Các nguyên tắc và căn cứ đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT tỉnh quảng ninh​ (Trang 72)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Các nguyên tắc và căn cứ đề xuất biện pháp

3.1.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Khi đề xuất các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng các trường THPT tỉnh Quảng Ninh phải bám sát nguyên tắc này để các biện pháp đưa ra có đầy đủ cơ sở pháp lý khi thực hiện. Nhận thức đúng về vấn đề bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ hành chính sẽ giúp cho cán bộ văn phịng sắp xếp cơng việc một cách khoa học, quan tâm đầu tư hơn nữa cho phát triển cơ sở vật chất, cũng như lập kế hoạch giành kinh phí cho hoạt động tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính, coi đó là nhiệm vụ khơng thể thiếu của mỗi nhà trường trong công tác phát triển nguồn nhân lực khẳng định vị thế chất lượng quảng lý và giáo dục của nhà trường. Đồng thời các biện pháp đề ra phải phù hợp với mục đích của việc QL hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng, đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo nghề.

3.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống buộc nhà QL phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Quá trình tổ chức hoạt động tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính, nhà QL cần phải xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng yếu tố tác động lên tồn bộ tiến trình hoạt động giáo dục nói chung, các hoạt động tổ chức bồi dưỡng nói riêng, cũng như biết đặt hoạt động trong những điều kiện xã hội cụ thể.

- Trong quá trình tổ chức hoạt động phải đảm bảo có sự thống nhất cao giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động sao cho phải thành một chỉnh thể thống nhất.

- Tạo mọi điều kiện để cán bộ văn phịng có động lực, nhà QL biết nhìn nhận, đánh giá được bản chất và xu hướng phát triển của đối tượng giáo dục.

3.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Những giải pháp đúng đắn và khả thi phải được xây dựng trên cơ sở định hướng những xu thế phát triển của giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hiện tại. Biện pháp là sự đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, nhằm giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong quá trình phát triển để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nhà trường. Biện pháp phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế về nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất... của nhà trường.

3.1.1.4. Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện

Các biện pháp đề xuất phải có tác động đến cả ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ văn phòng nhằm tạo nên một sự thay đổi toàn diện về mọi mặt, tạo ra mơi trường tích cực cho cán bộ văn phòng làm việc và phát triển. Bên cạnh đó, các biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng phải tạo nên sự cân đối giữa các nội dung như: Cơ sở vật chất, đầu tư các trang thiết bị làm việc hiện đại, năng lực nghiệp vụ của cán bộ văn phòng, kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường… để đảm bảo chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng.

Mặc dù mỗi nguyên tắc đều có những mặt mạnh, cũng như những hạn chế của nó tuy nhiên ngun tắc tồn diện đã giúp cho nhà QL xác định rõ một cách tổng quát nhất, toàn diện nhất tất cả các mặt, các lĩnh vực công tác hoạt động QL và đặc thù cơng việc văn phịng, xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ văn phòng,...để chỉ đạo cho phù hợp, linh hoạt, có sáng tạo ở tất cả các nội dung mới đạt hiệu quả và chất lượng cao.

3.1.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Mỗi một ngun tắc đều có tính ưu việt của nó để phát huy tối đa các ưu thế của tất cả nguyên tắc truyền thống kết hợp với hiện đại nhà QL phải sáng suốt, biết kết hợp đồng bộ tất cả các nguyên tắc, phải phát huy những mặt mạnh của các yếu tố, các nguyên tắc. Đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những mặt còn hạn chế của các nguyên tắc, kế thừa truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, khuyến khích sáng tạo, linh hoạt chủ động trong mọi lĩnh vực.

3.1.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính chất lượng và hiệu quả

Tính hiệu quả đó là khi đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng phải bám sát nguyên tắc này để các biện pháp đưa ra có đầy đủ cơ sở pháp lý khi thực hiện. Đồng thời các biện pháp đề ra phải phù hợp với mục đích của việc bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ văn phòng, nâng cao chất lượng hoạt động QL trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Tính hiệu quả là các biện pháp đề ra khi tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng, phải đảm bảo thể hiện ở chỗ, khả năng giải quyết vấn đề của biện pháp mà không phát sinh vấn đề mới. Biện pháp có hiệu quả cịn thể hiện ở việc đạt được kết quả tốt trong quá trình QL và giải quyết cơng việc của cán bộ văn phòng. Hiệu quả còn thể hiện ở nhiều góc độ như: Năng lực vận dụng kiến thức của quá trình bồi dưỡng vào hoạt động nghiệp vụ, năng lực xử lý công việc được phát huy.

3.1.1.7. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Biện pháp có tính khả thi cao khi được sự đồng thuận của đa số cán bộ văn phòng trong nhà trường và phù hợp với qui chế của ngành, qui chế tổ chức và hoạt động của trường. Điều chỉnh mỗi vấn đề thực trạng đặt ra cho nhà trường, cần phải tìm ra bản chất của vấn đề và dự định giải quyết, tìm ra nguyên nhân của các hạn chế và lựa chọn các giải pháp để giải quyết vấn đề. Các giải pháp này sẽ được thể hiện thông qua các hoạt động QL, chịu sự ràng buộc bởi

các qui định, qui chế, pháp luật. Biện pháp có tính khả thi cao khi tác giả đánh giá được tình hình kinh tế - xã hội cũng như điều kiện thực tiễn của nhà trường để dự kiến nguồn lực bảo đảm về tổ chức, con người, tài chính, mơi trường, cơ sở vật chất...

3.1.2. Các căn cứ đề xuất biện pháp

3.1.2.1. Lý luận

Căn cứ vào lý luận QL, Lý luận dạy học, khoa học QL trường học, QL trường THPT, vị trí vai trị của hoạt động tổ HC trong các nhà trường. Chúng tôi thấy rằng muốn nâng cao chất lượng dạy và học, người HT THPT không những cần nắm vững lý luận về khoa học QL nói chung, QL trường TH nói riêng mà còn phải là những chuyên gia về GD trong quá trình chỉ đạo QL Đơn vị. Phải tránh tình trạng QL theo kinh nghiệm cá nhân mà phải biết đổi mới cách nghĩ, cách làm, phân cấp trong QL hoạt động tổ CM một cách khoa học và phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị mình. Có như vậy thì cơng tác QL hoạt động tổ CM mới thực sự đem lại hiệu quả thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường THPT hiện nay.

3.1.2.2. Căn cứ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục và đào tạo

Đại hội XI của Đảng xác định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng

đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế QL giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ QL là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội" [35].

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay cần triển khai theo những quan điểm chỉ đạo chủ yếu sau:

Thứ nhất, phát triển giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu. Do vậy, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động cả hệ thống chính trị, phát huy đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo;

Thứ hai, đổi mới giáo dục, đào tạo phải nhằm mục tiêu xây dựng nền giáo dục có tính dân tộc, hiện đại, qn triệt ngun lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển đất nước, nhất là nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để mọi người dân đều có thể đi học và học tập suốt đời;

Thứ ba, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đào tạo; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng khó khăn, cho giáo dục phổ cập và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Phát triển giáo dục, đào tạo phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh, với tiến bộ khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế;

Thứ tư, mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo phải trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền, định hướng xã hội chủ nghĩa. Khuyến khích các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước hợp tác với các đối tác nước ngoài trong đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ, nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên và cán bộ QL giáo dục, đào tạo.

3.1.2.3. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

Nghị quyết Đại hội đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV đã nêu rõ: "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đảm bảo tốc

độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo nền tảng đến năm 2020 Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh cơng nghiệp. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách và người có cơng; triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ xố đói giảm nghèo; cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần cho nhân dân; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc. Chăm lo xây dựng và củng cố nền quốc phịng tồn dân, thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Giai đoạn 2015-2020 tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đạt mục tiêu tổng quát về giáo dục như sau:

Đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề; chú trọng đổi mới QL, nội dung, phương pháp dạy và học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng toàn diện về giáo dục và đào tạo, chăm lo phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và cung cấp nhân lực cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh và xuất khẩu lao động. Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện về giáo dục và đào tạo, chú trọng đúng mức đến giáo dục mũi nhọn; củng cố phổ cập giáo dục từ mẫu giáo 5 tuổi đến THCS; đẩy mạnh giáo dục bậc trung học, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 70% số huyện đạt các chỉ tiêu cơ bản về phổ cập giáo dục bậc trung học. Đẩy mạnh kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy và học theo hướng hiện đại, quan tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QL giáo dục và giáo viên. Đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn; tăng cường hoạt động khuyến học, khuyến tài; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

3.1.2.4. Căn cứ vào yêu cầu phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn 2015-2020

Cùng với các cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục tồn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn 2015-2020 với mục tiêu và yêu cầu như sau:

* Mục tiêu

Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.

* Yêu cầu

Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.

Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.

Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh.

Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, khơng gây áp lực q tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ

thể của phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.

3.1.2.5. Căn cứ vào điều tra thực trạng về cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Quảng Ninh

Như trên đã trình bày, qua điều tra thực trạng cơng tác QL hoạt động tổ văn phòng của HT ở các trường THPT trong tỉnh Quảng Ninh cho thấy rằng: 100% các đồng chí HT đều nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của hoạt động tổ văn phòng trong các nhà trường và tác dụng to lớn của hoạt động tổ văn phòng trong việc giữ vững ổn định nội bộ nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục về mọi mặt. Điều đặc biệt đáng chú ý là hầu hết các đồng chí HT các trường đều áp dụng khoa học QL trường học vào công tác, vận dụng khéo léo chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT tỉnh quảng ninh​ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)