Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ nhân viên hành chính thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT tỉnh quảng ninh​ (Trang 89 - 92)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho

3.2.4. Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ nhân viên hành chính thơng

qua hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ theo hướng chuẩn hố

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhóm biện pháp này nhằm bồi dưỡng năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, khả năng nghiên cứu khoa học và tự bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên hành chính để thực hiện đạt hiệu lực, hiệu quả trong công việc đáp ứng tinh thần cải cách hành chính.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nhân viên hành chính trong nhà trường là những người trực tiếp làm việc trong môi trường sư phạm, đối tượng tiếp xúc và làm việc hàng ngày của họ là cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh. Mặc dù vậy, họ lại là những người không được đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Cho nên, cán bộ quản lí trong nhà trường phải có biện pháp, đầu tư thích đáng để bồi dưỡng cho họ có năng lực sư phạm, tự tin trong công việc và làm việc trong môi trường sư phạm đạt hiệu quả như mong muốn. Phải tạo cho các nhân viên có cơ hội để nâng cao năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn, khả năng nghiên cứu khoa học và tự bồi dưỡng. Bên cạnh đó, bồi dưỡng kiến thức thực tế phong phú và đổi mới tư duy nhận thức.

- Dự báo các điều kiện và xây dựng các tiêu chí quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho đội ngũ cán bộ văn phịng.

Trong nhóm biện pháp 1 đã đề cập đến các biện pháp tổ chức hoạt động nhằm đổi mới nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động và dân chủ của cán

bộ quản lí, cán bộ văn phòng đối với hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính. Trong mục này sẽ đề xuất biện pháp dự báo các điều kiện và xây dựng các tiêu chí quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho đội ngũ cán bộ văn phịng.

Các cán bộ văn phịng có vai trị quan trọng trong nhà trường, các hoạt động trong nhà trường đều có liên quan với nhiệm vụ của họ. Cán bộ văn phòng mà vắng mặt thì mọi cơng việc sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khi đó có thể HT phải làm thay công việc của cán bộ văn phòng và đặc biệt có việc khơng thể làm thay được. Vì vậy, cần phải có biện pháp để cán bộ văn phịng thấy được vai trò quan trọng, ý thức trách nhiệm với công việc được giao và động viên để tạo cho họ có động lực phát huy năng lực chun mơn, nghiệp vụ.

Trong các hội nghị, cuộc họp, cần khẳng định vai trò của cán bộ văn phịng. Vai trị của họ có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi thầy cô giáo trong hội đồng nhà trường, tới tập thể học sinh của trường; ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường đối với phụ huynh học sinh, nhân dân và lãnh đạo địa phương. Bên cạnh đó cũng chỉ rõ cho họ thấy thơng qua cơng việc và hoạt động của mình họ cịn có thể ảnh hưởng tới chính danh dự của bản thân.

Phải làm cho cán bộ văn phòng thấy được sự tin tưởng của cán bộ quản lí đối với họ. Khi giao nhiệm vụ cho họ, chính là đã đánh giá cao vai trị và khả năng của họ.

Phải làm cho cán bộ văn phòng thấy được trách nhiệm đối với nhiệm vụ mà trường giao cho là nhiệm vụ trước rất nhiều giáo viên, cán bộ nhân viên, học sinh và với sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Tuy nhiên, động lực chính để động viên họ chính là sự quan tâm, tôn trọng của người lãnh đạo trực tiếp, của tập thể giáo viên, nhân viên đối với họ thể hiện qua cách giành cho họ điều kiện làm việc tốt, sự quan tâm về mặt tình cảm, yếu tố tinh thần. Mặt khác cần có chế độ khuyến khích trả thù lao xứng đáng cho công việc phải làm thêm giờ, xét thành tích thi đua,...

- Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ văn phịng thơng qua

hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính.

Như trên đã đề cập, vai trò của cán bộ văn phòng trong nhà trường giai đoạn hiện nay là rất quan trọng, nhưng năng lực của họ và đặc biệt năng lực sư phạm của họ mới chính là yếu tố quyết định việc hồn thành công việc của họ một cách nhẹ nhàng và hoàn hảo.

Bồi dưỡng cho cán bộ văn phịng nắm được những nét cơ bản của tâm lí học, tâm lí học lứa tuổi học sinh THPT. Tạo điều kiện cho cán bộ văn phòng tham dự các lớp tập huấn về tổ chức các hoạt động học tập cùng với giáo viên; tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên đề về giáo dục HS THPT.

Mời các chuyên gia sư phạm am hiểu cơng tác hành chính nói chuyện chun đề, chia sẻ kinh nghiệm việc tổ chức các hoạt động của cơng tác hành chính nhằm đạt hiệu quả cơng việc cao nhất đối với riêng tổ văn phòng.

Xây dựng định hướng ưu tiên trong nghiên cứu khoa học về đổi mới cơng tác cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích các nhân viên đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ hành chính, nhất là bồi dưỡng nghiệp vụ theo hướng chuẩn hoá ...

Chú ý việc xây dựng văn hố văn phịng, đặc biệt là thái độ tiếp đón vì văn phịng dược xem như "bộ mặt" của nhà trường. Địa điểm đặt văn phịng ở vị trí thuận lợi cho việc liên hệ, diện tích văn phịng phù hợp với yêu cầu công việc, cung cấp đủ trang thiết bị cần thiết cho hoạt động văn phịng; sắp xếp, trang trí văn phịng hợp lí và tạo mơi trường giao lưu, tiếp xúc thuận lợi.

- Tăng cường cho cán bộ văn phòng đi thực tế ở các đơn vị trường học, cơ quan, công ty có hoạt động văn phịng tốt, thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính để họ có nhìn nhận thấu đáo, đổi mới trong cơng tác văn phịng.

Để thực hiện tốt biện pháp này HT cần chỉ đạo xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nghiệp vụ hành chính cho đội ngũ cán bộ văn phòng. Tổ chức đánh giá đối

với đội ngũ cán bộ văn phòng trước và sau khi bồi dưỡng để có thể có thể đứa ra chiến lược nhân sự, bồi dưỡng phù hợp.

Cán bộ, nhân viên thực hiện khảo sát, làm bài thu hoạch… để kiểm tra năng lực trước và sau khi bồi dưỡng.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Cần có các tài liệu tham khảo về đánh giá nghiệp vụ hành chính. Các tài liệu này có thể bao gồm sách, báo, các ấn phẩm chuyên ngành, cơ sở dữ liệu điện tử,...

- Cần kinh phí để tiến hành khảo sát, thu thập các tiêu chí đánh giá nghiệp vụ hành chính. Các tiêu chí này được thu thập thông qua các tài liệu tham khảo và thực tế hoạt động của đơn vị.

- Cần có nội qui, qui định cụ thể đối với cơng tác đánh giá nghiệp vụ hành chính.

- Xây dựng cơ chế khen thưởng, khích lệ đối với các cán bộ văn phịng thực hiện tốt hoạt động nghiệp vụ và cơ chế phạt đối với các cán bộ văn phịng khơng thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng.

- Cần kinh phí để mời các chuyên gia đến chia sẻ cũng như cho các hoạt động khen thưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trường THPT tỉnh quảng ninh​ (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)