8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn phòng ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh và đề xuất một
số biện pháp tăng cường QL hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng của tỉnh trong giai đoạn hiện nay, tôi đã làm phiếu hỏi trưng cầu ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu ra. Số phiếu thu được của 90 người là cán bộ QL và nhân viên làm văn phòng tại các trường THPT, 100% số phiếu trưng cầu ý kiến đều được ghi đầy đủ ở các nhóm biện pháp. Kết quả trưng cầu ý kiến qua đánh giá được phản ánh trong bảng sau:
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp trƣng cầu ý kiến của các biện pháp
Các biện pháp QL Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ QL, cán bộ văn phòng về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng
56,2% 43,8% 57,5% 42,5%
Biện pháp 2: Thường xuyên
khảo sát để chủ động đáp ứng các yêu cầu bồi dưỡng nhân viên hành chính
69,4% 30,6% 61,1% 37,2% 1,7%
Biện pháp 3: Xác định trách
nhiệm của các đối tượng tham hoạt động quản lý và hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng
61,2% 38,8% 57,2% 42,8%
Biện pháp 4: Bồi dưỡng năng
lực sư phạm cho đội ngũ nhân viên hành chính thơng qua hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ theo hướng chuẩn hoá
75,6% 24,4% 68,1% 29,2% 2,7%
Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở
vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng
68,9% 31,1% 75,2% 24,8%
Qua kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi thực hiện có hiệu quả của các nhóm biện pháp tăng cường QL hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng các trưởng THPT tỉnh Quảng Ninh có thể thấy rằng:
Ở biện pháp 1: Có 56,2% cho là nhóm này rất cần thiết và 43,8% cho là
cần thiết trong việc nâng cao nhận thức, thái độ của cán bộ QL và cán bộ văn phòng về vai trò, trách nhiệm đối với hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính và 100% cho là có tính khả thi, có hiệu quả. Điều này cho thấy nhóm biện pháp này được các nhà QL đánh giá cao và có tính khả thi cao; cũng đúng với thực tiễn muốn đạt được hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng thì ý thức trách nhiệm của cán bộ QL, cán bộ văn phịng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động này.
Ở biện pháp 2: 100% cho là cần thiết phải thường xuyên khảo sát để chủ
động đáp ứng các yêu bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng và 98,3% cho rằng biện pháp này có tính khả thi. Bên cạnh đó vẫn cịn 1,7% lo ngại về nhóm biện pháp này khơng có tính khả thi vì họ cho rằng chỉ cần nắm được tinh thần đổi mới và tham gia các đợt bồi dưỡng do Phòng giáo dục và đào tạo hoặc Phòng chức năng bồi dưỡng là đủ.
Ở biện pháp 3: Tính cần thiết và khả thi được đánh giá rất cao (100%).
Thực tế cho thấy, việc xác định rõ trách nhiệm của cán bộ QL trong trường THPT đối với hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng là việc làm cần thiết. Bởi, có xác định rõ trách nhiệm, có thấy hết được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ văn phịng, hình dung và thấy được sự mất an toàn, mất ổn định, sự nguy hại bởi trình độ, nhận thức, khả năng hồn thành các công việc được giao của đội ngũ cán bộ văn phịng đạt thấp thì mới quan tâm chỉ đạo, đầu tư, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ văn phòngđược bồi dưỡng thường xuyên cập nhật những yêu cầu mới đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của xã hội.
Ở biện pháp 4: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ văn
phịng thơng qua hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính, nhóm biện pháp này 100% các nhà QL cho là cần thiết và 97,3% có tính khả thi, hiệu quả. Đây là vấn đề mà các nhà QL rất quan tâm, là vấn đề QL, chỉ đạo thường xuyên ở
các trường THPT. Thông qua các biện pháp bồi dưỡng giúp cho cán bộ văn phịng có kiến thức cơ bản về tâm lí và tâm lí HS THPT có được năng lực sư phạm giúp cho họ tự tin trong môi trường sư phạm và tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cũng qua hoạt động QL này giúp cho Hiệu trưởng các nhà trường có cái nhìn khách quan thơng suốt tới tồn thể đội ngũ cán bộ văn phòng, phát huy hết khả năng của các cá nhân tạo điều kiện cho cá nhân tự bồi dưỡng vươn lên hồn thiện mình và cũng qua đó giúp cho Hiệu trưởng lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp cho cả tập thể đội ngũ nhân viên văn phòng cũng như từng cá nhân nhân viên. Song vì vì có nhiều biện pháp và nhận thức của đội ngũ cán bộ QL về vấn đề bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên này cịn có phần khác nhau nên vẫn cịn 2,7% cho rằng khó khả thi mà họ nghĩ người cán bộ QL còn phải quan tâm đến rất nhiều cơng việc khó có thể tổ chức và triển khai như vậy được.
Ở biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ
hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phịng các trường THPT. Qua khảo sát và điều tra các bộ, nhân viên làm cơng tác hành chính văn phịng tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy 100% cán bộ, nhân viên đều đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính đối với cán bộ văn phịng là cần thiết và giải pháp này khả thi.
Tóm lại, từ những nhận xét về kết quả của sự kiểm chứng từng nhóm biện pháp tơi cho rằng các biện pháp đề xuất trong đề tài này nhìn chung đều mang tính cần thiết và tính khả thi đối với QL hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng trong các trường THPT tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay. Tính cần thiết đạt mức cao cho cả 4 nhóm biện pháp, tính khả thi các biện pháp đều có triển vọng tốt.
Kết luận chƣơng 3
Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ văn phòng trong các trường THPT là một hoạt động góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên hành chính đáp ứng những u cầu địi hỏi ngày càng khắt khe của thời kỳ đổi mới, hội nhập, cải cách thủ tục hành chính. QL tốt hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính có cán bộ văn phịng sẽ giúp cho đội ngũ này được bồi dưỡng một cách khoa học, có kế hoạch, tiết kiệm được thời gian, kinh phí,... và đạt được kết quả chuẩn hố cao. Vai trò của sự QL, chỉ đạo đối với hoạt động bồi dưỡng nhân viên hành chính mang lại hiệu quả tích cực, các biện pháp QL hoạt động này được xuất phát từ thực tiễn. Các biện pháp QL được đề xuất trong chương này xuất phát từ những kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ QL và cán bộ văn phòng trong các trường THPT tỉnh Quảng Ninh phù hợp với thực tế hoạt động này ở các trường, cơ sở lý luận của khoa học QL giáo dục và cũng đã được tôi áp dụng tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm học 2015-2015 nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên hành chính đã thu được kết quả tốt.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ