Thực trạng phát triển hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 57 - 65)

2.2. Thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt của các ngân hàng Việt

2.2.3 Thực trạng phát triển hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng ở Việt

Hệ thống thanh tốn điện tử liên ngân hàng

Ngay từ cuối thập niên 80, NHNN đã tiến hành xây dựng hệ thống thanh toán liên ngân hàng hiện đại trên cơ sở học tập kinh nghiệm các nước phát triển trên thế giới và thực tiễn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Sau đó, cùng với sự hỗ trợ của World Bank, NHNN đã thực hiện Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh tốn gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (Dự án PSBM1) từ tháng 11/1995 đến tháng 12/2003 với tổng vốn vay 49 triệu USD cho 7 ngân hàng tiến hành hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng và Giai đoạn 2 hoàn thành ngày 28/2/2009 với vốn vay 108 triệu USD tiếp tục cho 5 ngân hàng (đã tham gia giai đoạn I) để mở rộng quy mô dự án. Kết quả của dự án này là hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) của NHNN chính thức hoạt động từ tháng 5/2002. IBPS được đánh giá là kênh thanh toán hiện đại, nhanh nhất tại Việt Nam hiện nay với thời gian thực hiện một lệnh thanh toán chỉ diễn ra không quá 10 giây. Đến 31/12/2016, IBPS đã kết nối được với 355 đơn vị thành viên, trong đó có 63 đơn vị thuộc NHNN và 292 đơn vị thành viên trực tiếp thuộc 96 ngân hàng. Đặc biệt, theo Quyết định 40/QĐ-NHNN ngày 15/1/2016 của Thống đốc NHNN Việt Nam, KBNN đã chính thức tham gia hệ thống IBPS của NHNN từ ngày 1/2/2016.

Thành viên tham gia IBPS phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn và phải đóng phí tham dự hệ thống để bù đắp một phần chi phí do NHNN thực hiện dịch vụ thanh tốn cho các tổ chức tín dụng như một hình thức dịch vụ cơng. Các thành viên trực tiếp của IBPS là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở Giao dịch NHNN và phải đăng ký danh sách các chi nhánh trực thuộc của mình (gọi là đơn vị thành viên) tham gia IBPS để được kết nối trực tiếp vào hệ thống. Các thành viên gián tiếp là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn được tham gia hệ thống thơng qua thành viên trực tiếp.

Mạng lưới của IBPS gồm 01 Trung tâm Thanh toán Quốc gia (NPSC) đặt tại Cục Công nghệ tin học Ngân hàng kết nối với 6 Trung tâm xử lý khu vực (RPC) đặt tại các chi

nhánh NHNN tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phịng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Sở Giao dịch NHNN. Trong đó, Trung tâm thanh tốn quốc gia thực hiện các chức năng chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị cao, chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị thấp, xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán; giao diện với hệ thống chuyển tiền điện tử của NHNN và thực hiện các chức năng kiểm tra hệ thống bao gồm phần cứng, phần mềm và truyền thơng. IBPS là hệ thống thanh tốn điện tử trực tuyến, hiện đại, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, gồm 03 tiểu hệ thống:

- Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao (HVSS): thực hiện các khoản thanh toán giá trị cao từ 500 triệu đồng trở lên và các khoản thanh toán khẩn trên nền tảng thanh toán tổng tức thời.

- Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp (LVSS) thực hiện quyết tốn rịng theo phiên để xử lý bù trừ các khoản thanh toán giá trị thấp dưới 500 triệu đồng, khơng địi hỏi cấp thiết về thời gian xử lý giao dịch. Hệ thống LVSS hoạt động cùng thời gian biểu của hệ thống IBPS, nhưng kết thúc ngày làm việc sớm hơn với thời điểm ngừng gửi lệnh là 16h00 hàng ngày, sớm hơn 1 tiếng so với thời điểm ngừng gửi lệnh của hệ thống HVSS.

- Tiểu hệ thống xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán (xử lý quyết toán vốn).

Biểu đồ 2.9: Số liệu giao dịch qua IBPS từ năm 2013 - 2016

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước qua các năm

Đến nay, hệ thống IBPS của NHNN đã cơ bản đáp ứng nhu cầu thanh toán của các

7,097,702 9,047,400 12,214,400 14,095,971 28,711,414 38,665,931 49,530,710 66,596,311 39,588,370 44,919,250 47,412,740 41,727,719 1,074,524 1,343,331 1,967,749 2,389,493 - 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 40,000,000 45,000,000 50,000,000 - 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 2013 2014 2015 2016 Số lượng giao dịch HVSS Số lượng giao dịch LVSS Giá trị giao dịch HVSS (triệu đồng) Giá trị giao dịch LVSS (triệu đồng)

để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh tốn cho khách hàng, mở rộng TTKDTM. Bình qn hàng ngày, IBPS xử lý khoảng 320.000 giao dịch với tổng doanh số gần 180.000 tỷ đồng. Với công suất thiết kế kết nối với 2000 đơn vị thành viên và xử lý 2 triệu giao dịch một ngày, IBPS trở thành trục thanh toán quốc gia hiện đại, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chu chuyển vốn của nền kinh tế và là tiền đề quan trọng cho việc phát triển và đẩy mạnh TTKDTM. Có thể nói, Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong hành trình đổi mới, hiện đại hố cơng nghệ của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việc tạo dụng được một hạ tầng thanh toán quốc gia hiện đại đánh dấu một giai đoạn mới của hệ thống thanh toán ngân hàng với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thơng lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và dung lượng ngày càng cao của đất nước.

Hệ thống thanh tốn bù trừ điện tử/giấy

Hệ thống TTBT của NHNN đã được xây dựng và triển khai thực hiện từ đầu những năm 2000 trước khi Hệ thống IBPS ra đời để phục vụ nhu cầu thanh toán giá trị thấp trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố. Hệ thống TTBT có 2 hình thức là TTBT giấy và TTBT điện tử cùng hoạt động song song với nhau trong một thời gian dài. Tuy nhiên, với nền tảng giao dịch chứng từ giấy thủ công lạc hậu, mất nhiều thời gian và công đoạn, TTBT giấy đã dần được thay thế bằng TTBT điện tử và đến 12/5/2014 địa bàn TTBT giấy cuối cùng là Cần Thơ đã ngừng hoạt động.

Từ khi được thành lập, hệ thống TTBT điện tử đã giúp NHNN đảm nhiệm tốt vai trò là ngân hàng chủ trì trong giao dịch TTKDTM và đạt được một số thành quả nhất định như:

- Đảm bảo quá trình thanh tốn giữa các ngân hàng diễn ra chính xác, thông suốt. Kết quả bù trừ được xử lý quyết toán ngay trong ngày giao dịch; giải quyết cho vay kịp thời, đúng chế độ đối với các thành viên thiếu khả năng thanh toán xin vay TTBT.

- Chương trình phần mềm TTBT điện tử xây dựng phù hợp với quy trình nghiệp vụ ngân hàng; dễ vận hành, đảm bảo tính an tồn và bảo mật cao; giảm bớt thời gian đi lại của các ngân hàng thành viên; Đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tiết kiệm vốn hơn trong thanh tốn và góp phần giảm dần tiền mặt trong thanh toán…

Biểu đồ 2.10: Số liệu giao dịch qua hệ thống TTBT điện tử từ năm 2011 - 2015

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước qua các năm

Ta có thể thấy, phạm vi và quy mô của hệ thống TTBT điện tử đều giảm trong giai đoạn 2011 - 2015. Nguyên nhân chính của xu hướng này là do sự phát triển nhanh chóng của hệ thống IBPS đã khiến cho số lượng các ngân hàng tham gia TTBT điện tử giảm dần. Bên cạnh đó, với thời gian xử lý giao dịch chậm trễ do TTBT điện tử chỉ thực hiện chuyển lệnh thanh toán cho ngân hàng nhận sau khi đã xử lý quyết toán bù trừ theo phiên, thường là 2-3 phiên/ngày tùy theo từng địa bàn và khối lượng chứng từ phát sinh nên hệ thống này khơng thể đáp ứng kịp nhu cầu thanh tốn ngày càng tăng của khách hàng.

Các hệ thống thanh toán song phương do một số ngân hàng tổ chức, vận hành và quản lý

- Hệ thống xử lý thanh toán đa tệ tại Vietcombank (VCB-Money)

VCBMoney là một kênh giao dịch điện tử ra đời từ năm 2001 nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng của Vietcombank dành cho đối tượng khách hàng là các định chế tài chính hoặc tổ chức kinh tế thực hiện các lệnh thanh toán như chuyển tiền trong nước (trong và ngoài hệ thống Vietcombank), chuyển tiền nước ngoài, trả lương cán bộ công nhân viên, mua bán ngoại tệ… VCB-Money là kênh thanh toán ngoại tệ đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đồng thời đóng vai trị chủ đạo trong tồn bộ hệ thống thanh tốn của VCB. Hầu hết các ngân hàng trong nước và nhiều ngân hàng chi nhánh nước ngoài hoạt động tại Việt

- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2011 2012 2013 2014 2015 1,100 1,000 900 815 656 1,700 1,573 1,344 826 693 6,000 5,460 4,410 3,641 2,750 Thành viên Giá trị giao dịch (nghìn tỷ đồng) Số lượng (triệu giao dịch)

một hệ thống thanh toán liên ngân hàng đa phương, đa tệ hiện đại với nhiều ưu điểm nổi bật như khả năng xử lý trực tuyến và hệ thống quản lý thông tin khách hàng tập trung.

Biểu đồ 2.11: Tình hình hoạt động của hệ thống VCBMoney từ năm 2012-2016

Nguồn: Trung tâm thanh toán Vietcombank

Số lượng thành viên và số lượng giao dịch qua hệ thống VCBMoney tăng đều cho thấy đây là kênh thanh tốn có tốc độ tăng trưởng ổn định. VCBMoney tiến bộ hơn các sản phẩm cùng loại nhờ khả năng điều chỉnh (customize), tích hợp với hệ thống ứng dụng hiện có của mỗi khác hàng. Hệ thống có thể tiếp nhận các yêu cầu thanh tốn và chuyển đổi trực tiếp vào chương trình mà khơng cần phải nhập lại dữ liệu, tránh được sai sót cũng như giảm thiểu thời gian thực hiện. Khi một khách hàng là thành viên IBPS mua/bán ngoại tệ, hệ thống này sẽ điều chuyển vốn từ tài khoản ngoại tệ của các khách hàng khác mở tại VCB và nhận/gửi tiền đồng từ tài khoản quyết toán của tổ chức tín dụng trên hệ thống IBPS. Ngồi ra, hệ thống được thiết kế các giải pháp bảo mật tiên tiến, đảm bảo an toàn cho cả VCB và khách hàng.

- Các hệ thống thanh toán song phương khác

Bên cạnh VCB, một số NHTM lớn như BIDV, Agribank, Vietinbank, MB cũng tự xây dựng và triển khai hệ thống thanh toán liên ngân hàng song phương điện tử để thực hiện chuyển, nhận và quyết toán trên cơ sở bù trừ song phương các món thanh tốn không cấp thiết về thời gian, giá trị thấp với nhau và với các ngân hàng là thành viên của các ngân hàng chủ trì này.

Ngồi ra, Kho bạc nhà nước cũng đã phối hợp với 4 NHTM là: Vietinbank, BIDV, Agribank, Vietcombank và 2 nhà thầu: Công ty Seatech, Công ty TNHH Hệ thống thông

1,050 1,187 1,364 1,515 1,666 4,410,354 6,174,496 8,026,844 8,829,529 9,271,005 - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 - 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 10,000,000 2012 2013 2014 2015 2016 Thành viên Số lượng giao dịch

tin FPT- FIS thực hiện triển khai hệ thống thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu ngân sách nhà nước từ năm 2013. Mới đây nhất, ngày 16.3.2017, Kho bạc Nhà nước đã ký hợp tác song phương với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) nhằm tăng cường hoạt động thanh toán giữa hệ thống KBNN và MB. Cho đến nay, hệ thống này đã được "phủ sóng" trên tồn quốc cho hơn 700 đơn vị Kho bạc nhà nước cấp huyện và Sở Giao dịch Kho bạc nhà nước cũng như tại 45 đơn vị Kho bạc nhà nước tỉnh có mở tài khoản chuyên thu tại các NHTM. Sự thành công này đã mở ra một bước tiến lớn trong điện tử hóa các kênh thanh tốn cũng như tạo bước chuyển trong quản lý ngân quỹ đồng thời thay thế hồn tồn phương thức thủ cơng giao nhận và xử lý, thanh toán bằng chứng từ giấy trước đây.

Thực tế cho thấy việc tổ chức liên kết nối mạng thanh toán song phương nhằm mở rộng phạm vi thanh toán, chuyển tiền điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch kể cả về mặt thời gian và phạm vi thanh toán. Đồng thời phương thức thanh toán này tạo điều kiện cho bản thân ngân hàng tập trung được nguồn vốn, tăng thu phí dịch vụ góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Các hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng

Hệ thống thanh tốn nội bộ của các ngân hàng đóng vai trò khá quan trọng đối với tồn bộ hoạt động thanh tốn của nền kinh tế. Kể từ khi Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh tốn chính thức hồn thành vào năm 2009, hầu hết các NHTM Việt Nam đã thiết lập thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking). Với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hệ thống này cho phép các NHTM cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Mặt khác, hệ thống core banking cũng có giao diện với các hệ thống thanh tốn bên ngồi như SWIFT, Hệ thống IBPS, thanh toán song phương, các hệ thống khác để xử lý các giao dịch thanh tốn đi và đến từ ngồi hệ thống.

Nhờ có core banking, q trình thực hiện thanh tốn giữa các chi nhánh với Hội sở chính và giữa các chi nhánh với nhau chỉ đơn giản là việc thực hiện các bút toán nội bộ trực tiếp tức thời. Các hệ thống thanh toán nội bộ này đã xử lý được vấn đề tập trung hoá tài khoản và giải quyết được yêu cầu quản lý ngân hàng theo hướng tập trung, trực tuyến trong phạm vi tỉnh, thành phố được triển khai. Nhờ đó, các NHTM đã cho ra đời các sản

điều chuyển vốn.... nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, củng cố uy tín của hệ thống ngân hàng đối với cơng chúng. Có được kết quả như vậy là do hầu hết các NHTM đều rất quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng và triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán, nỗ lực nâng cấp và phát triển hệ thống thanh toán nội bộ của mình với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong nội bộ hệ thống, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trưởng, đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng.

Hệ thống chuyển mạch và thanh toán bù trừ thẻ

Hệ thống chuyển mạch, thanh toán bù trừ và quyết toán thẻ liên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay do Trung tâm chuyển mạch thẻ thực hiện trên cơ sở sáp nhập hai liên minh thẻ nội địa là Banknetvn và Smartlink. Loại hình giao dịch của Hệ thống này bao gồm:

- Dịch vụ chuyển mạch nội địa: Dịch vụ này kết nối hệ thống ATM/POS của các ngân hàng thành viên với tổ chức chuyển mạch trong nước giúp các chủ thẻ nội địa có thể thực hiện giao dịch trên mạng lưới ATM/POS của các ngân hàng thành viên. Trong đó Banknetvn đóng vai trị là Trung tâm chuyển mạch các giao dịch thẻ liên ngân hàng.

- Dịch vụ chuyển mạch quốc tế: Hiện nay Banknetvn đã và đang tiến hành kết nối với một số tổ chức thẻ và chuyển mạch quốc tế như China UnionPay, Union Card – UC (Nga), và các thành viên Mạng thanh toán châu Á (APN).

- Dịch vụ chuyển tiền điện tử liên ngân hàng: Dịch vụ chuyển tiền điện tử liên ngân hàng dựa trên hệ thống hạ tầng chuyển mạch và kết nối ATM của các ngân hàng thành viên. Hệ thống này giúp khách hàng của các ngân hàng thành viên chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng này sang tài khoản tại ngân hàng khác theo thời gian thực trên các kênh ATM, Internet banking và Mobile banking của thành viên.

- Dịch vụ cổng thanh toán điện tử: Cho phép trao đổi, xử lý dữ liệu giao dịch điện tử, hỗ trợ việc cấp phép và thực hiện thanh tốn trên mơi trường Internet. Banknetvn là đơn vị trung gian kết nối giữa ngân hàng và đại lý bán hàng trực tuyến. Khách hàng có thể thanh tốn tiền hàng hóa trên mơi trường Internet.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 57 - 65)