vật liệu cho sản xuất mặt hàng tivi tại công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam
2.3.1. Khái niệm về hiệu quả của hoạt động nhập khẩu
Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, với các cơ chế quản lý khác nhau, mục tiêu trong từng giai đoạn khác nhau nhƣng bao trùm lên cả vẫn là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt đƣợc mục tiêu này, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những chiến lƣợc kinh doanh và phát triển thích hợp đảm bảo ứng phó kịp thời với những thay đổi của thị trƣờng, phải thiết lập các kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện chúng sao cho hiệu quả. Hiệu quả là thƣớc đo tổng hợp phản ánh năng lực hoạt động, trình độ kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động nhập khẩu hay hiệu quả nói chung thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra đê sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến mục tiêu của doanh nghiệp.
Hiệu quả đƣợc tính theo cách tuyệt đối
H=K-C
Hoặc, cũng có thể đƣợc tính theo cách tƣơng đối: H=K/C
(trong đó: H, K, C đƣợc giải thích nhƣ trên.)
Cũng có thể hiểu hiệu quả của hoạt động nhập khẩu theo khái niệm "hiệu quả kinh tế" nói chung. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:
Theo P.Samuellson và W.Nordhaus thì "hiệu quả sản xuất diễn rakhi xã hội không thể tăng sản lƣợng một cách hàng loạt hàng hóa mà khơng cắt giảm một loạt hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất, quan niệm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các
nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Nó chƣa phải là một khái niệm hiệu quả chung nhất.
Quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi tỷ số giữa kết quả nhận đƣợc và chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó. Đại diện của trƣờng phái này là tác giả Manfred Kuhu, theo ơng: "Tính hiệu quả đƣợc xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm đƣợc nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các q trình kinh tế.
Một quan điểm khá phổ biến, đƣợc nhiều ngƣời biết và sử dụng đó là: Hiệu quả kinh tế của một số hiện tƣợng (hoặc một quá trình) kinh tế phản ánh đã lợi dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu xác định. Đây là một khái niệm tƣơng đối đầy đủ phản ảnh đƣợc hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung, và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Hiệu quả hoạt động nhập khẩu nó phản ánh chất lƣợng của hoạt động, cũng nhƣ trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực... ) để đạt đƣợc mục tiêu doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả hoạt động nhập khẩu là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm nguồn lực xã hội tính riêng cho hoạt động nhập khẩu. Đây là hai mặt liên quan rất mật thiết của hiệu quả kinh tế trong hoạt động nhập khẩu, gắn liền với hai quy luật tƣơng ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm nguồn lực và sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra, yêu cầu phải khai thác tận dụng triệt để và tiết kiệm nguồn lực, để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng đến các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
2.3.2. Nhóm nhân tố bên trong
2.3.2.1. Quy mơ kinh doanh của doanh nghiệp
Panasonic AVC Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và trực thuộc của tập đoàn Panasonic toàn cầu. Vấn đề nguồn lực tài chính của doanh nghiệp ln ổn định do tính quy mơ tồn cầu cũng nhƣ hoạt động kinh doanh luôn
phát triển qua từng năm. Sự trƣờng vốn đã giúp doanh nghiệp có khả năng nắm bắt thơng tin nhanh, chính xác do có điều kiện sử dụng các phƣơng tiện hiện đại. Việc có điều kiện sử dụng các phƣơng tiện hiện đại trong hoạt động nhập khẩu đã giúp cho doanh nghiệp kết nối thông tin nhanh với các nhà cung cấp trong và ngƣời nƣớc. Ngồi ra, khả năng nắm bắt thơng tin về giá cả, cách thức nhập khẩu và bán hàng trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc tốt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
2.3.2.2. Văn hóa doanh nghiệp
Thƣơng hiệu Panasonic đã hình thành từ rất lâu đời và cho đến tận bây giờ Panasonic vẫn giữ vững đƣợc hình ảnh thƣơng hiệu. Đó chính là nhờ vào việc các cơng ty con của Panasonic duy trì triết lý kinh doanh của nhà sáng lập, trong đó có cả Panasonic AVC Việt Nam. Panasonic ln chú trọng vào việc đào tạo con ngƣời, văn hóa làm việc tự do, bình đẳng và khơng có khoảng cách cấp bậc để tạo ra những giá trị về văn hóa doanh nghiệp. Trong hoạt động nhập khẩu, văn hóa doanh nghiệp mạnh yếu cũng tác động phần nào đến nhận thức của các thành viên trong cơng ty. Thành viên có nhận thức tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp luôn thực hiện mọi hoạt động trên cơ sở đạo đức và tuân thủ pháp luật. Đặc biệt trong quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp, đạo đức trong cách làm việc và tuân thủ pháp luật là điều tất yếu cần có khi thực hiện quy trình.
2.3.2.3. Nhân tố con người
Giá trị kinh doanh cốt lõi của PAVCV là “Con ngƣời đi trƣớc sản phẩm”. Tức là trƣớc khi tạo ra sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ chú trọng đào tạo con ngƣời. Con ngƣời là chủ thể tạo nên sự thành bại của doanh nghiệp. Ngoài việc đào tạo về kĩ năng nghiệp vụ, cơng ty ln xây dựng các khóa đào tạo về kĩ năng mềm giúp nâng cao kĩ năng hợp tác trong công việc, kĩ năng ứng xử trong cơng việc và kĩ năng xử lý tình huống. Trong quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên đa số đều có nghiệp vụ cao, khả năng xử lý tình huống tốt. Vì vậy tuy có những sai sót trong q trình làm việc nhƣng nhìn chung khơng ảnh hƣởng q lớn đến tồn bộ q trình vận hành của doanh nghiệp. Hiệu quả này có thể thấy đƣợc từ kết quả chi
phí nhập khẩu của doanh nghiệp khá ổn định khi so sánh với mức chi phí của ngành.
2.3.3. Nhóm nhân tố bên ngồi
2.3.3.1. Yếu tố chính trị
Qu định, chính sách, luật pháp trong nước cũng như quốc tế: Panasonic là một
tập đoàn điện tử toàn cầu. Cũng nhƣ nhiều doanh nghiệp đa quốc gia khác, Panasonic hoạch định vị trí đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam để đảm bảo khả năng cạnh tranh tốt nhất. Việc đặt nhà máy sản xuất ở Việt Nam đem lại nhiều lợi ích chiến lƣợc cho Panasonic nhƣ ƣu đãi của chính phủ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng cơng nghệ, chi phí lao động thấp so với trình độ sản xuất, gần thị trƣờng tiêu thu, và gần hệ sinh thái nhà cung ứng (từ Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan). Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhà nƣớc Việt Nam cho phép các doanh nghiệp đƣợc chủ động thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, đây là một phần lợi ích cho PAVCV. Hoạt động nhập khẩu trong doanh nghiệp là liên tục với số lƣợng hàng nhập khẩu lớn, việc doanh nghiệp đƣợc chủ động thực hiện cơng tác nhập khẩu giúp cho quy trình nhập khẩu đƣợc diễn ra có kế hoạch hơn.
Hàng rào nhập khẩu: Nhà nƣớc Việt Nam ln có những chính sách ƣu đãi
cho các doanh nghiệp FDI khi xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng công nghệ cao. Doanh nghiệp PAVCV là doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp là sản xuất xuất khẩu vì vậy đƣợc hƣởng rất nhiều chính sách ƣu đãi về thuế quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu. Đối với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, mức thuế áp dụng thƣờng là 0%. Việc áp dụng mức thuế 0% giúp cho quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp giảm đƣợc công đoạn nộp thuế nhập khẩu, giúp tiết kiệm thời gian trong việc thực hiện thủ tục nhập khẩu cho nguyên vật liệu.
2.3.3.2. Yếu tố kinh tế
Doanh nghiệp Panasonic AVC Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử công nghệ cao. Để đáp ứng cái tiêu chuẩn sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, doanh nghiệp luôn đặt yêu cầu rất cao về chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào. Tuy
nhiên năng lực sản xuất hàng công nghệ cao tại Việt Nam còn thấp, các mặt hàng sản xuất nội địa đều phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu và chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn công nghệ mà doanh nghiệp đề ra. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện cho tại thị trƣờng nƣớc ngồi, đồng tiền sử dụng thanh tốn là đồng USD. Trong trƣờng hợp các ngân hàng thƣơng mại tăng tỷ giá trong chắc chắn ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của đơn vị. Bởi doanh nghiệp cần nhập khẩu nguyên vật liệu từ nƣớc ngoài để phục vụ cho việc sản xuất. Các đơn hàng nhập khẩu liên tục phải điều chỉnh về giá khiến cho việc ký kết hợp đồng bị chậm. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020, để thích ứng với những biến động về tình hình kinh tế trên thế giới và khu vực cũng nhƣ những thay đổi kinh tế trong nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã có những điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện đƣợc các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Trong những năm gần đây, tỷ giá VND/USD đƣợc điều hành theo hƣớng ổn định, linh hoạt với biên độ dao động dƣới 2%/năm. Vì vậy xét trên tình hình biến động tỷ giá USD/VND hiện nay, doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ, giá nguyên vật liệu đầu vào ổn định giúp cho hiệu quả sử dụng nguồn tiền cũng nhƣ các hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp vẫn đƣợc duy trì.
2.3.3.3. Yếu tố văn hóa xã hội
Trên thế giới có nhiều nền văn hố khác nhau và mỗi quốc gia có một phong tục tập quán khác nhau. Một quốc gia sẽ nhập khẩu hàng hoá để bổ sung, thay thế cho việc tiêu dùng hoặc nhập khẩu để tiếp tục sản xuất các loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu và thị hiếu trong một giai đoạn nhất định của dân cƣ. Do tính quy mơ tồn cầu của Tập đồn Panasonic, có nhiều công ty con tại nhiều quốc gia khác nhau nên dễ dàng cho doanh nghiệp trong việc nắm bắt thị hiếu, văn hóa và con ngƣời tại mỗi quốc gia đó thay vì phải tốn nhiều thời gian và chi phí để nghiên cứu. Panasonic AVC Việt Nam hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu nhu cầu thị trƣờng cũng nhƣ những mặt hàng kinh doanh trọng điểm của từng quốc gia. Doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm đƣợc những thị trƣờng có thế mạnh về sản xuất nguyên vật liệu linh kiện điện tử có yếu tố cơng nghệ cao phù hợp với tiêu chuẩn Nhật của Panasonic để
đáp ứng nhu cầu sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng xây dựng hoạt động nhập khẩu thuận lợi hơn.
2.3.3.4. Yếu tố công nghệ
Hiện nay, ngành công nghệ điện tử là ngành mới phát triển và còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nƣớc bị hạn chế về công nghệ nên không thể đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu của Panasonic AVC Việt Nam. Hoặc có nhiều doanh nghiệp sản xuất đáp ứng đƣợc yêu cầu công nghệ của sản phẩm, nhƣng giá thành lại khá cao so với nguyên vật liệu nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Việc đáp ứng một nguồn nguyên vật liệu lớn với yêu cầu chất lƣợng cao buộc doanh nghiệp phải nhập khẩu nhiều từ nƣớc ngồi, từ đó cũng gia tăng hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
Hoạt động công nghệ thông tin tại nƣớc ta cũng đã khá phát triển. Có rất nhiều cơng cụ giúp doanh nghiệp có thể quản lý thơng tin bên trong cũng nhƣ bên ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng đã xây dựng hệ thống nhằm quản lý hoạt động sản xuất, bao gồm cả hoạt động xuất nhập khẩu để đảm bảo tính liên tục của quy trình. Ngồi ra, nhà nƣớc ta đã xây dựng nhiều công cụ giúp doanh nghiệp chủ động thực hiện các thủ tục nhập khẩu nhƣ phần mềm khai báo hải quan điện tử, trang mạng Tổng cục Hải quan giúp doanh nghiệp có thể kiểm sốt thơng tin hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, cơng nghệ thơng tin giúp cho hoạt động nhập khẩu của Panasonic hoạt động khá hiệu quả.