Cơ sở pháp lý cho dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 42 - 43)

TTKDTM là nghiệp vụ có liên quan chặt chẽ với quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của tất cả các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế. Vì vậy, để dịch vụ này diễn ra thuận lợi, an toàn, bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia cần phải thống nhất công tác tổ chức và có quy định cụ thể, rõ ràng. Trong những năm qua, Chính phủ và NHNN đã ban hành rất nhiều văn bản, quy định pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động TTKDTM của ngân hàng (chi tiết được nêu ở phụ lục số 01). Một số quy định được coi là nền tảng pháp lý quan trọng cho TTKDTM như:

- Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ- TTg về phê duyệt Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Có thể nói đây là một mốc quan trọng, một bước đột phá trong tiến trình hiện đại hố hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế thị trường non trẻ của Việt Nam.

- Ngày 16/06/2010, Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 và Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được thông qua, tạo nền tảng pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

- Ngày 22/11/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về TTKDTM thay thế cho Nghị định số 64 năm 2001 của Chính phủ. Mới đây nhất, ngày 01/07/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101 năm 2012.

- Ngày 30/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% và phát triển mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại các điểm bán; nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ.

cơ sở pháp lý, dịch vụ TTKDTM ở nước ta thời gian gần đây đã có những cải thiện đáng kể và phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các ngân hàng nói chung và nền kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong cơ chế, quy chế nên TTKDTM chưa phát triển được như mong muốn. Vì vậy, các cấp có thẩm quyền cần phải tiếp tục hồn thiện khn khổ pháp lý nhằm tăng cường tính an tồn, bảo mật, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo quyền lợi của khách hàng, của tổ chức cung ứng dịch vụ TTKDTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)