Bài học kinh nghiệm với các ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 39 - 42)

1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của

1.3.4. Bài học kinh nghiệm với các ngân hàng Việt Nam

Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM của một số ngân hàng trên thế giới, Việt Nam cần quan tâm một số vấn đề trong việc phát triển dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng, cụ thể như sau:

Một là, cần có sự chỉ đạo tập trung của Chính phủ và phối hợp đồng bộ với các Bộ,

ngành từ Trung ương đến địa phương trong việc triển khai dịch vụ TTKDTM. Nhà nước cần ban hành chính sách khuyến khích và bắt buộc sử dụng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng, ví dụ như: Giảm thuế thu nhập cho các đơn vị lắp đặt POS; Giảm thuế giá trị gia tăng cho người thanh tốn bằng thẻ; Tăng phí giao dịch tiền mặt trong thanh toán…

Hai là, NHNN phải xây dựng và vận hành ổn định hệ thống thanh tốn quốc gia có

khả năng kết nối với các hệ thống thanh toán khác trong nước, khu vực và trên thế giới; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chức năng giám sát các hệ thống thanh toán.

Ba là, tại Việt Nam, có thể chọn hai cơng cụ TTKDTM để đẩy mạnh phát triển bên

cạnh những phương tiện thanh tốn truyền thống, đó là: Thẻ ngân hàng đối với các giao dịch mua bán lẻ qua hệ thống POS, thẻ chi tiêu công đối với các đơn vị trong lĩnh vực cơng và thanh tốn qua điện thoại di động cho các giao dịch nhỏ lẻ, kể cả khu vực nông thôn.

Bốn là, để phát triển TTKDTM, các ngân hàng phải quan tâm những nội dung sau:

- Về công nghệ: Nền tảng khoa học công nghệ hiện đại là một trong những điều kiện

quan trọng để phát triển dịch vụ TTKDTM. ICBC muốn phát triển TTKDTM phải đầu tư gấp đôi cho công nghệ, Wells Fargo cũng thu hút khách hàng nhờ phần mềm lưu trữ và phân tích thơng tin, Citibank hay Commonwealth cũng vậy. Vì thế con đường thành cơng để phát triển TTKDTM là phải đi qua được cánh cổng khoa học công nghệ. Việc đầu tư vào cơng nghệ phải có trọng điểm, thích hợp, tránh lãng phí để đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác, khi ứng dụng CNTT vào các dịch vụ TTKDTM, vấn đề an tồn và bảo mật thơng tin là rất quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng.

- Về quản trị rủi ro: Vấn đề quản trị và phòng ngừa rủi ro phải gắn liền với quá trình

phát triển các dịch vụ TTKDTM. Đó là q trình đổi mới phương pháp quản lý, quản trị ngân hàng, bộ máy tổ chức và cơ cấu hoạt động, hệ thống quản trị rủi ro. Do đó, các ngân hàng cần phân tích, xem xét kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới để học tập tham khảo và xây dựng dịch vụ TTKDTM phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam, đảm bảo hoạt động lành mạnh phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả.

biệt cho từng khách hàng cụ thể. Các ngân hàng cũng phải học hỏi cách thức quản lý, mơ hình phân tích khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách để mở rộng số lượng khách hàng. Hơn nữa, các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ TTKDTM cũng như đa dạng hóa danh mục dịch vụ trên cơ sở áp dụng CNTT hiện đại.

- Về truyền thông quảng cáo: Các ngân hàng cần có phương thức truyền thơng hiệu

quả để thay đổi nhu cầu thói quen cũng như hướng sự quan tâm của khách hàng đến các dịch vụ TTKDTM. Do một thời gian dài quen với việc sử dụng tiền mặt và mức độ hiểu biết về các ứng dụng CNTT của khách hàng là khác nhau nên sẽ có một bộ phận có tâm lý e dè khi tiếp xúc với các dịch vụ hiện đại. Do vậy, các ngân hàng cần tăng cường quảng bá, giới thiệu các dịch vụ TTKDTM để khách hàng hiểu về quy trình cũng như những tiện ích các dịch vụ này mang lại, giúp thay đổi nhận thức và thói quen của họ.

Tóm lại, trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu vào những vấn đề mang tính chất khái quát về sự phát triển dịch vụ TTKDTM với ba nội dung chủ yếu sau: Tổng quan về dịch vụ TTDKTM của ngân hàng; Phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng và Kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM của một số nước trên Thế giới. Những nội dung được trình bày trong chương 1 chỉ mang tính lý thuyết và tạo cơ sở cho việc đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam ở chương 2 khi tìm hiểu về loại hình dịch vụ này.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)