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của NHNN. UNC được ưa chuộng ở nước ta xuất phát chủ yếu từ cơ chế kinh tế cũ, do cách phân bổ nguồn tín dụng dưới thời ngân hàng một cấp thông qua các UNC từ ngân hàng cho các doanh nghiệp. Sau khi ngân hàng một cấp chuyển có vào tài khoản của doanh nghiệp khoản tín dụng được phân bổ theo kế hoạch thì các doanh nghiệp sẽ phát lệnh cho ngân hàng chuyển tiền đến cho người nhận bằng UNC. Số liệu ở bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 cho thấy UNC được khách hàng ưa chuộng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phương tiện TTKDTM cả về số liệu giao dịch lẫn cơ cấu doanh số.

Biểu đồ 2.7: Số liệu giao dịch thanh toán bằng UNC từ năm 2012 đến 2016

Số liệu ở biểu đồ trên cho thấy số lượng và giá trị các giao dịch thanh tốn bằng - 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 2012 2013 2014 2015 2016 120,032,782 208,525,594 222,370,047 154,907,353 221,152,707 25,178,661 38,963,307 45,321,872 33,669,634 42,945,464 Số lượng giao dịch (món) Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

lượng giao dịch giảm từ 222.370.047 món xuống cịn 154.907.353 món và giá trị giao dịch giảm từ 45.321.872 tỷ đồng xuống còn 33.669.634 tỷ đồng nhưng năm 2016 đã quay lại tốc độ tăng trưởng như các năm trước. Sự tăng giảm không ổn định này là do các phương tiện TTKDTM hiện đại đang ngày càng phát triển và có xu hướng chiếm lĩnh thị phần TTKDTM. Tuy nhiên, để phục vụ khách hàng tốt hơn, đa số các ngân hàng hiện nay chấp nhận cho khách hàng sử dụng Fax để chuyển UNC cho ngân hàng trước và bổ sung chứng từ gốc sau. Do đó, một giao dịch thanh tốn tiến hành bằng UNC có thể hồn tất trong thời gian tính bằng giây với các thủ tục đơn giản. Vì vậy, thanh tốn bằng UNC vẫn là phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)