8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.4.1. Mục đích khảo sát
Phát hiện và đánh giá thực trạng về bồi dưỡng, quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng các trường THPT, những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến công bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng các trường THPT ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay, trên cơ sở đó dự báo nhu cầu và đề xuất nâng cao việc bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng các trường THPT của tỉnh.
2.4.2. Nội dung khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng ở các nội dung sau:
- Nhận thức của cán bộ quản lí, cán bộ văn phòng về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT ở tỉnh Quảng Ninh.
- Thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng các trường THPT ở tỉnh Quảng Ninh.
- Thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng các trường ở tỉnh Quảng Ninh
- Mức độ thuận lợi, khó khăn và các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT ở tỉnh Quảng Ninh.
2.4.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu
Để thu thập các kết quả nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra,
phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thống kê toán học.
Để xử lý các kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tơi tiến hành tính điểm trung bình cho các phương án trả lời của khách thể điều tra như sau:
+ Đồng ý (thường xuyên, tốt, rất cần thiết, rất khả thi): 3 điểm; + Phân vân (đơi khi, bình thường, cần thiết, khả thi): 2 điểm;
+ Không đồng ý (không hợp lý, chưa tốt, không cần thiết, không khả thi): 1 điểm.
Dựa trên điểm trung bình, chúng tơi phân loại đánh giá theo quy ước: + Điểm trung bình <2: mức độ đánh giá thấp;
+ Điểm trung bình từ 22,49: mức độ đánh giá trung bình; + Điểm trung bình: Từ 2,5 3: mức độ đánh giá cao
2.4.4. Địa bàn và khách thể khảo sát
* Địa bàn khảo sát: 08 trường THPT tỉnh Quảng Ninh, gồm: 02 trường tại thành phố Hạ Long (có 01 trường THPT Chuyên), 06 trường tại cáchuyện, thị xã, thành phố khác. Cụ thể:
Bảng 2.4. Các đơn vị trong địa bàn thực hiện khảo sát
TT Vùng miền Tên trƣờng Địa bàn
1
TX, TP
THPT Chuyên Hạ Long TP Hạ Long
2 THPT Hòn Gai TP Hạ Long
3 THPT Trần Phú TP Móng Cái
4 THPT Tràn Nhân Tông TX Đông Triều
5
Huyện
THPT Quảng Hà Huyện Hải Hà
6 THPT Bình Liêu Huyện Bình Liêu
7 THPT Hải Đảo Huyện Vân Đồn
8 THPT Hoành Bồ Huyện Hoành Bồ
Trong 08 trường được chọn làm địa bàn khảo sát, được chia thành 02 vùng miền có điều kiện KT - XH khác nhau.
* Khách thể điều tra: bao gồm 90 người, thành phần khách thể điều tra
bao gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và cán bộ văn phịng của nhà trường.