0
Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 80 -83 )

3.1.1. So sánh thực trạng vận hành nhập khẩu nguyên vật liệu của Panasinic AVC Việt Nam với ngành Panasinic AVC Việt Nam với ngành

Theo nghiên cứu của Rushton và cộng sự (2017) trong “Sổ tay quản lý vận tải

và phân phối hàng hóa”, chi phí vận tải trong việc nhập khẩu trong ngành công

nghệ cao chiếm khoảng 0,45%-0,65% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Chi phí vận tải này đƣợc nghiên cứu bởi công ty tƣ vấn Dialog cho nhiều doanh nghiệp tại Anh trong năm 2017. Nghiên cứu này thu thập dữ liệu của nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau bao gồm ngành nội thất, y tế, thực phẩm, bia rƣợu, xi măng, xe hơi, dầu khí, cơng nghệ cao, thời trang và hóa chất. Các dữ liệu về chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi, chi phí lƣu trữ hàng hóa, và chi phí quản lý vận hành đƣợc cân nhắc với quy mô doanh thu của doanh nghiệp. Sau đó nhóm nghiên cứu này đƣa ra kết quả đối chuẩn của các doanh nghiên theo nhóm ngành. Theo đó, ngành cơng nghệ cao chiếm từ 0,45% đến 0,65% doanh thu của các doanh nghiệp tham gia khảo sát.

Với dữ liệu hiện tại của Panasonic AVC Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020, tỉ trọng chi phí nhập khẩu giảm dần từ 0,5% trong giai đoạn một xuống còn 0,3% trong giai đoạn hai và còn 0,2% trong giai đoạn ba. Theo đó, ta nhận thấy đƣợc hoạt động vận hành xuất nhập khẩu của doanh nghiệp từ giai đoạn đầu chƣa hiệu quả so với ngành, chuyển sang giai đoạn sau hiệu quả tốt hơn so với ngành. Nếu lấy riêng năm 2017 (năm thực hiện khảo sát so sánh chi phí logistic), tỉ trọng chi phí nhập khẩu trên doanh thu của Panansonic AVC Việt Nam là 0,2%, tốt hơn so với ngành là 0,45%. Điều này đã ghi nhận nỗ lực làm việc và khả năng cải tiến quy trình của doanh nghiệp trong nhiều năm hoạt động.

Tuy nhiên, việc so sánh này vẫn còn hai hạn chế. Hạn chế thứ nhất, chƣa có nghiên cứu chi phí logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam hoặc các nƣớc đang phát triển để so sánh phù hợp. Trong khi Anh là quốc gia phát triển với bối cảnh kinh tế và kĩ thuật khác so với Việt Nam. Hạn chế thứ hai, nghiên cứu của nhóm tƣ vấn Dialog dù đã đảm bảo các kĩ thuật thống kê và độ tin cậy, nhƣng cơ cấu chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp ở Anh có thể khác so với Panasonic AVC Việt Nam. Trong khi các doanh nghiệp ở Anh có nhiều nhà cung cấp ở châu Âu và gần với thị trƣờng hơn so với Panasonic AVC Việt Nam. Tuy vậy, dữ liệu này có ý nghĩa và là theo sự hiểu biết của tác giả, đây là nghiên cứu duy nhất đối chuẩn chi phí nhập khẩu so với doanh thu và đƣợc phân tích theo nhóm ngành.

3.1.2. Quan điểm kinh doanh

Để tồn tại và phát triển bền vững trong những năm qua, doanh nghiệp đều đƣa ra những quan điểm kinh doanh phù hợp với tình hình kinh doanh của từng năm. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn có gắng đề ra những phƣơng hƣớng phát triển và quan điểm kinh doanh trong tƣơng lai. Việc củng cố quan điểm kinh doanh giúp doanh nghiệp có phƣơng hƣớng cải thiện những quy trình trong cơng ty một cách phù hợp hơn, cụ thể ở đây là quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu

- Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.

- Đảm bảo công ăn việc làm cho nhân sự trong công ty, dần dần từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

- Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với môi trƣờng,

đảm bảo Panasonic AVC Việt Nam là một công ty sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trƣờng. Panasonic AVC Việt Nam rất coi trọng việc thực hiện các mục tiêu mơi trƣờng và coi đó là một trong những chính sách cho sự phát triển lâu dài của mình.

- Đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả, giảm lƣợng phế phẩm, thực hiện các chính sách 5S, định hƣớng "làm đúng ngay từ đầu".

- Từng bƣớc củng cổ và phát triển niềm tin đế xứng đáng là đối tác tin cậy với các bạn hàng trong và ngoài nƣớc.

- Mở rộng thị trƣờng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đạt đƣợc các mục tiêu do tổ chức đề ra.

3.1.3. Cơ hội

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Theo Bộ Công thƣơng Việt Nam, ngành cơng nghiệp máy tính, điện tử của Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% tồn ngành cơng nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm nhƣ điện thoại các loại, máy tính bảng, bo mạch chủ, màn hình, tivi, camera, thiết bị máy văn phòng và các sản phẩm quang học…Điều này dự đoán triển vọng phát triển của doanh nghiệp Panasonic AVC Việt Nam cụ thể ở trong năm 2022 và trong tƣơng lai.

Về sản xuất và kinh doanh: Năm 2022, tỷ lệ giao hàng đúng hạn hàng tháng

lớn hơn 98%. Doanh thu năm 2022 đạt mức 1,500 USD; tăng năng suất sản xuất hàng ngày lên 30%.

Về chất lượng sản phẩm: Tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng tốt, theo đúng

yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng. Giảm tỷ lệ phế phẩm nhỏ hơn 0,5%. Đặt mục tiêu cho năm 2022, giảm mức sản phẩm hỏng nội bộ nhỏ hơn 15%; số lƣợng khiếu nại của khách hàng nhỏ hơn 8 trƣờng hợp cả năm;

Nguồn nhân lực, tổ chức: Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển cán bộ,

sắp xếp lại tổ chức, bố trí nhân lực phù hợp với khả năng và trình độ của từng ngƣời, khun khích họ phát huy những thế mạnh để đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.

3.1.4. Thách thức

Vấn đề quan tâm bậc nhất của các doanh nghiệp là dành và giữ vững thị trƣờng, chỉ cân nhìn vào số lƣợng sản phẩm, hàng hóa xuất xƣởng hàng ngày, hàng tháng của doanh nghiệp, ngƣời ta có thể đánh giá đúng mức, đúng tầm cỡ, sức phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều mong muốn xây dựng những chiến

lƣợc để phát triển tốt hơn trong tƣơng lại. Tuy nhiên, song song với mỗi cơ hội sẽ tồn tại những thách thức riêng.

Do tỉ lệ nội địa hóa cịn chƣa cao, rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp đối mặt là lớn hơn so với các doanh nghiệp có tỉ lệ nội địa hóa cao. Nhập khẩu hàng hóa từ các doanh nghiệp nƣớc ngồi, doanh nghiệp phải chịu nhiều rủi ro từ thời gian vận chuyển, thời gian xử lý rủi ro, cỡ lô nhập khẩu yêu cầu thƣờng lớn hơn do đó số lƣợng nguyên vật liệu nhập khẩu thiếu linh hoạt. Việc này làm giảm năng suất sản xuất, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đối mặt với những vấn đề về khách hàng và doanh thu

Về mặt công nghệ - kỹ thuật, Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và phát triển. Ngành sản xuất cơng nghệ điện tử cịn khá mới mẻ ở nƣớc ta. Việt Nam là nƣớc có nguồn nhân lực trẻ, nhƣng lại thiếu kinh nghiệm trong sản xuất điện tử, hoặc khơng có tay nghề cao. Để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm đầu ra cũng nhƣ giảm tỷ lệ phế phỏng/ sản phẩm hƣ hỏng thì doanh nghiệp cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao tay nghề của cơng nhân.

Có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục hành chính, thủ tục hải quan buộc các doanh nghiệp phải tuân theo trong quá trình hoạt động. Các văn bản này thƣờng đƣợc cập nhật điều chỉnh và thay đổi liên tục buộc các doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật và tuân thủ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tốn chi phí để xây dựng quy trình đạo tạo nhân sự từ kiến thức đến kĩ năng, tạo cơ hội cho nhân viên đƣợc phát triển khả năng của mình để có những định hƣớng trong cơng việc tốt cho nhân viên, nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn để đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đào tạo sẽ mất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 80 -83 )

×