2.3. Đánh giá về hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt của hệ thống
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2012 - 2016, dịch vụ TTKDTM của ngân hàng có sự chuyển biến mạnh mẽ như nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích ra đời, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán; mở rộng phạm vi tiếp cận tới các đối tượng cá nhân và dân cư.
Để bổ sung các kết luận về kết quả đạt được của phát triển dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng, luận văn đã thực hiện khảo sát bằng cách gửi phiếu điều tra phỏng vấn đến150 người dân để đánh giá về các nội dung liên quan đến lợi ích và sự tác động của dịch vụ TTKDTM đối với nền kinh tế (chi tiết ở Phụ lục số 5). Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả điều tra khảo sát:
Bảng 2.6: Kết quả điều tra khảo sát dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của các ngân hàng Việt Nam
TT Câu hỏi Kết quả (%)
1 Hiện nay anh/chị đang sống ở
thành phố nào Hà Nội: 66,7
TP. HCM: 8 Đà Nẵng: 7,3 Khác: 18
2 Độ tuổi của anh/chị <25 tuổi: 10 45-60T: 9,3 25-45 T:
71,3
>60T: 9,3
3 Nghề nghiệp của anh/chị HS-SV:6,8 NVVP:62,8 KD: 5,4 Khác: 10,8 Hưu:8,
1
NT:6,1
4 Thu nhập trung bình hàng tháng
của anh/chị
<5 triệu:20,1 5 – 10 Triệu :49 10 - 15 triệu:19,5 >15:11
,4
5 Anh/chị ưa thích sử dụng phương
tiện thanh toán nào
Tiền mặt: 56,7 Không dùng tiền mặt: 43,3
6 Mức độ sử dụng các phương tiện
TTKDTM của anh/chị
Không bao giờ: 10 Thỉnh thoảng: 69,3 Thường xuyên: 24
7 Anh/chị đang sử dụng phương tiện
TTKDTM nào
Séc: 1,3 UNC:7,4 UNT: 2,7 Thẻ: 87,2 PT khác: 58,4
8 Anh/chị ưa thích sử dụng phương
tiện TTKDTM nào
Séc: 0,7 UNC: 2 UNT: 0,7 Thẻ: 81,2 PT khác: 61,7
9 Mục đích sử dụng phương tiện
TTKDTM của anh/chị
MSTT:67,3 TT điện, nước, ĐT: 51,3 Nộp thuế:9,3 CT:81,
3
Khác: 2,8
10 Anh/chị có thấy khó khăn khi sử
dụng các phương tiện TTKDTM của ngân hàng không
Có: 26 Khơng: 74
11 Anh/chị đã từng gặp sự cố khi sử
dụng các phương tiện TTKDTM chưa
Chưa bao giờ: 32,7 Thỉnh thoảng: 65,3 Thường xuyên: 2
12 Ý kiến của anh/chị về mạng lưới
các thiết bị ATM,
POS/EFTPOS/EDC
Số lượng nhiều nhưng chưa đáp
ứng đủ nhu cầu:54 Số lượng nhiều,đáp ứng đủ nhu cầu: 32,7 Số lượng quá ít: 13,3
13 Ý kiến của anh/chị về mức phí của
các phương tiện
TTKDTM hiện nay
Thấp: 2,7 Hợp lý: 46,7 Cao: 50,7
14 Đánh giá của anh/chị về chất
lượng dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam
Kém: 7,3 Trung bình: 73,3 Tốt: 19,3
15 Đánh giá của anh/chị về việc tuyên
truyền quảng cáo các hoạt động TTKDTM của các ngân hàng
Được tiếp thị, nhìn thấy quảng cáo thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng:18
Có biết nhưng khơng được tiếp thị và quảng cáo thường xuyên: 57,3
Không biết, không quan tâm: 24,7
16 Ý kiến của anh/chị về việc phát
triển dịch vụ TTKDTM của các Không cần thiết: 4 Khác: 1,4 Cần phát triển và mở rộng hơn nữa: 84 Giữ nguyên tốc độ phát triển như hiện
Những kết quả đạt được trong phát triển TTKDTM của ngân hàng thể hiện cụ thể như sau:
➢ Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh tốn qua hệ thống ngân hàng có biến động tăng giảm nhưng có xu hướng giảm dần qua từng năm. Tuy tỷ trọng này hàng
năm đã giảm nhưng còn ở mức cao hơn so với thế giới; tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%, còn Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng cũng chỉ ở mức là 10%.
➢ Từ nền tảng thanh tốn hồn tồn thủ cơng (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý tự động và bán tự động, sử dụng chứng từ điện tử. Hiện nay, các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử giảm từ 30
ngày tính từ thời điểm năm 1995 xuống cịn khơng q 10 giây. Q trình thanh tốn đơn giản, gọn nhẹ, khơng mất nhiều thời gian vận chuyển chứng từ giữa các ngân hàng hay giữa các địa bàn tỉnh, thành phố khác nhau.
➢ Phạm vi khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM qua ngân hàng ngày càng được mở rộng. Trước kia, dịch vụ TTKDTM chỉ dành cho các xí nghiệp, doanh nghiệp quốc
doanh, các cơ quan nhà nước lớn thì nay tất cả các doanh nghiệp, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị, xã hội,... cũng đã quen và duy trì việc sử dụng các dịch vụ thanh toán này. Thực tế số lượng tài khoản thanh toán tăng lên liên tục trong những năm qua cho thấy dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng đã mở rộng đến tất cả các đối tượng trong nền kinh tế.
➢ Dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng đã phát triển đa dạng và phong phú hơn cả về số lượng và chất lượng. Các ngân hàng không ngừng phát triển các sản phẩm hiện đại
bên cạnh những dịch vụ truyền thống để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Nhiều phương tiện TTKDTM mới, tiện ích ứng dụng cơng nghệ cao như thẻ ngân hàng, thanh tốn qua Internet, điện thoại di động, ví điện tử… được các NHTM triển khai và mở rộng phục vụ nhu cầu của khác hàng. Chất lượng dịch vụ thanh toán cũng ngày càng được cải thiện, đảm bảo giao dịch an tồn, chính xác, nhanh chóng cho khách hàng.
➢ Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn. Các ngân hàng đã bắt đầu
bằng cách đưa ra nhiều dịch vụ tiện tích, hiện đại cho khách hàng với chi phí thấp và thời gian nhanh chóng.
➢ Xu hướng liên doanh liên kết giữa các ngân hàng đã hình thành. Việc này giúp
cho nhiều NHTM nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị phục vụ cho hệ thống thanh toán. Việc liên doanh liên kết trong phát hành và thanh toán thẻ trở thành một yếu tố khơng nhỏ góp phần vào sự tăng trưởng lượng thẻ phát hành ra lưu thông gần đây. Từ các liên minh thẻ độc lập của một nhóm các ngân hàng, hiện nay Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã hình thành góp phần tiết kiệm và tối ưu hóa nguồn lực xã hội qua việc giảm chi phí đầu tư, tận dụng hạ tầng kỹ thuật chung và nguồn lực sẵn có đồng thời giúp khách hàng thực hiện giao dịch thuận tiện và nhanh chóng hơn.
➢ Phí dịch vụ thanh tốn có xu thế giảm trên bình qn mỗi lần thanh tốn. Cơ sở
pháp lý hiện hành về phí thanh tốn đã xóa bỏ được những hạn chế mang tính mệnh lệnh hành chính trước đây trong lĩnh vực này, tạo ra mơi trường “thơng thống”, tăng quyền tự chủ cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong việc ấn định mức thu phí dịch vụ thanh tốn cụ thể cung cấp cho khách hàng phù hợp với điều kiện và phương thức thực hiện dịch vụ của từng ngân hàng, đồng thời tạo thế cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn, từ đó kích thích việc nâng cao hơn nữa chất lượng và các loại hình dịch vụ thanh tốn cung cấp cho khách hàng.
➢ Nền tảng pháp lý dần được kiện toàn
Trong 5 năm qua, cơng tác quản lý hoạt động thanh tốn và đảm bảo an toàn, bảo mật các giao dịch ngân hàng và dịch vụ thanh toán đã đạt được kết quả nổi bật. NHNN đã nghiên cứu, xây dựng và phối hợp với các Bộ ngành tham mưu cho Chính phủ ban hành khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thanh tốn.
Ngồi ra, NHNN cịn xây dựng và hồn thiện dự thảo Thơng tư quy định về việc ủy thác và nhận ủy thác trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh tốn nhằm hồn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành và phát triển các dịch vụ TTKDTM thông qua cơ chế ủy thác của NHTM để đáp ứng nhu cầu thực tế và phù hợp thông lệ quốc tế. Cơ sở pháp lý tiếp tục được hồn thiện nhằm tăng cường tính an tồn, bảo mật, phịng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo quyền lợi của khách hàng, của
➢ Về cơ sở hạ tầng, công nghệ
Việc không ngừng đầu tư phát triển cho cơ cở hạ tầng của ngành ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy dịch vụ TTKDTM phát triển. Bên cạnh đó, sự thành cơng của Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán của NHNN là một sự kiện đánh dấu bước phát triển vượt bậc của việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động TTKDTM. Giờ đây, hệ thống thanh toán của Việt Nam đã đa dạng hơn với dung lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và ngày càng tăng trong nền kinh tế và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, các thiết bị phục vụ TTKDTM như ATM, POS, mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ cũng tăng lên nhanh chóng về số lượng và mở rộng phạm vi cũng góp phần tăng doanh số cho dịch vụ TTKDTM. Sự ra đời của Trung tâm chuyển mạch thẻ đã kết nối các hệ thống ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, thúc đẩy thanh toán bằng thẻ ngân hàng, góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ về phát triển TTKDTM.