Phát triển CNTT được xếp ngang hàng với kế hoạch cải cách thể chế, phát triển nguồn lực và được coi là một trong những trụ cột của chiến lược phát triển tổng thể ngành ngân hàng. CNTT chính là hạ tầng để các ngân hàng đổi mới dịch vụ, gia tăng tiện ích, mở rộng phạm vi hoạt động TTKDTM. Do đó, để triển khai và phát triển tất cả các sản phẩm dịch vụ TTKDTM cần phải đầu tư vốn vào trang thiết bị công nghệ hiện đại.
Bên cạnh đó, một trong những nhược điểm lớn nhất của dịch vụ TTKDTM qua Ngân hàng điện tử là rủi ro cao. Ngày nay, tin tặc với nhiều thủ đoạn tinh vi thường xuyên đánh cắp thông tin của khách hàng, chiếm đoạt tài sản gây tổn thất cho khách hàng và làm giảm uy tín ngân hàng. Các ngân hàng phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc nhằm gia tăng mức độ an toàn và kiểm soát rủi ro cũng như khả năng bảo mật thông tin của hệ thống mà họ đang cung cấp.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng ngân hàng
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng ngân hàng hàng cảm nhận được là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố quan trọng thuộc về nhân tố con người - chính là đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện thanh toán cho khách hàng. Nhân tố này trực tiếp vận hành hệ thống thanh toán, xử lý các giao dịch.... Bởi vậy, con người là yếu tố tiên quyết có ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TTKDTM nói riêng và hoạt động chung của ngân hàng. Để phát triển TTKDTM, ngân hàng cần xây dựng được một đội ngũ không chỉ giỏi về chuyên môn, nắm chắc nghiệp vụ, sử dụng thành thạo công nghệ mà phải có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ phục vụ nhanh nhẹn, nhiệt tình. Vì vậy, việc thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên là việc làm hết sức cần thiết và khẩn trương.