1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển dịch vụ TTKDTM, Trung Quốc đã tập trung đẩy mạnh hoạt động này từ đầu thập kỷ 90. Để hạn chế tiền mặt trong lưu thơng, Chính phủ Trung Quốc xác định phát triển ngành công nghiệp thẻ là mũi nhọn ưu tiên trong khu vực chi tiêu công (Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Trung ương ban hành “Biện pháp chi tiêu công bằng thẻ chi dịch vụ công”) và khu vực dân cư (Ngân hàng Trung ương phối hợp với 9 Bộ, ngành ban hành biện pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ trên tồn quốc). Bên cạnh đó, Trung quốc ln quan tâm việc đảm bảo an tồn cho hoạt động thanh tốn thẻ qua việc xây dựng bộ tiêu chuẩn thẻ CHIP, bộ tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị thanh toán thẻ, các quy định đảm bảo an tồn cho ATM, POS, phịng chống tội phạm… Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cịn thiết lập hệ thống thanh tốn phục vụ TTKDTM gồm: Hệ thống bù trừ thanh toán giá trị cao (HVPS), hệ thống thanh toán điện tử bù trừ theo lô giá trị thấp (BESP), hệ thống bù trừ tự động giao dịch bán lẻ (ACH) và hệ thống TTBT thẻ liên ngân hàng và chuyển mạch thẻ (CUP).
Năm 1996, mặc dù người dân vẫn chưa thành thạo với việc sử dụng Internet, các ngân hàng Trung Quốc đã bắt đầu phát triển TTKDTM qua Ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, với việc các ngân hàng nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào thị trường tài chính Trung Quốc, các ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ gặp phải bất lợi lớn do hạn chế về cơng nghệ, dịch vụ ngân hàng. Để đối phó với sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng Trung Quốc đã xây dựng chiến lược “xi măng và con chuột” nghĩa là mở rộng TTKDTM qua Ngân hàng điện tử kết hợp với khả năng bảo mật an toàn cao. Ngân hàng
Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc (ICBC) là nơi đầu tiên triển khai chiến lược này. Để có được sự thơng minh, lanh lợi như “con chuột”, ICBC đã thực hiện TTKDTM qua Ngân hàng điện tử từ năm 2000 và nâng cấp hệ thống của mình lên gấp hai lần trong hai năm 2001 và 2002. ICBC cũng dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cước điện thoại cố định và di động tại thị trường nội địa hay việc ứng dụng phiên bản 3G trong quy trình tái cấu trúc hệ thống Mobile Banking với nhiều tiện ích mới như: chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn… và ln đưa ra các chuẩn mực và tiêu chí cho Mobile Banking đồng thời kết hợp Mobile Banking với mạng xã hội để quảng bá dịch vụ này. Enfodesk - Hãng phân tích dữ liệu nổi tiếng tại Trung Quốc - tháng 9/2013 đã thu thập dữ liệu các trang web được tải về nhiều nhất từ phần mềm Iphone và Android, kết quả là ICBC xếp thứ hai với 34 triệu lượt tải về.
Nhằm củng cố sự tin tưởng và bảo mật của dịch vụ TTKDTM, ICBC đã tiến hành nhiều biện pháp khác nhau trong chiến lược “xi măng”. Một trong số đó là “lưu dấu vết” đối với các giao dịch TTKDTM qua Ngân hàng điện tử giúp tăng cường vai trị kiểm sốt nội bộ của ngân hàng kết hợp với biện pháp bảo mật thông tin dịch vụ. Với ICBC, bảo mật nghĩa là giữ cho thơng tin khơng bị rị rỉ và không bị truy cập trái phép. Nhờ sự cẩn trọng và vững chắc như “xi măng” của mình, ICBC đã bảo vệ được dữ liệu của khách hàng, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Kết quả là phần lớn trong số 10 tập đồn mơi giới bảo hiểm lớn nhất cả nước và một số tổ chức tài chính đa quốc gia, trong đó có Citibank, hiện là khách hàng của ICBC. Đây là lúc mà “xi măng” chứng tỏ sự hữu ích trong việc phát triển dịch vụ TTKDTM qua Ngân hàng điện tử của ICBC.