Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thanh tốn khơng dùng tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 30 - 33)

Phát triển CNTT được xếp ngang hàng với kế hoạch cải cách thể chế, phát triển nguồn lực và được coi là một trong những trụ cột của chiến lược phát triển tổng thể ngành ngân hàng. CNTT chính là hạ tầng để các ngân hàng đổi mới dịch vụ, gia tăng tiện ích, mở rộng phạm vi hoạt động TTKDTM. Do đó, để triển khai và phát triển tất cả các sản phẩm dịch vụ TTKDTM cần phải đầu tư vốn vào trang thiết bị công nghệ hiện đại.

Bên cạnh đó, một trong những nhược điểm lớn nhất của dịch vụ TTKDTM qua Ngân hàng điện tử là rủi ro cao. Ngày nay, tin tặc với nhiều thủ đoạn tinh vi thường xuyên đánh cắp thông tin của khách hàng, chiếm đoạt tài sản gây tổn thất cho khách hàng và làm giảm uy tín ngân hàng. Các ngân hàng phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc nhằm gia tăng mức độ an tồn và kiểm sốt rủi ro cũng như khả năng bảo mật thông tin của hệ thống mà họ đang cung cấp.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng ngân hàng

1.2.3.1. Nhân tố chủ quan

Nhân tố con người

Trong dịch vụ TTKDTM của ngân hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cảm nhận được là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố quan trọng thuộc về nhân tố con người - chính là đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện thanh toán cho khách hàng. Nhân tố này trực tiếp vận hành hệ thống thanh toán, xử lý các giao dịch.... Bởi vậy, con người là yếu tố tiên quyết có ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TTKDTM nói riêng và hoạt động chung của ngân hàng. Để phát triển TTKDTM, ngân hàng cần xây dựng được một đội ngũ không chỉ giỏi về chuyên môn, nắm chắc nghiệp vụ, sử dụng thành thạo cơng nghệ mà phải có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ phục vụ nhanh nhẹn, nhiệt tình. Vì vậy, việc thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên là việc làm hết sức cần thiết và khẩn trương.

Quá trình phát triển và ứng dụng CNTT vào hoạt động TTKDTM đã tạo ra nhiều sản phẩm tiện ích như: Chuyển tiền điện tử; thanh toán thẻ… mang lại hiệu quả rất lớn đối với ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Có thể nói, trong thời đại ngày nay, CNTT đã trở thành yếu tố quyết định chất và lượng của việc cung ứng dịch vụ TTKDTM: CNTT và dịch vụ TTKDTM là hai mặt thống nhất, không thể tách rời nhau. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT không chỉ là điều kiện để thực hiện được các giao dịch TTKDTM mà cịn là tiền đề để áp dụng các hình thức TTKDTM mới với nhiều tính năng hơn, đảm bảo cho hoạt động TTKDTM diễn ra theo đúng quy trình, tiết kiệm, nhanh chóng và chính xác.

Quản trị rủi ro trong hoạt động TTKDTM của ngân hàng

Bên cạnh các lợi ích của dịch vụ TTKDTM, sự phát triển nhanh chóng của loại hình dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu các ngân hàng chỉ chạy đua làm thế nào triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng mà bỏ qua vấn đề quản trị rủi ro thì khi có sự cố xảy ra sẽ làm giảm uy tín của mình, khiến khách hàng mất lòng tin về chất lượng sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Do đó, các ngân hàng cần xác định, xử lý và quản lý các rủi ro một cách cẩn trọng phù hợp đối với hoạt động cung cấp dịch vụ TTKDTM.

Hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng

Ba chức năng của ngân hàng là trung gian tài chính, trung gian thanh tốn và chức năng tạo tiền có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. Sự phát triển của mỗi chức năng sẽ thúc đẩy các chức năng khác phát triển theo. Do đó, khi hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng phát triển vững mạnh sẽ thúc đẩy chức năng trung gian thanh toán phát triển để hỗ trợ cho các hoạt động khác của ngân hàng và ngược lại, khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng rơi vào tình trạng yếu kém, khơng phát triển thì cũng kìm hãm sự phát triển của hoạt động TTKDTM tại ngân hàng đó.

1.2.3.2. Nhân tố khách quan

Mơi trường kinh tế - xã hội

Sự phát triển ổn định của nền kinh tế - xã hội là điều kiện thuận lợi để phát huy các dịch vụ TTKDTM của ngân hàng đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của các

chủ thể trong nền kinh tế càng cao thì địi hỏi các ngân hàng phải có phương thức thanh tốn mới hiện đại hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Các cá nhân, doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng ưa chuộng việc sử dụng ngân hàng như là một trung gian thanh tốn bởi các tiện ích của dịch vụ TTKDTM giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời làm cho q trình thanh tốn được nhanh chóng, chính xác và an tồn hơn.

Mơi trường pháp lý

Các hình thức TTKDTM ngày càng đa dạng và mang tính vơ hình nên cơ sở pháp lý cho hoạt động này trở nên rất cần thiết. Là hoạt động thanh tốn có nhiều chủ thể tham gia, mỗi chủ thể lại có quyền lợi, chức năng và mục đích khác nhau nên cần phải có cơ sở pháp lý đầy đủ nhằm đảm bảo cho TTKDTM diễn ra an toàn, thuận lợi. Hơn nữa, cũng như các hoạt động khác trong nền kinh tế, TTKDTM chịu ảnh hưởng rất lớn của pháp luật. Chỉ một thay đổi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức lớn cho ngân hàng. Nếu ngân hàng không kịp thời thay đổi sẽ mất uy tín với khách hàng từ đó hoạt động kinh doanh cũng bị ảnh huởng và kém hiệu quả. Vì vậy dịch vụ TTKDTM của ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định, chế độ, thể lệ đặt ra do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Thói quen và tâm lý

TTKDTM chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố tâm lý, tập qn, thói quen và trình độ dân trí. Tâm lý hình thành nên thói quen, tập qn của mỗi cá nhân và có ảnh hưởng lớn đến hành vi của con người. Thói quen và sự u thích dùng tiền mặt cũng như tính ì của khách hàng trước các dịch vụ mới có thể là những trở ngại chính cho việc phát triển các dịch vụ TTKDTM của ngân hàng. Trình độ dân trí ở đây được hiểu là khả năng tiếp cận của công chúng cũng như sự nhận thức được những tiện ích của dịch vụ TTKDTM. Nếu người dân ít hiểu biết về các dịch vụ TTKDTM của ngân hàng, họ sẽ không thấy được lợi ích từ việc sử dụng các dịch vụ này từ đó làm hạn chế quá trình phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng. Khi trình độ dân trí và thu nhập được nâng lên, nhu cầu mở rộng trao đổi sẽ tăng theo, người dân có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, lúc đó việc sử dụng dịch vụ TTKDTM là tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)