Các căn cứ đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT tỉnh quảng ninh​ (Trang 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Các căn cứ đề xuất biện pháp

3.1.2.1. Lý luận

Căn cứ vào lý luận QL, Lý luận dạy học, khoa học QL trường học, QL trường THPT, vị trí vai trò của hoạt động tổ HC trong các nhà trường. Chúng tôi thấy rằng muốn nâng cao chất lượng dạy và học, người HT THPT không những cần nắm vững lý luận về khoa học QL nói chung, QL trường TH nói riêng mà còn phải là những chuyên gia về GD trong quá trình chỉ đạo QL Đơn vị. Phải tránh tình trạng QL theo kinh nghiệm cá nhân mà phải biết đổi mới cách nghĩ, cách làm, phân cấp trong QL hoạt động tổ CM một cách khoa học và phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị mình. Có như vậy thì công tác QL hoạt động tổ CM mới thực sự đem lại hiệu quả thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường THPT hiện nay.

3.1.2.2. Căn cứ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục và đào tạo

Đại hội XI của Đảng xác định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế QL giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ QL là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội" [35].

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay cần triển khai theo những quan điểm chỉ đạo chủ yếu sau:

Thứ nhất, phát triển giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu. Do vậy, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động cả hệ thống chính trị, phát huy đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo;

Thứ hai, đổi mới giáo dục, đào tạo phải nhằm mục tiêu xây dựng nền giáo dục có tính dân tộc, hiện đại, quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển đất nước, nhất là nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để mọi người dân đều có thể đi học và học tập suốt đời;

Thứ ba, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đào tạo; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng khó khăn, cho giáo dục phổ cập và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Phát triển giáo dục, đào tạo phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh, với tiến bộ khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế;

Thứ tư, mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo phải trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền, định hướng xã hội chủ nghĩa. Khuyến khích các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước hợp tác với các đối tác nước ngoài trong đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên và cán bộ QL giáo dục, đào tạo.

3.1.2.3. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

Nghị quyết Đại hội đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV đã nêu rõ: "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đảm bảo tốc

độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo nền tảng đến năm 2020 Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách và người có công; triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ xoá đói giảm nghèo; cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần cho nhân dân; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc. Chăm lo xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Giai đoạn 2015-2020 tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đạt mục tiêu tổng quát về giáo dục như sau:

Đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề; chú trọng đổi mới QL, nội dung, phương pháp dạy và học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng toàn diện về giáo dục và đào tạo, chăm lo phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và cung cấp nhân lực cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh và xuất khẩu lao động. Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện về giáo dục và đào tạo, chú trọng đúng mức đến giáo dục mũi nhọn; củng cố phổ cập giáo dục từ mẫu giáo 5 tuổi đến THCS; đẩy mạnh giáo dục bậc trung học, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 70% số huyện đạt các chỉ tiêu cơ bản về phổ cập giáo dục bậc trung học. Đẩy mạnh kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy và học theo hướng hiện đại, quan tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QL giáo dục và giáo viên. Đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn; tăng cường hoạt động khuyến học, khuyến tài; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

3.1.2.4. Căn cứ vào yêu cầu phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2015-2020

Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2015-2020 với mục tiêu và yêu cầu như sau:

* Mục tiêu

Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.

* Yêu cầu

Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.

Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.

Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh.

Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ

thể của phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.

3.1.2.5. Căn cứ vào điều tra thực trạng về công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Quảng Ninh

Như trên đã trình bày, qua điều tra thực trạng công tác QL hoạt động tổ văn phòng của HT ở các trường THPT trong tỉnh Quảng Ninh cho thấy rằng: 100% các đồng chí HT đều nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của hoạt động tổ văn phòng trong các nhà trường và tác dụng to lớn của hoạt động tổ văn phòng trong việc giữ vững ổn định nội bộ nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục về mọi mặt. Điều đặc biệt đáng chú ý là hầu hết các đồng chí HT các trường đều áp dụng khoa học QL trường học vào công tác, vận dụng khéo léo chủ trương, đường lối của Đảng Nhà nước, địa phương và các văn bản quy định (như Điều lệ trường THPT, luật GD…) vào công tác QL hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng của trường mình. Vì vậy phong trào thi đua " hai tốt" trong các trường được duy trì và phát triển liên tục, chất lượng văn bản, thủ tục hành chính được nâng cao rõ rệt. Các trường THPT trong tỉnh thực sự là địa chỉ đáng tin cậy trong công tác giáo dục thế hệ trẻ của cán bộ và nhân dân tỉnh nhà.

Nhiều trường đã có những biện pháp QL hoạt động cán bộ văn phòng sáng tạo phù hợp với đơn vị mình, đã góp phần làm cho nhà trường liên tục giữ vững danh hiệu trường tiên tiến, xuất sắc trong phong trào thi đua của tỉnh Quảng Ninh. Do vậy, trong suốt những năm học vừa qua họ đã trăn trở tìm ra nhiều biện pháp để chỉ đạo QL hoạt động bồi dưỡng đội ngũ nhân viên hành chính.

Tuy nhiên trong thực tế chỉ đạo và QL hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn phòng của HT các trường đã có những biện pháp chưa thống nhất, có

những đồng chí đi quá sâu vào công tác QL đến từng nhân viên, mà việc làm đó lẽ ra là công việc của tổ trưởng, nhóm trưởng, HT chỉ cần QL vĩ mô trên cơ sở chỉ đạo tổ trưởng văn phòng triển khai thực hiện và báo cáo kết quả lại. Bên cạnh đó có những biện pháp QL hoạt động tổ văn phòng đưa lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường thì lại chưa được một số HT đánh giá cao, nhất là ở một số HT cao tuổi hoặc HT có số năm làm QL ít hay HT ở một số trường nhiều năm còn đạt thành tích khiêm tốn về mọi mặt luôn đứng ở tốp cuối trong phong trào thi đua của các huyện, thị xã, thành phố. Qua thực tế và sau khi được học tập nghiên cứu lý luận về QL GD, nghiên cứu chủ trương đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng Nhà nước, của bộ Giáo dục và của sở giáo dục Quảng Ninh về đổi mới GD, tôi đề xuất những biện phát cần thiết và thống nhất trong công tác QL hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng của HT ở các trường THPT trong tỉnh Quảng Ninh như sau:

3.2. Đề xuất các biện pháp QL hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng tại các trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh

Trên cơ sở phân tích tình hình thực trạng công tác QL hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT tỉnh Quảng Ninh, trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi xin đề xuất các biện pháp cụ thể của HT như sau:

3.2.1. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ QL, cán bộ văn phòng về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành bộ văn phòng về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Đề cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của cán bộ QL, cán bộ văn phòng đối với hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính theo hướng tăng cường tính chủ động, phát huy năng lực cá nhân, thể hiện thái độ chia sẻ và hợp tác trong hoạt động này.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần tổ chức các hoạt động nhằm đổi mới nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động và dân chủ của cán bộ QL, cán bộ văn phòng đối với hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính. Cụ thể như sau:

- Tổ chức các hoạt động nhằm đổi mới nhận thức của cán bộ QL, cán bộ văn phòng đối với hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính.

Tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai các quan điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá XI về giáo dục, Quyết định số 01/2004/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 01 năm 2004 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 01/2003/QĐ- BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông, Nghị định 110/2004/NĐ- CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư, Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư, Quyết định số 14/2005/QĐ-BNV ngày 06 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp công tác văn thư, lưu trữ, Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011 của Quốc hội,... Từ đó nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ QL và đội ngũ nhân viên hành chính về ý nghĩa, mục đích, sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn phòng các trường THPT. Xác định cho cán bộ QL và đội ngũ cán bộ văn phòng đây là một trong những trong những nhiệm vụ chính trị của mỗi Nhà trường nhằm bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; thực hiện tốt các phong trào do Bộ giáo dục phát động và đặc biệt là việc đổi mới hành chính công mà Chính Phủ đã chỉ đạo.

Kịp thời ban hành các văn bản qui định trách nhiệm, nhiệm vụ đối với từng bộ phận QL và cán bộ văn phòng trong trường để họ nhận thức rõ ràng vai trò của mình đối với hoạt động này.

Thông qua sinh hoạt, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ làm cho đội ngũ cán bộ văn phòng nhận thức rõ trong trường THPT nhiệm vụ bồi dưỡng là một trong bốn nhiệm vụ của nhân viên phải hoàn thành (nhiệm vụ chuyên môn, hành chính, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT tỉnh quảng ninh​ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)