Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 69 - 72)

2.3. Đánh giá về hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt của hệ thống

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được như trên thì hoạt động TTKDTM của ngân hàng vẫn cịn có một số hạn chế chủ yếu như:

Về mạng lưới chấp nhận TTKDTM

Mạng lưới chấp nhận TTKDTM cịn ít. Hiện các địa điểm chấp nhận TTKDTM chủ yếu là các siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng ở các thành phố lớn. Cịn ở những vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa..., hầu như khơng có mạng lưới chấp nhận TTKDTM để người dân sử dụng các hình thức thanh tốn này.

Về cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cho TTKDTM

Hiện nay, ở Việt Nam, mỗi ngân hàng thực hiện đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ theo nhiều cách khác nhau dẫn đến việc khi liên kết sử dụng dịch vụ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là khơng thực hiện được. Về yếu tố hạ tầng kỹ thuật, tuy yếu tố này đã được đầu tư phát triển nhưng những hạn chế cịn tồn tại cũng kìm hãm sự phát triển

của dịch vụ ngân hàng điện tử. Mạng lưới ATM và sự kết nối thanh toán thẻ qua POS của hệ thống ngân hàng chưa hoàn chỉnh và thống nhất. Một số vấn đề liên quan đến an toàn kỹ thuật vẫn chưa khiến cho khách hàng hài lòng, chẳng hạn như hiện tượng máy ATM bị rò điện, nuốt thẻ khi đang thực hiện giao dịch....

Hiện nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển tương xứng và đồng bộ đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác TTKDTM. Đường truyền dữ liệu của hệ thống thanh tốn vẫn xảy ra nhiều sai sót, đơi khi bị tắc nghẽn gây chậm trễ trong quá trình thực hiện thanh toán. Mạng Internet tại Việt Nam phát triển mạnh, dịch vụ Internet đã dần dần mở rộng đến từng doanh nghiệp, từng gia đình, từng cá nhân và chủ yếu là khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ lớn như VDC, FPT, Viettel... Tuy nhiên, Việt Nam có trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, việc triển khai lại luôn chậm hơn so với thế giới và khu vực. Hơn nữa, tốc độ đường truyền Internet chậm, mạng thơng tin di động cịn xảy ra tình trạng mất sóng hoặc q tải. Nhìn chung hạ tầng viễn thơng của Việt Nam chưa theo kịp nhu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế, gây khơng ít ảnh hưởng đến sự phát triển của các ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng, làm hạn chế tốc độ phát triển của dịch vụ TTKDTM. Các mạng viễn thông ở Việt Nam ngày càng xuất hiện thêm nhiều nhà cung cấp, nhưng chất lượng sử dụng chưa được đảm bảo. Tình trạng mất sóng hoặc nghẽn mạng do quá tải còn thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng của các dịch vụ.

Hơn nữa, việc thực hiện các giao dịch thanh tốn hồn tồn qua mạng đem đến cho khách hàng sự thuận tiện và nhanh chóng, tuy nhiên các giao dịch này lại phụ thuộc vào cơng nghệ. Do đó, khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ này phải được trang bị đầy đủ phương tiện điện tử kết nối mạng viễn thông cũng như các kiến thức về sử dụng các dịch vụ này.

Về các phương tiện TTKDTM

- Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ TTKDTM chưa phong phú. Trong những năm gần đây, các ngân hàng Việt Nam liên tục đưa ra các sản phẩm dịch vụ TTKDTM hiện đại để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm dịch vụ TTKDTM của ngân hàng ra mắt theo xu hướng chung của thị trường, khi nghiên cứu xây dựng

hợp lý, chất lượng dịch vụ cũng chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các phương tiện TTKDTM chưa đạt được tính tiện ích và phạm vi thanh tốn để có thể thay thế hoàn toàn việc sử dụng tiền mặt.

- Phí sử dụng dịch vụ cao. Dịch vụ TTKDTM được triển khai áp dụng trong cả nước nhưng mức phí áp dụng đối với các dịch vụ này vẫn cao so với mức thu nhập trung bình của người dân. Theo thống kê, một chiếc thẻ ATM đang phải chịu hàng chục loại phí, từ phí phát hành, phí thường niên, phí phát hành lại, phí chuyển khoản, phí rút tiền, SMS banking,…

Một trong những loại phí khác gây bức xúc nhất cho người sử dụng thời gian qua là phí rút tiền. Hiện nhiều ngân hàng áp dụng phí rút tiền cùng hệ thống là 1.100 đồng và 3.300 đồng đối với khác hệ thống. Mặc dù mức phí này khơng cao nhưng số tiền rút tối đa từng lần tại cây ATM lại bị hạn chế, do đó để rút một số tiền lớn, khách hàng lại phải trả nhiều lần phí rút tiền. Ví dụ như tại BIDV và Vietcombank, hạn mức giao dịch tối đa một lần là 5 triệu đồng, tối thiểu 10.000 đồng, nên nếu muốn rút 20 triệu đồng, chủ thẻ sẽ phải rút tới 4 lần; phí rút tiền được nhân lên gấp 4. Như vậy, phí trên mỗi lần giao dịch tưởng là nhỏ nhưng nếu tính trên số lượng thẻ đang lưu hành thì sẽ là một con số khổng lồ.

Ngồi ra, một số phương tiện thanh tốn khi sử dụng khách hàng còn phải trả thêm phụ phí so với việc sử dụng tiền mặt. Phần lớn các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn trong nước vẫn chưa có bộ phận chun trách hay chương trình tính phí một cách khoa học và mang tính chiến lược cho từng loại sản phẩm dịch vụ. Việc phát triển loại hình dịch vụ thanh tốn mới cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc định giá sản phẩm. Điều này dẫn đến việc quy định mức phí dịch vụ thanh tốn của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn khơng phản ánh đúng bản chất, hiệu quả và chất lượng dịch vụ hoạt động thanh tốn. Hiện nay, việc tính phí của dịch vụ thanh toán cung ứng cho khách hàng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chủ yếu dựa trên các yếu tố biểu phí do NHNN quy định đối với hình thức TTLNH và trên cơ sở tham khảo mức phí đối với sản phẩm cùng loại của các tổ chức khác.

Cùng với với sự phát triển nóng của các dịch vụ TTKDTM là nguy cơ lớn rủi ro tiềm ẩn về sự gia tăng tội phạm công nghệ cao, trong khi hiểu biết của người dùng chưa theo kịp còn năng lực bảo mật của ngân hàng vẫn hạn chế. Trong thời gian qua, việc khách hàng thường xuyên bị ăn cắp tiền trong tài khoản hay bị đánh cắp thông tin cá nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ sử dụng các dịch vụ TTKDTM của ngân hàng. Nhân tố rủi ro là nhân tố tác động mạnh nhất đến dịch vụ TTKDTM của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực để tăng cường bảo mật cho các dịch vụ thanh toán hiện đại khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Về các ngân hàng cung cấp dịch vụ TTKDTM

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn, thay vì sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm cùng loại trên thị trường thì lại chủ yếu tập trung vào yếu tố giá cả (phí) nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh. Điều này không chỉ làm tổn hại tới chính lợi nhuận của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong hoạt động thẻ, mà cịn tổn hại tới sự gắn kết giữa chính bản thân ngân hàng và khách hàng, khi mà khách hàng không nhận thấy sự khác biệt giữa các sản phẩm của những ngân hàng khác nhau. Vì vậy mà họ dễ dàng từ bỏ một sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu này để đến với một sản phẩm có thương hiệu khác.

Về hệ thống thanh tốn giữa các ngân hàng

Hệ thống thanh tốn của các ngân hàng mặc dù khơng ngừng được cải tiến, nâng cấp nhưng vẫn thường xuyên bị quá tải và hay gặp sự cố kỹ thuật. Trong đó, hệ thống IBPS giữ vai trò là hệ thống chủ đạo, cốt lõi trong tồn bộ hệ thống thanh tốn của ngành ngân hàng cũng không tránh khỏi quá tải hay nghẽn mạng, đặc biệt những giờ cao điểm hay trước dịp nghỉ lễ Tết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ xử lý giao dịch cũng như quá trình phục vụ giao dịch thanh toán của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 69 - 72)