LCD 20x4 là loại màn hình tinh thể lỏng nhỏ dùng để hiển thị chữ hoặc số trong bảng mã ASCII. Mỗi ô của Text LCD bao gồm các chấm tinh thể lỏng, các chấm này kết hợp với nhau theo trình tự “ẩn” hoặc “hiện” sẽ tạo nên các kí tự cần hiển thị và mỗi ô chỉ hiển thị được một kí tự duy nhất.
LCD 20x4 nghĩa là loại LCD có 4 dòng và mỗi dòng chỉ hiển thị được 20 kí tự. Đây là loại màn hình được sử dụng rất phổ biến trong các loại mạch điện.
Thông số kĩ thuật của LCD 20x4
- Điện áp: 5V
- Ngõ giao tiếp: 16 chân
- Màu sắc màn hình: xanh lá hoặc xanh dương - Module hỗ trợ giao tiếp với vi điều khiển: I2C
Một vài lưu ý khi sử dụng Arduino Mega
- Khi bắt đầu sử dụng Arduino Mega 2560, bạn nên chú ý lựa chọn lại board. Bằng cách vào Tool → Board → Arduino Mega 2560. Nhằm tránh trước đó bạn đã sử dụng loại Arduino khác cổng vẫn còn nhận là board cũ nên khi build bạn sẽ gặp lỗi.
- Khi sử dụng chân RX, TX cuả Arduino, các bạn nên nhớ rút dây cắm tại 2 chân này ra rồi hãy bắt đầu upload. Sau đó hãy cắm lại bình thường và sử dụng để tránh gặp phải lỗi.
- Không được phép cắm trực tiếp chân GND vào chân nguồn 5V, có thể dẫn tới hỏng mạch.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ - CHẾ TẠO MÔ HÌNH PHUN XĂNG, ĐÁNH LỬA 3.1. Thiết kế - chế tạo khung mô hình
3.1.1. Yêu cầu mô hình
Mô hình hệ thống phun xăng và đánh lửa được chế tạo nhằm mục đích hỗ trợ giảng viên trong công tác giảng dạy và giúp sinh viên có thể quan sát được đặc điểm kết cấu và hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng đánh lửa một cách dễ dàng. Mô hình cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Dễ dàng sử dụng và điều khiển.
- Phải thể hiện rõ ràng, dễ hiểu nguyên lý. - Kích thước gọn, nhẹ dễ dàng di chuyển. - Có độ bền cao hoạt động ổn định và an toàn.
3.1.2. Phương án thiết kế mô hình
Chọn hệ thống phun xăng đánh lửa trên xe Toyota Camry 2002 làm cơ sở để thực hiện mô hình vì đây là loại xe cũng khá phổ biến trong thực tế lại có số lượng nhiều các thiết bị hiện đại và đặc biệt dễ tìm hơn giá thành rẻ nhằm tạo điều kiện cho quá trình thực hiện mô hình.
3.1.3. Thiết kế khung mô hình3.1.3.1. Yêu cầu khung mô hình 3.1.3.1. Yêu cầu khung mô hình
Khung mô hình là nơi lắp đặt bảng bố trí các thiết bị của hệ thống ECU, bộ motor trục khuỷu và trục cam, các cảm biến và Adaptor bàn để lap top vì vậy khung mô hình phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Kết cấu chắc chắn, khối lượng tương đối. - Được sơn lót chống gỉ và sơn thẩm mỹ.
- Độ lớn của khung phải đảm bảo bố trí một cách thích hợp các thiết bị trên sa bàn.
- Chiều cao phù hợp để tiện quan sát và vận hành. - Có bánh xe để di chuyển một các dễ dàng. - Giá thành hợp lý.
3.1.3.2. Lựa chọn vật liệu để chế tạo khung mô hình
Chọn vật liệu để chế tạo khung mô hình là sắt hộp vuông, có bề dày 1mm. kích thước các thanh thép sử dụng chủ yếu là: 30x30, 20x20, 15x15, 10x10.
3.1.3.3. Chế tạo bộ khung
Hình 3.1 - Hệ thống khung mô hình và giá đỡ
Khung được ghép và kết nối với nhau bằng phương pháp hàn điện, bộ khung được chế tạo làm hai phần:
- Khung hình hộp chữ nhật để lắp được các thiết bị và trang trí mô hình.
- Bộ phận chân đế được gắn bánh xe để di chuyển dễ dàng và là nơi lắp đặt nguồn điện.
3.1.4. Thiết kế, gá đặt chi tiết lên mô hình
Thiết kế và phác thảo vị trí của các chi tiết và bộ phận trên phần mềm AutoCAD.
In bản vẽ thiết kế ra giấy decal và sau đó dán lên tấm mica đã chọn theo đúng kích thước.
Lắp các tấm mica đã dán decal lên khung mô hình.