Xác định trách nhiệm của các đối tượng tham hoạt động quản lý và hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT tỉnh quảng ninh​ (Trang 86 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho

3.2.3. Xác định trách nhiệm của các đối tượng tham hoạt động quản lý và hoạt

hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm xác định rõ trách nhiệm của cán bộ QL trong trường: Hiệu trưởng, hiệu phó; tổ trưởng, tổ phó chun mơn, tổ văn phịng đối với hoạt động bồi dưỡng.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Công tác chỉ đạo phải kịp thời, đồng bộ về xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức hoạt động bồi dưỡng, kế hoạch tài chính và kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ, lập phương án tổ chức việc bồi dưỡng. Phải xác định trách nhiệm của từng bộ phận một cách rõ ràng, phải tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc.

- Xác định rõ trách nhiệm của cán bộ QL đối với việc xây dựng và triển

Hiệu trưởng nhà trường phải ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, trong đó:

- Trưởng ban là Hiệu trưởng (Hoặc một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn được Hiệu trưởng uỷ quyền) chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động.

- Các uỷ viên là các tổ trưởng, tổ phó trong nhà trường, được giao nhiệm vụ và quyền hạn trong trường lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ mình, bao gồm:

+ Tổ trưởng tổ văn phịng, lập kế hoạch tài chính, đảm bảo nguồn kinh phí chi cho hoạt động bồi dưỡng theo đúng nguyên tắc tài chính; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất cho công tác bồi dưỡng.

+ Tổ trưởng các tổ chuyên môn, và tổ trưởng văn phòng lập kế hoạch chuyên môn, xác định nội dung các chuyên đề bồi dưỡng, xây dựng nội dung bồi dưỡng và tổ chức hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch trong từng lĩnh vực.

Ban chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chỉ đạo thống nhất, cá nhân chịu trách nhiệm.

Các kế hoạch được xây dựng phải căn cứ vào sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, các ngành chức năng và đội ngũ cán bộ văn phòng. Kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở thảo luận thống nhất mọi vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ; về khả năng tài chính; về tiến độ thời gian; phải thể hiện được sự đồng bộ ở mọi khâu, có sự liên kết, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong từng nội dung công việc mới đảm bảo khả thi và phải được triển khai đến từng nhân viên. Các kế hoạch phải được phê duyệt của Hiệu trưởng và các cá nhân phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc hoàn thành kế hoạch được giao.

- Xác định rõ trách nhiệm của cán bộ QL đối với việc tổ chức hoạt động

bồi dưỡng.

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng là việc triển khai thực hiện kế hoạch, trong đó trách nhiệm của cán bộ QL được thể hiện ở việc phân công, điều hành các cán bộ dưới quyền đảm nhiệm công việc cụ thể phù hợp với năng lực cá nhân, thường xuyên đôn đốc kiểm tra chất lượng, tiến độ công việc được giao.

Cán bộ QL phải bàn bạc, thảo luận với các đồng sự cấp dưới để cụ thể hoá kế hoạch được giao, đề xuất các biện pháp hữu hiệu và phải biết phân tích, dự báo trước được những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch để có hướng giải quyết kịp thời, tránh bị động trước những khó khăn có thể dẫn đến khơng thể hồn thành kế hoạch. Trong khi thực hiện kế hoạch có thể xuất hiện những vấn đề bất cập (ví dụ, khi bồi dưỡng chuyên đề ứng dụng CNTT trong quá trình soạn thảo văn bản của đội ngũ cán bộ văn phịng, nhưng số máy tính có thể hoạt động tốt được của trường lại có hạn, trình độ tin học của nhân viên lại không đồng đều, vậy vấn đề bồi dưỡng như thế nào? Đến mức nào là có hiệu quả? Phát huy tối đa khả năng của từng nhân viên) phải đưa ra các phương án và biện pháp bồi dưỡng phù hợp, phải lựa chọn phương án tối ưu để hoàn thành kế hoạch đề ra.

Để thực hiện biện pháp này HT cần thành lập ban chỉ đạo việc thực hiện bồi dưỡng. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá sự phối hợp.

Cán bộ nhân viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và sự phân công, sắp xếp của lãnh đạo cấp trên.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

- Có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với các phòng ban, sở ban ngành trong và ngoài nhà trường.

- Được sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng ủy, Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu về cơ sở vật chất và kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT tỉnh quảng ninh​ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)