Tổng quan của linh kiện điện tử sử dụng cho sản xuất mặt hàng tivi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP cải THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN vật LIỆU CHO sản XUẤT mặt HÀNG TIVI tại CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 27)

1.2.1. Khái quát linh kiện điện tử

Linh kiện điện tử là một phần tử độc lập cơ bản có những chức năng xác định; cùng với các linh kiện điện tử khác, nó đƣợc dùng để ghép nối thành mạch điện hoặc thiết bị điện tử (Tăng Văn Mùi và Trần Duy Nam, Sổ Ta hu ên ngành điện, NXB Khoa học và Kỹ thuật). Theo đó, linh kiện điện tử là tập hợp tất cả các vật liệu, linh kiện cần thiết để tạo nên các mạch điện tử, bằng cách ghép nối các linh kiện trong một mạch điện tử và làm cho nó hoạt động. Mỗi linh kiện điện tử có những vai trò riêng biệt. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, linh kiện điện tử khá phổ biến và dễ tiếp cận. Tuy nhiên, kiểm soát chất lƣợng linh kiện điện tử là quá trình nan giải. Linh kiện điện tử đƣợc phân loại dựa trên nhiều cách khác nhau, nhƣng cách phân loại sau là phổ biến nhất với ba loại cơ bản:

Linh kiện điện tử chủ động: loại linh kiện này dựa vào một nguồn năng lƣợng và thƣờng có khả năng truyền tải điện năng vào mạch điện. Linh kiện bán dẫn: Điốt (Điốt chỉnh lƣu, điốt schottky, điốt Zener, điốt TVS, varicap, LED, laser, photodiode, DIAC,…), Transistor, mạch tích hợp, quang điện tử, hiển thị Neon, CRT, màn hình plasma,…), Đèn điện tử chân không (đèn vi sóng, đèn quang điện, đèn nhân quang điện,…); Nguồn điện

Linh kiện bị động (thụ động): linh kiện này là loại không thể đƣa năng lƣợng vào trong mạch điện mà chúng đƣợc lắp vào. Vì vậy, loại linh kiện này không thể khuếch đại mặc dù chúng cũng có thể làm tăng điện áp hoặc dòng điện bởi một máy biến áp hoặc mạch cộng hƣởng. Đa số các linh kiện thụ động là linh kiện có hai cổng kết nối: Điện trở, Tụ điện, Cảm ứng từ điện

Linh kiện điện cơ: có tác động điện liên kết với cơ học nhƣ đầu nối, chuyển mạch, công tắc, cầu chì,…

1.2.2. Đặc điểm của linh kiện điện tử cho sản xuất mặt hàng tivi

Giống nhƣ các linh kiện điện tử khác, linh kiện điện tử để lắp ráp sản xuất mặt hàng tivi có nhiều đặc điểm đáng lƣu ý và có tác động đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Một số đặc điểm tiêu biểu của các linh kiện điện tử ảnh hƣởng đến nhập khẩu bao gồm: thuế và hàm lƣợng công nghệ cao, đa dạng và trọng lƣợng nhẹ, linh kiện điện tử mềm.

Thuế và hàm lượng công nghệ cao: Hiện nay thuế nhập khẩu linh kiện điện tử thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất linh kiện. Do đó, các doanh nghiệp trong nƣớc thiếu vốn và công nghệ tiên tiến sẽ có xu hƣớng nhập khẩu linh kiện điện tử hơn là nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất linh kiện. Ngoài ra linh kiện điện tử nói chung thƣờng là chìa khóa công nghệ của một doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đảm bảo bí mật công nghệ là điều then chốt song song với việc nghiên cứu và phát triển. Các doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng công nghệ cao thƣờng phải đầu tƣ lớn về cơ sở vật chất, đẩy cao định phí sản xuất. Công tác hoạch định chuỗi cung ứng đã cân nhắc yếu tố chi phí đầu tƣ ban đầu lớn và muốn tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô nên giới hạn số lƣợng nhà máy sản xuất linh kiện quan trọng. Việc giới hạn này còn có tác dụng đảm bảo bí mật công nghệ và cạnh tranh. Chính vì hai yếu tố trên mà giá sản phẩm linh kiện điện tử trong nƣớc thƣờng cao hơn giá linh kiện điện tử từ các doanh nghiệp sản xuất nƣớc ngoài. Vì vậy khi muốn tổi thiểu chi phí đầu vào của thảnh phẩm, các doanh nghiệp thƣờng ƣu tiên nhập khẩu linh kiện điện tử để

sản xuất vì đƣợc hƣởng mức thuế ƣu đãi và công nghệ tiên tiến phù hợp với tiêu chuẩn chất lƣợng của doanh nghiệp.

Đa dạng và kích thước nhỏ: do đặc tính phức tạp của ngành điện - điện tử và công nghệ cao. Hầu hết các sản phẩm đều đƣợc lắp ráp từ hàng trăm chi tiết với các yêu cầu kĩ thuật khác nhau. Do đó, các linh kiện điện tử tham gia vào quá trình sản xuất tivi rất là đa dạng về mặt số lƣợng và chủng loại. Hơn nữa, linh kiện điện tử thƣờng trọng lƣợng nhẹ và kích thƣớc nhỏ, cùng với số lƣợng nhà máy sản xuất giới hạn nên thƣờng các sản phẩm linh kiện đƣợc tử đƣợc tập trung sản xuất tại một nhà máy chuyên sản xuất với số lƣợng rất lớn rồi từ đó mới phân phối lại cho các nhà máy ở các công đoạn kế tiếp. Doanh nghiệp muốn tối ƣu hiệu quả về thời gian nhập khẩu thƣờng sẽ đặt hàng một số lƣợng lớn với nhiều chủng loại khác nhau. Tuy việc gom số lƣợng đơn hàng sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhập khẩu, nhƣng khối lƣợng hàng quá lớn sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp và tăng chi phí quản lý.

Linh kiện điện tử mềm: Trong tiêu chuẩn sản xuất của doanh nghiệp, linh kiện điện tử đƣợc đƣa vào sử dụng trong quá trình sản xuất phải đảm bảo chất lƣợng. Tuy nhiên linh kiện điện tử mềm sẽ dễ xảy ra hƣ hại nếu va chạm mạnh. Để hạn chế rủi ro hƣ hại xảy ra trong quá trình vận chuyển, doanh nghiệp thƣờng sẽ đề ra những yêu cầu về đóng gói hàng hóa nhƣ phải sắp xếp từng linh kiện điện tử trên khay chứa và chèn thêm mút xốp để bao bọc và cố định vị trí của linh kiện trong thùng hàng; đồng thời yêu cầu nhà cung cấp phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đóng hàng của doanh nghiệp trong suốt quá trình hợp tác. Ngoài các quy định về quy cách đóng gói, thì các yêu cầu trong quá trình vận chuyển quốc tế cũng đƣợc đƣa ra nhƣ vị trí để các kiện hàng của doanh nghiệp phải ở nơi riêng biệt, phải đặt ở vị trí cao trong container và không đƣợc để những kiện hàng khác chồng lên. Chính vì những quy định về đóng gói hàng hóa và các yêu cầu vận chuyển cao buộc doanh nghiệp phải đƣa ra những tiêu chuẩn quản lý nhà cung cấp cũng nhƣ hoạt động nhập khẩu trong quy trình, đồng thời những quy định này sẽ làm tăng giá mua linh kiện điện tử và tăng chi phí nhập khẩu.

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất mặt hàng tivi sản xuất mặt hàng tivi

Sự biến đổi của mọi sự vật hiện tƣợng đều có các nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đặt trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Hoạt động nhập khẩu cũng vậy, nó luôn thay đối tùy theo diễn biến của tình hình kinh tế thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng, do tác động của tổng hợp nhiều nhân tố trong những giai đoạn nhất định. Để cụ thể những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu, tác giả chia ra làm hai nhóm nhân tố:

1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong

1.3.1.1. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp thể hiện ở tiềm năng tài chính và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính mạnh hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại trong nƣớc. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở để xem xét việc kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là có thể thực hiện đƣợc hay không và kinh doanh có hiệu quả hay không. Đồng thời, quy mô kinh doanh ảnh hƣởng đến loại hình kinh doanh nhập khẩu mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để phù hợp với những nguồn lực hiện có của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất.

1.3.1.2. Văn hóa doanh nghiệp

Có rất nhiêu định nghĩa khác nhau vê văn hóa. Theo E.Heriot thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hóa". Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hóa: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng nhƣ đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thông, thâm mỹ và lối sống, dựa trên đó từng dân tẦc khẳng định bản sắc riêng của mình". Vậy văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa đƣợc gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thông ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tinh cảm, nếp suy

nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Văn hóa doanh nghiệp quy định và chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, nhìn vào hiệu quả kinh doanh ngƣời ta có thể thấy đƣợc "bộ mặt" của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tốt nghĩa là có cam kết chất lƣợng minh bạch giữa doanh nghiệp và xã hội, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải theo pháp luật, có lƣơng tâm và đạo đức trong kinh doanh; làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội; môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp là môi trƣờng "xanh", mọi thành viên đều hăng say lao động và cùng cố gắng hƣớng tới mục đích chung, đặt lợi ích doanh nghiệp lên trên hàng đầu. Trong hoạt động nhập khẩu, văn hóa doanh nghiệp mạnh yếu cũng tác động phần nào đến nhận thức của các thành viên công ty và từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động. Văn hóa mạnh, hệ thống quan niệm giá trị vững chắc, nếp suy nghĩ tích cực... hoạt động của doanh nghiệp sẽ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, và ngƣợc lại.

1.3.1.3. Nhân tố con người:

Đối với tất cả các công ty, dù là công ty trong nƣớc hay nƣớc ngoài, con ngƣời luôn là nhân tố quan trọng nhất. Nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp luôn là vấn đề bức thiết. Đó cũng chính là lý do mà ngày nay càng nhiều doanh nghiệp đề cao công tác đào tạo và tuyển dụng. Đây là nhân tố chủ quan quan trọng nhất vì con ngƣời sẽ quyết định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh nhập khẩu nên đội ngũ cán bộ nắm chắc đƣợc chuyên môn nghiệp vụ nhập khẩu sẽ đem lại tác dụng rất lớn trong sự thành công trong kinh doanh. Nó giúp tiết kiệm thời gian giao dịch, tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuận tiện, tiêu thụ nhanh hàng nhập khẩu tránh để đọng vốn... Khi mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có tinh thần trách nhiệm, đều có tác phong làm việc nghiêm túc thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Và ngƣợc lại, khi hiệu quả hoạt động nhập khẩu đƣợc nâng cao thì nguồn nhân lực trong công ty đó lại có điều kiện tốt hơn để hoàn thiện và nâng cao trình độ.

Con ngƣời, với các áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép sử dụng các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức quản lý diễn ra một cách chính xác, đúng đắn. Điều này cho phép doanh nghiệp có khả năng lựa chọn những phƣơng án nhập khẩu, sản xuất kinh doanh tối ƣu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả nhập khẩu cao nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất.

1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài:

1.3.2.1. Yếu tố chính trị

Qu định, chính sách, luật pháp trong nước cũng như quốc tế: Thông qua Bộ

Thƣơng mại, Nhà nƣớc quản lý thống nhất các thành phần kinh tế, trong đó có hoạt động nhập khẩu bằng hệ thống luật pháp, chính sách các công cụ kinh tế, hành chính hữu hiệu. Nhà nƣớc ban hành hàng loạt những biện pháp chính sách, thông tƣ nghị định nhằm hƣớng các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu theo một hƣớng đi chung. Những công cụ điều chỉnh của nhà nƣớc ảnh hƣờng rất lớn đến các hoạt động kinh tế, nhất là đối với hoạt động ngoại thƣơng. Tuy nhiên, từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tới nay, các quy định chính sách cũng liên tục đƣợc đổi mới, ngày càng phù hợp hơn với điều kiện kinh tế hiện đại, phù hợp hơn với nền kinh tế thế giới hội nhập. Đây là nhóm nhân tố mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu buộc phải nắm vững và tuân theo một cách vô điều kiện, bởi nó thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền ờ mỗi nƣớc và sự thống nhất của luật pháp quốc tế. Nó bảo vệ lợi ích chung của các giai cấp trong xã hội cũng nhƣ lợi ích của từng nƣớc trên thƣơng trƣờng quốc tế. Ở Việt Nam, thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hoạt động của mọi tổ chức kinh tế đều thông qua nhà nƣớc. Nhà nƣớc đóng vai trò là một chủ thể trong hoạt động này. Nhà nƣớc đề ra mục tiêu, nhà nƣớc bao tiêu sản phẩm, bù lô cho những tô chức làm ăn không hiệu quả..., kế cả hoạt động nhập - xuất khẩu cũng thực hiện thông qua nhà nƣớc. Ngày 10/06/1989 nghị định số 64/HĐBT đƣợc ban hành đã đánh dấu bƣớc chuyển biến đầu tiên trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo đó, mở rộng quyền vay vốn, cả nguồn vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài với các thủ tục đơn giản hơn rất nhiều nhầm khuyến khích và đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Đồng thời, nhà nƣớc cho phép các

doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đƣợc quyền trực tiếp giao dịch, ký kết, đặt đại diện của mình ờ nƣớc ngoài tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng. Từ đây, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chính thức trờ thành chủ thể trong hoạt động của mình. Nhà nƣớc chỉ đóng vai trò quản lý vĩ mô.

Hàng rào nhập khẩu: Trong xuất khẩu, ngƣời làm kinh doanh cần phải chú

trọng đến thị trƣờng nƣớc ngoài, coi sát tình hình và biến động tại thị trƣờng đó, nghiên cứu xem với sản phẩm của mình sẽ bán đƣợc tại thị trƣờng nào với mẫu mã, giá cả bao nhiêu. Còn trong nhập khẩu, ngƣời ta cần chú trọng đến thị trƣờng trong nƣớc. Ngƣời làm công tác nhập khẩu cần biết, tại thị trƣờng nội địa (hay trong ngành sản xuất của mình) thiếu những nguyên vật liệu, sản phẩm nào. Những nguyên vật liệu ấy đặc tính ra sao? Có đƣợc phép nhập khẩu hay không? Cũng có thể hiểu hàng rào nhập khẩu chính là những quy định chính sách của nhà nƣớc đối với những mặt hàng nhập khẩu. Cũng giống với xuất khẩu, hàng rào nhập khẩu có hai loại: hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Đối với biện pháp thuế quan, nhà nƣớc sẽ đƣa ra biểu thuế cho tùy từng loại mặt hàng, những mặt hàng đƣợc khuyến khích nhập khấu, phục vụ cho đời sống nhân dân sẽ áp mức thuế suất 0% hoặc đƣợc miễn thuế nhập khẩu. Những mặt hàng xa xỉ phẩm, những mặt hàng nhà nƣớc không khuyên khích sẽ bị áp mức thuế cao hơn rất nhiều. Đối với các biện pháp phi thuế quan hay hàng rào kỹ thuật: nhà nƣớc quy định tỷ lệ nội địa hàng hóa, đƣa ra các tiêu chuẩn về sản phẩm.

1.3.2.2. Yếu tố kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong ngoại thƣơng nói chung và nhập khẩu nói riêng, vấn đề về tỷ giá hối đoái luôn đƣợc quan tâm. Tỷ giá hối đoái (thƣờng gọi là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nƣớc. Cũng có thể coi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng một đồng tiền khác.

Thông thƣờng tỷ giá hối đoái đƣợc biểu hiện thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nƣớc này bằng một đơn vị đồng tiền nƣớc kia.

Trong đó: Đồng tiền Y là đồng tiền định danh hay đồng tiền cơ sở

Ví dụ: Tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng so với đô la Mỹ là VNĐ/USD =23.100 đồng (có nghĩa là 23.100 đồng Việt Nam mới đổi đƣợc 1 đô la Mỹ).

Thông thƣờng trong mua bán quốc tế, ngƣời ta sử dụng đồng tiền mạnh, có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP cải THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN vật LIỆU CHO sản XUẤT mặt HÀNG TIVI tại CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 27)