8. Cấu trúc của luận văn
2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở địa đầu phía Đơng Bắc Việt Nam, nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Phía Tây tựa vào núi rừng trùng điệp. Phía Đơng nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngồi là hơn hai nghìn hịn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, cịn lại hơn một nghìn hịn đảo chưa có tên. Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó tính đến năm 2012 có 4 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 9 huyện), 186 đơn vị hành chính cấp xã.
Quảng Ninh là tỉnh miền núi có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phịng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía Đơng là vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp Hải Phịng.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Theo báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2010-2015, tình hình kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển tồn diện, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tiềm lực, quy mô nền kinh tế tăng mạnh. Kết quả cụ thể như sau [5], [27]:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP theo giá so sánh) bình quân 5 năm ước đạt 12,7%, quy mô kinh tế (GDP tính theo giá so sánh) năm 2010 gấp 1,8 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) năm 2010 ước
đạt 24,7 triệu đồng, gấp 2,14 lần so với năm 2005. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao gấp đơi so với bình qn chung của cả nước và nằm trong nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.
Sản xuất công nghiệp tăng cao và ổn định. Tổng giá trị sản xuất ước tăng bình qn 15,8%/năm. Các lĩnh vực cơng nghiệp có lợi thế, có khả năng cạnh tranh như than, vật liệu xây dựng, nhiệt điện...được đầu tư lớn, hiện đại. Sản xuất công nghiệp đúng hướng, giảm tỷ trọng khai khoáng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến.
Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất tăng bình quân 6,7%/năm. Đã đảm bảo an ninh lương thực vùng nông thôn. Lâm nghiệp phát triển mạnh, tỷ lệ che phủ rừng đạt 50%, làm tốt công tác chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi tăng giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác.
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Giá trị tăng thêm ước đạt 18,2%/năm. Thương mại nội địa phát triển về chất, đồ ở rộng ở cả thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tăng bình quân 19,1%. Kim ngạch xuất khẩu 5 năm ước đạt 8.589 triệu USD, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 21 triệu lượt.
Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch tích cực, đến năm 2011: nơng, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 5,6%, công nghiệp xây dựng 54,76%, dịch vụ 39,8%.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm ước đạt 96.120 tỷ đồng, tăng bình quân 85,7%/năm, là một trong 5 địa phương có số thu ngân sách cao nhất tồn quốc. Tổng chi ngân sách 5 năm ước đạt 42.418 tỷ đồng, tăng bình quân 67,6%/năm.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: được đặc biệt quan tâm toàn diện. Đã đưa vào sử dụng cầu Bãi Cháy, Cầu Bang, một số cầu vượt đường sắt, cầu treo dân sinh. Tập trung xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh (Quốc lộ 18 đoạn Mơng Dương - Móng Cái, đường 337, đường
329, đường 334... chú trọng đầu tư phát triển giao thông tới khu kinh tế, cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Hồnh Mơ và Khu công nghiệp Hải Hà, đường và hạ tầng các cảng biển, đường vành đai biên giới. Ưu tiên đầu tư đường liên xã, liên thôn bản cho nhân dân vùng nơng thơn.
2.1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội
2.1.3.1. Dân số
Tổng dân số Quảng Ninh đến năm 2014 là 1.172.500 người, trong đó dân số là nam giới nhiều hơn dân số là nữ giới. Cụ thể, dân số là nam giới có 598.800 người chiếm 51,1 % và dân số là nữ giới có 573.700 người chiếm 48,9 % so với tổng dân số toàn tỉnh.
Bảng 2.1: Dân số và lao động ở Quảng Ninh năm 2014 TT Năm Dân số (ngƣời) Lao động (ngƣời) Tỉ lệ tăng dân số% Tỉ lệ tăng lao động % 1 2008 1.096.100 533.700 2 2009 1.109.300 555.500 1,20 4,08 3 2010 1.122.500 586.100 1,18 5,51 4 2011 1.135.100 603.000 1,13 2,88 5 2012 1.146.600 613.800 1,01 1,79 5 2013 1.158.400 623.100 1,31 1,56 6 2014 1.172.500 633.400 1,22 1,65
(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2014)
- Mật độ dân số tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, khu công nghiệp như: TP Hạ Long (224.700 người chiếm 19,16 % dân số toàn tỉnh), TP Cẩm Phả (179.000 người chiếm 15,27 % dân số tồn tỉnh) , huyện Đơng Triều (160.500 người chiếm 13,69 % dân số tồn tỉnh), TP ng Bí (109.400 người chiếm 9,33 % dân số tồn tỉnh), TP Móng Cái (91.000 người chiếm 7,76 % dân số toàn tỉnh), .v.v..Khu đô thị là nơi người dân có thu nhập cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ có ngày càng nhiều. Dân số Quảng Ninh sống tập trung
nhiều ở các đô thị, thành phố sẽ là thị trường tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm đồ gỗ có chất lượng cao của ngành công nghiệp chế biến gỗ.
2.1.3.2. Dân tộc
Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngơn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa.
Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, người Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân, sống chủ yếu ở các đô thị, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Sau người Việt (Kinh) là các dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời. Người Dao (4,45 %) có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao. Người Hoa (0,43 %), người Sán Dìu (1,80 %), Sán chỉ (1,11 %) ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nghề trồng cấy lúa nước. Các dân tộc thiểu số là chủ nhân của miền núi, nơi có nhiều khó khăn, kinh tế và văn hố cịn chậm phát triển.
2.1.3.3. Các đơn vị hành chính
Quảng Ninh có 4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện trực thuộc, Trong đó, có 186 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 115 xã, 61 phường và 10 thị trấn (Niên giám thống kê Quảng Ninh, 2014)
2.1.3.4. Lực lượng lao động
Lực lượng lao động chủ yếu tập trung trong ngành nông, lâm, thủy sản (272.100 người chiếm 42,96 % so với tổng số lao động tồn tỉnh) tiếp đến là cơng nghiệp khai thác (94.900 người chiếm 14.98 % so với tổng số lao động toàn tỉnh), thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ (69.900 người chiếm 11,04 % so với tổng số lao động tồn tỉnh), cơng nghiệp chế biến (51.600 người chiếm 8.15 % so với tổng số lao động tồn tỉnh), cịn lại là các ngành nghề khác (Niên giám thống kê Quảng Ninh, 2014).
2.2. Vài nét về các trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh
Quy mô giáo dục THPT tỉnh Quảng Ninh có xu hướng phát triển mạnh, bên cạnh các trường THPT cơng lập, các trường THPT ngồi cơng lập xuất hiện ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Tồn tỉnh có 57 trường có cấp học THPT (Có 34 trường THPT cơng lập, 21 trường ngồi cơng lập, 02 trường PTDT nội trú cấp tỉnh).
Trong những năm gần đây, bậc THPT đã có sự quan tâm, đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất. Trường lớp khang trang, cảnh quan sạch - đẹp, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Hiện nay, tồn tỉnh có 25/57 trường THPT chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 43,9%.
Bảng 2.2: Hệ thống trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh từ năm 2004 - 2014 Năm học Số trƣờng Tăng (+) Giảm (-) So với năm học trƣớc Số lớp Tăng (+) Giảm (-) So với năm học trƣớc 2004 - 2005 41 0 916 71 2005 - 2006 41 0 1091 175 2006 - 2007 47 6 1105 14 2007 - 2008 52 5 1065 -40 2008 - 2009 52 0 1033 -32 2009 - 2010 52 0 1027 -6 2010 - 2011 54 2 1033 6 2011 - 2012 55 1 1189 156 2012 - 2013 57 2 1035 -154 2013 - 2014 57 0 1033 -2
Nhìn vào số liệu thống kê trong bảng 2.2, ta thấy trong 10 năm (2004- 2014), mạng lưới trường lớp cấp THPT của tỉnh Quảng Ninh không ngừng được mở rộng (tăng 16 trường và 117 lớp), tạo điều kiện tăng tỷ lệ huy động người học đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Hầu hết các địa phương đều có trường THPT đan xen cả 2 loại hình cơng lập và ngồi cơng lập, tạo điều kiện cạnh tranh về chất lượng giáo dục góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục và thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục. Các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được đến trường, tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.
Kết quả đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục đào tạo đã tạo điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, hạ tầng văn hóa - xã hội ở các xã miền núi, nông thôn được cải thiện rõ rệt. Đến năm 2010 về cơ bản toàn tỉnh khơng cịn phịng học tạm (trừ các trường hợp mới phát sinh do thiên tai, bão lũ), mục tiêu Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà cơng vụ cho giáo viên của Chính phủ được tỉnh Quảng Ninh hoàn thành sớm 02 năm so với cả nước, tỷ lệ phịng học kiên cố hóa đến năm 2010 vượt 4,2% so với chỉ tiêu Đề án kiên cố hóa và xây dựng trường chuẩn quốc gia của tỉnh.
2.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ văn phòng các trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Về số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ văn phòng
Bảng số liệu sau sẽ thống kê số lượng đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn phịng tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 2.3. Số lƣợng đội ngũ cán bộ văn phòng các trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh ĐVT: Người STT Tên đơn vị Đội ngũ cán bộ văn phòng Tổng số Nữ Nam Biên chế Hợp đồng
1 PT DTNT THCS&THPT Tiên Yên 9 7 2 7 2
2 PT DTNT Tỉnh 11 8 3 7 4
3 THCS-THPT 6 4 2 0 6
4 THCS-THPTTrần Nhân Tông 7 5 2 0 7
5 THCS-THPT Chu Văn An 9 6 3 0 9
6 THCS-THPT Đường Hoa Cương 7 4 3 5 2
7 THCS-THPT Hồnh Mơ 7 5 2 5 2 8 THCS-THPT Lê Thánh Tông 5 2 3 3 2 9 THCS-THPT Nguyễn Bình 6 3 3 0 6 10 THPT Hạ Long 6 3 3 0 6 11 THPT Ba Chẽ 7 4 3 5 2 12 THPT Bạch đằng 7 5 2 5 2 13 THPT Bãi Cháy 8 5 3 5 3 14 THPT Bình Liêu 8 6 2 6 2 15 THPT Cẩm Phả 9 6 3 6 3 16 THPT Chuyên Hạ Long 12 9 3 7 5 17 THPT Cô Tô 7 5 2 5 2 18 THPT Cửa Ông 7 5 2 5 2 19 THPT Đầm Hà 8 6 2 5 3 20 THPT Đông Thành 8 6 2 6 2 21 THPT Đông Triều 8 5 3 5 3 22 THPT Hải Đảo 7 5 2 5 2 23 THPT Hải Đông 7 4 3 5 2 24 THPT Hoàng Hoa Thám 8 6 2 6 2
25 THPT Hoàng Quốc Việt 8 5 3 5 3
26 THPT Hoàng Văn Thụ 6 4 2 4 2
27 THPT Hoành Bồ 7 4 3 5 2
STT Tên đơn vị Đội ngũ cán bộ văn phòng Tổng số Nữ Nam Biên chế Hợp đồng 29 THPT Hồng Đức 6 3 3 0 6 30 THPT Hùng Vương 6 4 2 0 6 31 THPT Lê Chân 7 5 2 5 2 32 THPT Lê Hồng .Phong 7 5 2 5 2 33 THPT Lê Lợi 6 4 2 0 6
34 THPT Lê Quý Đôn 7 4 3 5 2
35 THPT Lương Thế Vinh 7 5 2 0 7 36 THPT Lý Thường Kiệt 7 4 3 5 2 37 THPT Minh Hà 8 5 3 5 3 38 THPT Mông Dương 7 4 3 5 2 39 THPT Ngô Gia Tự 6 3 3 0 6 40 THPT Ngô Quyền 7 4 3 4 3 41 THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 7 4 3 0 7 42 THPT Nguyễn Du 7 5 2 0 7 43 THPT Nguyễn Tất Thành 7 5 2 0 7 44 THPT Nguyễn Trãi 6 3 3 0 6 45 THPT Quan Lạn 7 5 2 5 2 46 THPT Quảng Hà 7 4 3 5 2 47 THPT Quảng La 7 5 2 4 3 48 THPT Thống Nhất 6 3 3 0 6 49 THPT Tiên Yên 7 5 2 4 3 50 THPT Trần Khánh Dư 6 4 2 0 6 51 THPT Trần Phú 8 5 3 5 3 52 THPT Trần Quốc Tuấn 7 5 2 0 7 53 9 7 2 6 3 54 THPT Vũ Văn Hiếu 7 5 2 5 2 55 THPT Yên Hưng 7 4 3 0 7 56 TH-THCS-THPT Đoàn Thị Điểm 12 9 3 0 12 57 TH-THCS-THPT Văn Lang 12 8 4 0 12 Tổng cộng 423 278 145 190 233
Bảng số liệu trên cho thấy, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng 57 cơ sở giáo dục THPT và có tất cả 423 người làm cơng tác văn phịng.
Tỷ lệ nam nữ cán bộ làm cơng tác văn phịng có sự khác biệt đáng kể, có tới 278 người là nữ, trong khi đó chỉ có 145 cán bộ là nam.
Có 190 cán bộ văn phịng đã vào biên chế và 233 cán bộ vẫn thuộc diện làm hợp đồng.
2.3.2. Về chất lượng đội ngũ cán bộ văn phịng
Biểu đồ sau thể hiện trình độ của đội ngũ cán bộ làm cơng tác hành chính văn phịng ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (trong biên chế).
Biểu đồ 2.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ văn phịng (ĐVT: %)
Trình độ của đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn phịng của các trường THPT thấp nhất là cao đẳng và cao nhất đạt trình độ thạc sĩ.
Biểu đồ cho thấy, nhìn chung hầu hết đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều có trình độ Đại học và trên đại học. Trình độ là đại học chiếm 67%. Số cán bộ công tác văn phịng có trình độ là thạc sĩ chiếm 24%. Thấp nhất là trình độ cao đẳng, tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng chỉ là 9%. Có thể thấy, đội ngũ cán bộ làm cơng tác
hành chính văn phịng tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có trình độ cao.
2.4. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.4.1. Mục đích khảo sát
Phát hiện và đánh giá thực trạng về bồi dưỡng, quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng các trường THPT, những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến công bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay, trên cơ sở đó dự báo nhu cầu và đề xuất nâng cao việc bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT của tỉnh.
2.4.2. Nội dung khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng ở các nội dung sau:
- Nhận thức của cán bộ quản lí, cán bộ văn phòng về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT ở tỉnh Quảng Ninh.
- Thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng các trường THPT ở tỉnh Quảng Ninh.
- Thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường ở tỉnh Quảng Ninh
- Mức độ thuận lợi, khó khăn và các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng các trường THPT ở tỉnh Quảng Ninh.
2.4.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu
Để thu thập các kết quả nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra,
phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thống kê toán học.
Để xử lý các kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tơi tiến hành tính điểm