Tình hình chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 43 - 47)

2.2. Thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt của các ngân hàng Việt

2.2.1. Tình hình chung

Hiện nay, tại Việt Nam, các tổ chức cung ứng dịch vụ TTKDTM gồm: NHNN Việt Nam; ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; quỹ tín dụng nhân dân; tổ chức tài chính vi mơ và một số tổ chức khác (căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ). Trong đó, theo quy định của Luật NHNN Việt Nam năm 2010 thì “NHNN thực hiện tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống

thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế; thực hiện quản lý các phương tiện thanh tốn trong nền kinh tế” cịn các ngân hàng và các tổ chức cung ứng

dịch vụ TTKDTM khác hoạt động theo sự quản lý giám sát của NHNN.

Tính đến thời điểm 31/12/2016, bên cạnh 38 ngân hàng trong nước, 2 ngân hàng liên doanh, 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngồi và 3 tổ chức tài chính vi mơ được phép cung ứng dịch vụ TTKDTM, NHNN còn cấp phép cho 19 đơn vị không phải là ngân hàng hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (chi tiết được nêu tại Phụ lục số 02 và 03). Như vậy, với môi trường kinh doanh đa dạng, phong phú gồm 121 tổ chức tham gia cung ứng dịch vụ TTKDTM tại Việt Nam hiện nay đã tạo điều kiện cho hoạt động này không ngừng phát triển theo hướng đổi mới, hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.

Thời gian gần đây, các ngân hàng Việt Nam đã và đang nỗ lực rất nhiều trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ TTKDTM

phục vụ khách hàng. Hiện nay, dịch vụ TTKDTM chủ yếu được xử lý qua 5 hệ thống thanh toán sau: (i) Các hệ thống thanh toán do NHNN tổ chức, vận hành và quản lý (Hệ thống TTBT điện tử; Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng); (ii) Các hệ thống chuyển mạch và thanh toán bù trừ thẻ; (iii) Các hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán; (iv) Các hệ thống thanh toán song phương do một số TCTD tổ chức, vận hành và quản lý; và (v) Các hệ thống thanh tốn nội bộ của các ngân hàng. Trong đó, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giữ vai trị là hệ thống thanh tốn xương sống của quốc gia đồng thời kết nối với các Hệ thống thanh toán khác.

Các ngân hàng cũng thường xuyên kiểm tra, nâng cấp đường truyền, công nghệ, để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình khách hàng giao dịch nhằm đảm bảo các Hệ thống thanh tốn ngân hàng vận hành thơng suốt, liên tục và an tồn. Điều này khơng chỉ giúp gia tăng sự an tồn, tiện lợi và nhanh chóng trong khâu thanh tốn mà còn tạo cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng truyền thống và tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng.

Bảng 2.1: Tỷ trọng cung ứng dịch vụ TTKDTM các hệ thống thanh toán của ngân hàng từ năm 2012 - 2016

Đơn vị tính: %

Hệ thống thanh tốn 2012 2013 2014 2015 2016

1. NHTM 83,14 82,70 82,20 84,30 84,93

2. Các tổ chức phi ngân hàng 3,42 4,60 5,00 4,20 3,70

3. Thanh toán qua NHNN 13,44 12,70 12,80 11,50 11,37

Nguồn: Vụ thanh toán - Ngân hàng Nhà nước

Như vậy, về chỉ tiêu cung ứng dịch vụ TTKDTM, trong giai đoạn 2012 - 2016, hệ thống thanh toán của các NHTM chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ bình quân là 83,45%, kế đến là hệ thống thanh tốn qua NHNN chiếm bình quân 12,36 %, còn lại các tổ chức phi ngân hàng chiếm tỷ trọng không đáng kể 4,2%.

Trên cơ sở phát triển các yếu tố nền tảng trên, dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi nhanh chóng như từng bước được hiện đại hố cơng nghệ

giảm đáng kể lượng tiền mặt trong cơ cấu tổng phương tiện thanh tốn tồn xã hội, cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán từ năm 2001 - 2016 Năm Tỷ trọng tiền mặt (%) Tỷ trọng TTKDTM (%) Tổng cộng (%) 2001 23,70 76,30 100 2002 22,56 77,44 100 2003 22,03 77,97 100 2004 20,35 79,65 100 2005 19,01 80,99 100 2006 17,21 82,79 100 2007 16,36 83,64 100 2008 14,60 85,40 100 2009 14,01 85,99 100 2010 14,02 85,98 100 2011 11,87 88,13 100 2012 12,30 87,70 100 2013 11,51 88,49 100 2014 12,06 87,94 100 2015 12,07 87,93 100 2016 11,49 88,51 100

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước qua các năm

Như vậy, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán từ năm 2001 - 2016 thể hiện xu hướng giảm thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam từ năm 2001 – 2016

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước qua các năm

Qua biểu đồ trên, ta thấy tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam giảm đều qua các năm, đặc biệt trong thời kỳ từ năm 2001 đến năm 2011. Số liệu này

23,7 22,56 22,03 20,35 19,01 17,21 16,36 14,6 14,01 14,02 11,87 12,3 11,51 12,0612,07 11,49 0 5 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

cho thấy các ngân hàng đã khá thành công trong việc phát triển dịch vụ TTKDTM. Mặc dù trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015, tỷ lệ này biến động tăng giảm không ổn định nhưng đã quay về mức 11,49% ở thời điểm cuối năm 2016. Biến động này được lý giải là do sau một thời gian triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử đã xảy ra liên tiếp các vụ chủ thẻ, chủ tài khoản bị mất tiền trong tài khoản. Do đó, người dân vẫn chưa thực sự tin tưởng vào độ an toàn, bảo mật của các phương tiện TTKDTM và tiếp tục duy trì thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh tốn.

Tình hình mở và sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng tại các ngân hàng cũng đang rất tiến triển với tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đang chiếm 73,49% dân số (tính đến thời điểm cuối năm 2016).

Biểu đồ 2.2: Số liệu tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng từ năm 2012 - 2016

Nguồn: Vụ thanh toán - Ngân hàng nhà nước

Số liệu ở biểu đồ trên cho thấy số lượng tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân tăng đều qua các năm, từ 42.116 nghìn tài khoản năm 2012 lên 68.698 nghìn tài khoản năm 2016 (tương ứng với tốc độ tăng 63,11%). Cùng lúc, số dư trung bình được duy trì trên tài khoản thanh toán của khách hàng cũng tăng rất nhanh, từ 45.958 tỷ đồng năm 2012 lên 228.618 tỷ đồng năm 2016 (tương ứng với tốc độ tăng 397,44%) chứng tỏ người dân đang có xu hướng ngày càng sử dụng nhiều hơn các công cụ TTKDTM để phục vụ cho các giao dịch thanh tốn của mình. Có được kết quả khả quan như vậy là do các ngân hàng

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2012 2013 2014 2015 2016 42,116 46,763 54,450 60,207 68,698 45,958 99,841 132,917 181,540 228,618 Số lượng (Nghìn tài khoản) Số dư trung bình (Tỷ đồng)

để người dân hiểu, nắm bắt và tiếp cận với dịch vụ TTKDTM. Bên cạnh đó, các phương tiện TTKDTM, nhất là thanh tốn điện tử, khơng ngừng được phát triển đa dạng với nhiều sản phẩm phong phú. Hầu hết các NHTM đã triển khai dịch vụ thanh tốn tiền điện, nước, cước phí điện thoại, truyền hình cáp và một số khoản thu khác như học phí, phí giao thông... qua tài khoản, giảm dần việc nhân viên các tổ chức cung ứng dịch vụ phải trực tiếp thu bằng tiền mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)