Việt Nam đến năm 2020
- Phát triển TTKDTM phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán.
- Phát triển TTKDTM đặt trong mối quan hệ cân bằng giữa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của người sử dụng dịch vụ thanh tốn, của các ngân hàng; những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước chỉ mang tính chất ngắn hạn, nhằm tạo ra bước đột phá ban đầu cho sự phát triển dịch vụ TTKDTM.
- Các giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng hướng tới việc sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu, nhằm huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân để đầu tư phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Nguồn lực của Nhà nước chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn lực của tư nhân không đủ lớn hoặc cho những dự án mang tính chiến lược lâu dài, hình thành cơ sở nền tảng để thúc đẩy sự phát triển chung của toàn bộ các hoạt động thanh toán của nền kinh tế.
3.3. Giải pháp phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng Việt Nam
Phát triển TTKDTM của ngân hàng như đã đề cập là một yêu cầu tất yếu, khách quan, là đòi hỏi của xu thế hội nhập. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển TTKDTM còn
biến là bằng tiền mặt; mọi sự tiếp cận với phương tiện thanh tốn mới, cơng nghệ thanh toán mới đang ở mức ban đầu cả về tổ chức và thực hiện. Mặt khác, để thay đổi thói quen trong thanh toán của người dân cũng khơng hề đơn giản. Cơ chế, chính sách, mơi trường và tổ chức quản lý thanh toán hiện đại trong điều kiện nền kinh tế ở Việt Nam, trước sự bùng nổ và phát triển thương mại điện tử, công nghệ thơng tin trên thế giới thì cịn khá nhiều bất cập, nhiều điều phải bàn và làm. Bởi vậy, để phát triển các dịch vụ TTKDTM qua ngân hàng, xin đề xuất một số giải pháp như sau:
3.3.1. Các giải pháp về chính sách pháp luật cho dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến dịch vụ TTKDTM tại các văn bản luật hiện hành (như luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng, luật phịng chống rửa tiền); hoặc nghiên cứu, xây dựng một luật riêng về các hệ thống thanh tốn; qua đó đảm bảo tính bao qt, thống nhất và quản lý tồn diện các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế phù hợp với thực tế Việt Nam dựa trên chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về TTKDTM, thanh toán bằng tiền mặt, trong đó bao gồm các quy định về các phương tiện, dịch vụ TTKDTM mới, dịch vụ trung gian thanh toán, tiền điện tử, hoạt động thương mại điện tử; ban hành các quy định về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và bên thứ ba.
- Ban hành các văn bản pháp lý để quản lý, vận hành, hạn chế rủi ro, giám sát có hiệu quả đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh tốn mới:
+ Rà soát, đánh giá cơ chế quản lý hoạt động thanh tốn của các tổ chức khơng phải là ngân hàng, các tổ chức khác tham gia cung ứng dịch vụ xuyên biên giới, các tổ chức thẻ quốc tế.
+ Quy định về cơ chế bù trừ ròng đa phương; quy định liên quan đến thỏa thuận bù trừ, quyết toán, cơ chế khơng hủy ngang, quyết tốn dứt điểm và biện pháp phòng ngừa trong trường hợp mất khả năng thanh toán của các hệ thống thanh toán, bao gồm cả Hệ thống TTBT điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH) đang được triển khai xây dựng.
+ Quy định về hoạt động của Hệ thống IBPS, Hệ thống ACH, hệ thống thanh quyết tốn tiền của giao dịch trái phiếu Chính phủ tại NHNN Việt Nam, quy định liên quan đến thực hiện chức năng xử lý và quyết toán các giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng tại NHNN.
+ Ban hành các quy định về/liên quan đến xây dựng, triển khai Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa và thực hiện Kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam.
- Rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định về việc sử dụng các phương tiện TTKDTM để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, góp phần đẩy mạnh TTKDTM và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng đúng mục đích.
- Ban hành các quy định về hoạt động ủy thác thanh toán, cho phép các tổ chức không phải là ngân hàng tham gia vào việc cung ứng các dịch vụ thanh toán mới, mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa để thúc đẩy việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán.
- Xây dựng và ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích thanh tốn điện tử như nghiên cứu triển khai một số biện pháp hành chính kết hợp với các biện pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế nhằm phát triển thanh toán điện tử:
+ Nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách để khuyến khích thanh tốn điện tử trong việc: Thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh tốn cước, phí cho các dịch vụ thường xun, định kỳ như: Điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp; triển khai ứng dụng cơng nghệ thanh toán điện tử mới; khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử trong q trình mua bán hàng hóa, dịch vụ, khơng phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với các phương tiện thanh toán điện tử.
+ Ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh tốn để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện TTKDTM quy định mức phí thanh tốn chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi theo
phí của các tổ chức vận hành các hệ thống thanh tốn, đảm bảo mức phí hợp lý, tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, tránh độc quyền.
+ Nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy TTKDTM kết hợp với việc tăng cường kiểm sốt thanh tốn, phát hành hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chống thất thu thuế; ban hành văn bản quy định về tính pháp lý của chứng từ điện tử, hướng dẫn sử dụng, lưu trữ chứng từ điện tử.
- Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán; xem xét bổ sung quy định các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh phải mở tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện các giao dịch thanh toán.
- Ban hành quy định giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn (như ơ tơ, xe máy, tàu thuyền,...) thực hiện TTKDTM.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách về đảm bảo an ninh, an tồn, bảo mật, phịng, chống rửa tiền, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử, đặc biệt là tội phạm và gian lận trong thanh toán thẻ, thanh toán qua ATM, POS, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh tốn khơng tiếp xúc và các phương thức thanh tốn sử dụng cơng nghệ cao; tăng cường cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an tồn cho các hệ thống thanh tốn điện tử quan trọng, các dịch vụ thanh tốn dựa trên cơng nghệ cao; xây dựng và hồn thiện các biện pháp, cơ chế, chính sách về quản lý rủi ro, chế tài xử lý vi phạm trong thanh toán điện tử.
3.3.2. Các giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng cơng nghệ thanh tốn
- Ứng dụng và phát triển công nghệ mới: Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc, bởi sự phát triển của khoa học cơng nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến hao mịn vơ hình của thiết bị, cơng nghệ. Mặt khác, khả năng đáp ứng các yêu cầu hiện đại hố hệ thống thanh tốn, đảm bảo tính tức thì, chính xác, an tồn và bảo mật của công nghệ mới là điều kiện quan trọng mà các ngân hàng cần đặc biệt quan tâm. Trong quá trình này, việc ‘‘Đi tắt đón đầu” cần được ưu tiên để dịch vụ thanh toán của các ngân hàng Việt Nam tiến kịp với các ngân
hàng khu vực và quốc tế, phục vụ tốt hơn nữa cho luân chuyển vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế.
- Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán hiện đại.
- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về kinh doanh, nghiên cứu và phát triển công nghệ kỹ thuật ngân hàng, sản phẩm dịch vụ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận với các cơng nghệ, quản trị và dịch vụ ngân hàng hiện đại, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Tranh thủ sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng.
- Lựa chọn hình thức tính phí bản quyền phù hợp: Các ngân hàng cần lựa chọn hình thức tính phí bản quyền phù hợp trong q trình phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo phù hợp với khả năng tài chính của mỗi ngân hàng. Theo đó, nếu ngân hàng mua bản quyền trọn gói (sẽ khơng tốn tiền mua bản quyền khi triển khai cơng nghệ này ở chi nhánh) thì chi phí ban đầu rất lớn. Phương án này phù hợp và hiệu quả với các ngân hàng lớn, có nhiều chi nhánh. Trong khi đó, nếu ngân hàng có khả năng tài chính thấp thì có thể mua bản quyền lần đầu (cho hội sở chính), và tiếp tục mua bản quyền triển khai từng chi nhánh khí điều kiện cho phép. Đây chỉ là giải pháp mang tính “kỹ thuật”, song các ngân hàng cần quan tâm trong q trình triển khai phát triển cơng nghệ.
- Lựa chọn quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quốc tế sẵn có: Trong q trình hiện đại hố hệ thống thanh toán, việc tổ chức và xây dựng một quy trình nghiệp vụ khoa học, hợp lý có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của q trình hiện đại hố. Theo đó, các ngân hàng khi tiến hành hiện đại hoá hệ thống thanh toán, phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại cần tham chiếu, lựa chọn quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quốc tế (có điều chỉnh phù hợp với Việt Nam và yêu cầu nghiệp vụ của NHNN). Điều này mang lại hai lợi ích chính sau:
(1) Các hoạt động ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình đổi mới để hội nhập, vì vậy, việc thực hiện quy trình nghiệp vụ theo chuẩn quốc tế sẽ tạo điều kiện để thực hiện tốt quá trình này.
(2) Cho phép giảm thời gian thực hiện và giảm bớt nhiều chi phí liên quan đến việc đầu tư (chi phí chỉnh sửa nghiệp vụ, chỉnh sửa chương trình….).
- Phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bước triển khai rộng rãi mơ hình giao dịch một cửa. Phát triển mạng diện rộng và hệ thống công nghệ thông tin, viễn thông với các giải pháp kỹ thuật và phương thức truyền thông phù hợp với nền tảng công nghệ hiện có của các ngân hàng.
- Hiện đại hóa đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ trên phạm vi toàn ngành ngân hàng và ngay trong từng hệ thống ngân hàng thương mại (giữa hội sở chính và các chi nhánh, giữa các chi nhánh, giữa các cấu phần nghiệp vụ của ngân hàng), đồng thời bảo đảm sự tương thích và tính mở của hệ thống thông tin.
- Cải tạo và nâng cấp hệ thống CNTT hiện có và triển khai có hiệu quả đề án cải tạo, nâng cấp hệ thống kỹ thuật tin học của các NHTM.
- Các ngân hàng cần hồn thiện hơn các dịch vụ thanh tốn điện tử hiện đại như: Home Banking, Internet Banking, Phone Banking....
- Nghiên cứu và tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng trí tuệ và cơng nghệ cao, phù hợp với sự phát triển cơng nghệ thơng tin; xây dựng quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong thanh tốn.
- Xây dựng đồng bộ và hồn chỉnh các chính sách về an tồn và bảo mật mạng truyền thông. Nâng cao nhận thức và đầu tư hơn nữa cho công tác bảo mật trong hệ thống thanh toán của các NHTM cũng như của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
- NHNN Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ về mặt “kỹ thuật”: Tư vấn, thơng tin về cơng nghệ, tình hình và định hướng phát triển cơng nghệ thơng tin trong hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng để giảm bớt các chi phí trung gian, chi phí khác liên quan đến q trình tìm hiểu, lựa chọn cơng nghệ… qua đó đẩy nhanh q trình hiện đại hố hệ thống thanh tốn của các ngân hàng.
- Cần đánh giá thường xuyên và định kỳ sự phát triển của các hệ thống thanh toán, theo các chuẩn mực quốc tế được các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế khuyến nghị. Đặc biệt NHNN và các NHTM cần chú trọng đến việc phát triển hệ thống dự phòng trong
thanh tốn, ưu tiên về tài chính, con người, hồn chỉnh cơ chế nghiệp vụ, quản lý chặt chẽ tính an tồn và bảo mật.
3.3.3. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động thanh toán
- Hồn thiện cơ chế, chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực để thu hút nhân tài, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý có trình độ giỏi thơng qua xây dựng hệ thống khuyến khích và chế độ quản lý lao động phù hợp. Cụ thể cần tập trung hoàn thiện và xây dựng các chính sách:
+ Chính sách thu hút lực lượng khoa học công nghệ (tiền lương, tiền thưởng và các chính sách xã hội khác).
+ Chính sách về học tập, đào tạo nâng cao trong và ngoài nước.
+ Chính sách về các cơng trình khoa học được áp dụng trong thực tiễn.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ ngân hàng, nhất là hệ thống NHNN. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải đúng đối tượng; không cử cán bộ đi học để đảm bảo số lượng. Sử dụng cán bộ đúng ngành nghề được đào tạo. Khi cần thuyên chuyển cán bộ phải được chuẩn bị trước ít nhất 6 tháng. Đồng thời nâng cao năng lực quản trị chiến lược, điều hành kinh doanh của các cấp lãnh đạo các NHTM.
- Thường xuyên đào tạo và cập nhật kiến thức về CNTT nói chung và cơng nghệ ứng dụng trong thanh tốn nói riêng cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực thanh tốn.
- Có chương trình đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, nhằm tạo ra các chuyên gia trên lĩnh vực thanh toán.
+ Đối với các chương trình đào tạo cơ bản có thể tiến hành ngay trong nước, còn với những kiến thức chuyên sâu cần tổ chức đào tạo ở nước ngoài để học tập kinh nghiệm.
đào tạo chun sâu ở nước ngồi. Sau đó, tiếp tục các chương trình đào tạo mở rộng đến khu vực doanh nghiệp và các chủ thể khác trong nền kinh tế.
- Phối hợp với với các tổ chức quốc tế, mời chuyên gia giảng dạy và đào tạo kiến thức về từng lĩnh vực của hoạt động TTKDTM.
- Tăng cường cán bộ có trình độ, kiến thức, năng lực vào các bộ phận chịu trách