Sau khi nạp chương trình xong ta tiến hành chạy thử và các giá trị điện áp được đọc và hiển thị lên màn hình LCD.
3.2.5. Đánh Pan bằng Bluetooth [4]
Thông thường việc đánh pan thông qua các công tắc để làm hở mạch dây dẫn từ đó dẫn đến lỗi các hệ thống, cảm biến trên mô hình. Để thay đổi và hiện đại hơn nhóm đã kết hợp thêm Module Bluetooth HC – 06 và Module Relay 8 kênh để thực hiện việc đánh pan bằng điện thoại trên ứng dụng “Bluetooth Controller 8 Lamp” thông qua kết nối Bluetooth.
Vì ứng dụng “Bluetooth Controller 8 Lamp” chỉ gửi tối đa 8 tín hiệu nên nhóm sẽ thực hiện đánh 8 pan trên mô hình.
Để điểu khiển đánh pan bằng Bluetooth trước hết ta phải thiết kế phần cứng sau đó tiến hành viết chương trình để điều khiển.
Dùng phần mềm Proteus để vẽ sơ đồ mạch kết nối:
Hình 3.17 - Kết nối module bluetooth, relay với arduino
Hình 3.18 - Kết nối module bluetooth, relay với arduino (thực tế)
Chân TX của Module Bluetooth nối với chân RX của arduino, chân RX của Module Bluetooth nối với chân TX của arduino.
Sau khi đã hoàn thành kết nối phần cứng, ta tiến hành viết chương trình cho việc điều khiển Module Bluetooth HC – 06 và Arduino Mega 2560.
Đối với Arduino Mega 2560 muốn hoạt động nhận tín hiệu và điều khiển relay được ta phải nạp một chương trình được thành viên nhóm viết như sau:
Hình 3.22 - Mã Code được nạp vào Arduino Mega 2560
Sau khi nạp chương trình đúng vào cho Arduino Mega 2560 ta tiến hành cấp nguồn 5V cho Arduino và chạy thử chương trình.
Sau đó mở Smart phone lên vào ứng dụng CH Play hoặc Google Play (chỉ có ở hệ điều hành Android) ta tải một ứng dụng tên là “Bluetooth Controller 8 Lamp”.
Hình 3.23 - Phần mềm và giao diện đánh pan Bluetooth Controller 8 Lamp
Sau khi đã tải được ứng dụng ta sẽ chạy ứng dụng và mở bluetooth kết nối với buletooth phát ra từ HC-06. Và sau khi kết nối thành công thì chúng ta có thể điều khiển đóng ngắt các relay thông qua các nút bấm có trong ứng dụng. 8 nút tương ứng với 8 pan được thiết lập như sau:
+ Pan 1: Chân tín hiệu SIL + Pan 2: Chân tín hiệu THW
Như vậy nhóm đã thiết kế được một hệ thống đánh pan điện tử từ xa thông qua Bluetooth để nâng cao tính hiện đại trong học tập và giảng dạy.
CHƯƠNG 4: VẬN HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ4.1. Quy trình vận hành 4.1. Quy trình vận hành
4.1.1. Khởi động mô hình
Đầu tiên mô hình sử dụng với nguồn điện áp acquy cấp vào là 12V. Sau khi cấp nguồn vào cho mô hình ta bật chìa khoá lên. Với thao tác bật chìa khóa, ta bật 2 nấc cho thiết bị hoạt động. Sau khi bật 2 nấc lúc này mô hình sẽ hoạt động được thể hiện qua bugi đánh lửa và đèn giả lập kim phun sẽ nhấp nháy thể hiện giống trong động cơ đang hoạt động. Khi muốn mô hình không hoạt động nữa ta chỉ cần vặn tắt chìa khoá.
Trên mô hình khi đang hoạt động ta có thể thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vặn biến trở để tăng giảm tốc độ motor. Khi thay đổi tốc độ motor thì bugi sẽ đánh lửa và led thể hiện kin phun sẽ thay đổi nhanh hay chậm thích ứng với tốc độ motor.
4.1.2. Đo kiểm, đọc dữ liệu
Trên mô hình được bố trí cổng chẩn đoán OBD II có thể kết nối với máy tính thông qua cáp và đọc được dữ liệu trên phần mềm Techstream. Khi đã kết nối được ta có thể đọc các thông số mà hộp đang hoạt động, xử lý trong phần Datalist. Trong Datalist sẽ hiển thị các thông số có thể thay đổi được từ mô hình như tốc độ động cơ, độ mở bướm ga, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ nước làm mát và lưu lương khí nạp thông qua các biến trở xoay để thay đổi các thông số.
Khi các thống số được thay đổi theo ý người dùng ta có thể đo kiểm các giá trị như điện trở, điện áp… thông qua các giắc chân được bố trí trên mô hình.
4.2. Đọc lỗi, đánh pan
Khi kết nối được với phần mềm Techstream ta có thể đọc lỗi hiện có trên mô hình các lỗi do ta đánh pan và các lỗi không hiển thị trên phần mềm.
4.2.1. Đánh pan bằng điện thoại
Mô hình được bố trí thêm một cơ cấu đánh pan điện tử thông qua phần mềm trên điện thoại android đó là phần mềm “Bluetooth Controller 8 Lamp”.
Với đánh pan bằng điện thoại ta có thể đánh được các lỗi sau đây tương ứng với số nút trong ứng dụng trên điện thoại. Để sử dụng được pan điện tử ta cần bật một công tắc ở trong hộp pan tay. Khi đã cấp nguồn cho pan điện tử ta mở điện thoại kết nối bluetooth với module HC-06, khi đã kết nối ta vào phần mềm và nhấn Connection để
+ Pan 4: Chân tín hiệu VTA. + Pan 5: Chân tín hiệu VG. + Pan 6: Chân tín hiệu THA. + Pan 7: Chân NE+.
+ Pan 8: Nguồn +B.
Hình 4.1 - Phần mềm “Bluetooth Controller 8 Lamp”
* Lưu ý: Các pan sau khi được đánh lỗi ta có thể đo đạc, kiểm tra thông qua các giắc đo được bố trí trên mô hình. Và có thể đọc lỗi trên Techstream với những lỗi mà hộp ECU thể hiện. Sau khi sử dụng pan điện tử xong trước khi tắt yêu cầu tắt các nút đánh pan (nối dây).
Pan 1: Khi đánh pan chân SIL.
Khi đánh tín hiệu SIL bị ngắt thì không sử dụng được phần mềm chẩn đoán techstream và không đọc được lỗi đồng thời khi đo kiểm chân SIL ta nhận được điện áp là 0V (hoạt động bình thường 9V – 12V).
Hình 4.2 - Giao diện phần mềm chẩn đoán techstream
Khi đánh pan chân SIL thì phần mềm chẩn đoán sẽ không kết nối được với ECU.
Hình 4.3 - Lỗi phần mềm không nhận được ECU
Pan 2: Khi đánh pan THW:
Trên màn hình chẩn đoán xuất hiện mã lỗi: P0118 - Engine Coolant Temperature Circuit Hight Input (Mạch nhiệt độ nước làm mát động cơ – tín hiệu vào cao).
Dữ liệu datalist đọc được khi có lỗi sẽ đưa ra giá trị -40oC nhận biết được mạch bị hở:
Đo kiểm khi nhận được lỗi: Vì pan được thiết kế là pan hở mạch đo điện áp chân THW và E2 sẽ nhận được giá trị 0V, đo giá trị điện trở sẽ chạy từ 0 đến 2150Ω (khi xoay núm).
Nguyên nhân xảy ra hư hỏng:
+ Do hở mạch hoặc ngắn mạch dây dẫn. + Do cảm biến bị hỏng.
Hình 4.5 - Dữ liệu datalist đọc được khi có lỗi sẽ đưa ra giá trị Coolant Temp -40oC
Hình 4.6 - Giá trị hiển thị sau khi xóa lỗi
Khi đã sửa chữa lỗi và phần mềm chẩn đoán không báo lỗi cảm biến nhiệt độ nước làm mát ta sẽ đo chân THW và mass sẽ nhận được giá trị 2.3V – 0.35V tương ứng với giá trị nhận được trên datalist trong khoảng là 21 – 108oC (khi xoay volume).
Pan 3: Khi đánh Pan VPA.
Trên màn hình chẩn đoán xuất hiện mã lỗi:
Throttle/ Padal Possition Sensor/Swithch “D” Circuit Low Input (Mạch cảm biến vị trí bàn đạp/ bướm ga/ công tắc “D” – tín hiệu thấp).
Hình 4.7 - Xuất hiện mã lỗi P2122
Khi đo kiểm sau khi đánh pan VPA sẽ là 0V, còn VTA2, VTA, VPA2 ta sẽ được các giá trị từ 0.8V – 3.4V.
Nguyên nhân xảy ra hư hỏng: + Do cảm biến bị hỏng.
+ Do hở mạch hoặc ngắn mạch dây dẫn, giắc nối.
Hình 4.8 - Xóa mã lỗi P2122
Khi đã sửa chữa lỗi và phần mềm chẩn đoán không báo lỗi cảm biến chân ga ta sẽ thấy VPA2 (1.61V – 3.69V), VTA2 (2.57V – 3.69V), VTA (0.51V – 2.55V), VPA (0.72V – 3.06V), tương ứng với các góc độ mở bướm ga trong khoảng 10 – 50%.
Pan 4: Khi đánh pan VTA.
Trên màn hình xuất hiện mã lỗi.
P0122 – Throttle/Pedal Position Sensor/Switch “A” Circuit Low InPut (Mạch cảm biến vị trí bàn đạp/ bướm ga/ công tắc)
Hình 4.9 - Xuất hiện mã lỗi P0122
- Khi đo kiểm sau khi đánh pan VTA sẽ là 0V, còn VTA2, VPA, VPA2 ta sẽ được các giá trị từ 0.51V – 3.6V.
- Dữ liệu datalist đọc được khi có lỗi sẽ đưa ra giá trị 0% nhận biết được mạch bị hở:
Hình 4.10 - Dữ liệu datalist đọc được khi Throttle có lỗi sẽ đưa ra giá trị 0 %.
- Nguyên nhân xảy ra hư hỏng: + Do cảm biến bị hỏng.
+ Do hở mạch hoặc ngắn mạch dây dẫn, giắc nối.
Hình 4.11 - Giá trị hiển thị sau khi xóa lỗi P0122
Khi đã sửa chữa lỗi và phần mềm chẩn đoán không báo lỗi cảm biến nhiệt độ khí nạp ta sẽ thấy VPA2 (1.61V – 3.69V), VTA2 (2.57V – 3.69V), VTA (0.51V – 2.55V), VPA (0.72V – 3.06V), tương ứng với các góc độ mở bướm ga trong khoảng 10 – 50%.
Pan 5: Khi đánh pan VG
Trên màn hình chẩn đoán xuất hiện mã lỗi.
P0102 – Air Folow Meter Circuit – (Mạch lưu lượng hay khối lượng khí nạp tín hiệu vào thấp).
Hình 4.12 - Xuất hiện mã lỗi P0102
Dữ liệu datalist đọc được khi có lỗi sẽ đưa ra giá trị 0.34 gm/sec hoặc bằng 0 ở giá tri MAF:
Hình 4.13 - Dữ liệu datalist đọc được khi MAF có lỗi sẽ đưa ra giá trị 0.34 gm/sec.
Đo kiểm khi nhận được lỗi: Vì pan được thiết kế là pan hở mạch nên đo điện áp chân VG và E2 sẽ nhận được giá trị 0V.
Nguyên nhân xảy ra hư hỏng:
+ Do hư cảm biến lưu lượng khí nạp.
+ Điện áp nguồn đến không đủ do đứt dây hoặc ngắn mạch. + Thiếu mass của cảm biến.
Hình 4.14 - Giá trị hiển thị sau khi xóa lỗi P0101
P0113 – Intake Air Temperature Circuit High Input (Mạch nhiệt độ khí nạp – tín hiệu vào cao).
Hình 4.15 - Xuất hiện mã lỗi P0113
- Dữ liệu datalist đọc được khi có lỗi sẽ đưa ra giá trị -40oC nhận biết được mạch bị hở:
Hình 4.16 - Dữ liệu datalist đọc được khi Intake Air có lỗi sẽ đưa ra giá trị -40oC
- Đo kiểm khi nhận được lỗi (pan được thiết kế là pan hở mạch): đo điện áp chân THA và E2 sẽ nhận được giá trị 0V, đo giá trị điện trở sẽ chạy từ 0 đến 2000 Ω (khi xoay volume).
- Nguyên nhân xảy ra hư hỏng:
+ Do cảm biến nhiệt độ khí nạp bị hư. + Do hở mạch hoặc ngắn mạch dây dẫn.
Hình 4.17 - Giá trị hiển thị sau khi xóa lỗi P0113
Khi đã sửa chữa lỗi và phần mềm chẩn đoán không báo lỗi cảm biến nhiệt độ khí nạp ta sẽ đo chân THA và mass sẽ nhận được giá trị 2.4V – 0.4V tương ứng với giá trị
Pan 7: Khi đánh pan Ne+.
- Hiện thượng xảy ra là bugi không đánh lửa, không có tín hiệu xung ở Ne+ điện áp 0V, thử đèn led không nháy (hoạt động bình thường đèn led nháy theo dạng xung vuông).
Nguyên nhân xảy ra hư hỏng: + Do cảm biến bị hỏng.
+ Do hư hỏng đường dây điện, giắc nối làm hở mạch.
Pan 8: Khi đánh pan +B.
- Khi đánh pan B+ thì mô hình sẽ không hoạt động lúc này bugi, kim phun, tín hiệu chẩn đoán không hoạt động. Khi đo kiểm nhận được điện áp ở Vc lúc này là 0V.
4.2.2. Đánh pan bằng công tắc
Hộp đánh pan tay được bố trí như 1 hộc tủ có thể mở nắp ra và nằm phía trong khung mô hình. Với hộp pan tay ta có thể đánh pan được các lỗi như sau:
VG, THA, THW, VTA, +B, NE+, SIL, VPA
- Lưu ý: Các lỗi chẩn đoán do đánh pan là các lỗi hở mạch, do pan được thiết kế để ngắn dây
Pan VG:
P0102 – Air Folow Meter Circuit – Mạch lưu lương hay khối lượng khí nạp (tín hiệu vào thấp)
- Mã lỗi xuất hiện trên phần mềm chẩn đoán:
- Dữ liệu Datalist đọc được khi có lỗi sẽ đưa ra giá trị thấp hoặc bằng 0 ở giá tri MAF:
- Đo kiểm khi nhận được lỗi: (pan được thiết kế là pan hở mạch) đo điện áp chân VG và mass sẽ nhận được giá trị 0V.
- Nguyên nhân xảy ra hư hỏng: + Do hư cảm biến lưu lượng khí nạp.
+ Điện áp nguồn đến không đủ do đứt dây hoặc ngắn mạch. + Thiếu mass của cảm biến.
- Khi đã sửa chữa lỗi và phần mềm chẩn đoán không báo lỗi cảm biến lưu lượng khí nạp ta sẽ đo chân VG và mass sẽ nhận được giá trị 0.87V – 2V tương ứng với giá trị nhận được trên datalist là 1.07 – 10.23gm/sec.
- Dữ liệu Datalist đọc được khi có lỗi sẽ đưa ra giá trị -40oC nhận biết được mạch bị hở:
- Đo kiểm khi nhận được lỗi (pan được thiết kế là pan hở mạch): đo điện áp chân THA và mass sẽ nhận được giá trị 0V, đo giá trị điện trở sẽ chạy từ 0 đến 2180Ω (khi xoay núm).
- Nguyên nhân xảy ra hư hỏng:
+ Do cảm biến nhiệt độ khí nạp bị hư. + Do hở mạch hoặc ngắn mạch dây dẫn.
- Khi đã sửa chữa lỗi và phần mềm chẩn đoán không báo lỗi cảm biến nhiệt độ khí nạp ta sẽ đo chân THA và mass sẽ nhận được giá trị 2.4V – 0.4V tương ứng với giá trị nhận được trên datalist trong khoảng là 21 – 107oC (khi xoay núm).
Pan THW:
P0118 – Engine Coolant Temperature Circuit High Input – mạch nhiệt độ nước làm mát động cơ (tín hiệu vào cao)
- Mã lỗi xuất hiện trên phần mềm chẩn đoán:
- Dữ liệu Datalist đọc được khi có lỗi sẽ đưa ra giá trị -40oC nhận biết được mạch bị hở:
- Đo kiểm khi nhận được lỗi: (pan được thiết kế là pan hở mạch) đo điện áp chân THW và mass sẽ nhận được giá trị 0V, đo giá trị điện trở sẽ chạy từ 0 đến 2150Ω (khi xoay núm).
- Nguyên nhân xảy ra hư hỏng:
+ Do cảm biến nhiệt độ khí nạp bị hư. + Do hở mạch hoặc ngắn mạch dây dẫn.
- Khi đã sửa chữa lỗi và phần mềm chẩn đoán không báo lỗi cảm biến nhiệt độ nước làm mát ta sẽ đo chân THW và mass sẽ nhận được giá trị 2.3V – 0.35V tương ứng với giá trị nhận được trên datalist trong khoảng là 23 – 101oC (khi xoay núm).
Pan VTA:
P0122 – Throttle/Pedal Position Sensor/Switch “A” Circuit Low Input – mạch vị trí bàn đạp ga / bướm ga / công tắc “A” - tín hiệu thấp
- Khi đo kiểm sau khi đánh pan VTA sẽ là 0V, còn VTA2, VPA, VPA2 ta sẽ được các giá trị từ 0.8V – 3.4V.
- Mã lỗi xuất hiện trên phần mềm chẩn đoán: - Nguyên nhân xảy ra hư hỏng:
- Khi đã sửa chữa lỗi và phần mềm chẩn đoán không báo lỗi cảm biến chân ga ta sẽ thấy VPA2 (1.61V – 3.69V), VTA2 (2.57V – 3.69V), VTA (0.51V – 2.55V), VPA (0.72V – 3.06V), tương ứng với các góc độ mở bướm ga trong khoảng 10 – 50%.
Pan +B:
Khi đánh pan B+ thì mô hình sẽ không hoạt động (bugi, kim phun, chẩn đoán không hoạt động). Khi đo kiểm nhận được điện áp ở Vc là 0V (hoạt động bình thường 5V).
Pan NE+:
Hiện thượng xảy ra là bugi không đánh lửa, không có tín hiệu xung ở Ne+ điện áp 0V, thử đèn led không nháy (hoạt động bình thường đèn led nháy theo dạng xung vuông).
Pan SIL:
Khi đánh tín hiệu SIL bị ngắt thì không sử dụng được phần mềm chẩn đoán Techstream và không đọc được lỗi đồng thời khi đo kiểm chân SIL ta nhận được điện áp là 0V (hoạt động bình thường 9V – 12V).
Hình 4.19 - Phần mềm không nhận được hộp ECU
Pan VPA:
- Khi đo kiểm sau khi đánh pan VPA sẽ là 0V, còn VTA2, VTA, VPA2 ta sẽ được các giá trị từ 0.8V – 3.4V.
- Nguyên nhân xảy ra hư hỏng: + Do cảm biến bị hỏng.
+ Do hở mạch hoặc ngắn mạch dây dẫn, giắc nối.
- Khi đã sửa chữa lỗi và phần mềm chẩn đoán không báo lỗi cảm biến chân ga ta