Tổng quan của linh kiện điện tử sử dụng cho sản xuất mặt hàng tivi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP cải THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN vật LIỆU CHO sản XUẤT mặt HÀNG TIVI tại CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

1.2.1. Khái quát linh kiện điện tử

Linh kiện điện tử là một phần tử độc lập cơ bản có những chức năng xác định; cùng với các linh kiện điện tử khác, nó đƣợc dùng để ghép nối thành mạch điện hoặc thiết bị điện tử (Tăng Văn Mùi và Trần Duy Nam, Sổ Ta hu ên ngành điện, NXB Khoa học và Kỹ thuật). Theo đó, linh kiện điện tử là tập hợp tất cả các vật liệu, linh kiện cần thiết để tạo nên các mạch điện tử, bằng cách ghép nối các linh kiện trong một mạch điện tử và làm cho nó hoạt động. Mỗi linh kiện điện tử có những vai trò riêng biệt. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, linh kiện điện tử khá phổ biến và dễ tiếp cận. Tuy nhiên, kiểm soát chất lƣợng linh kiện điện tử là quá trình nan giải. Linh kiện điện tử đƣợc phân loại dựa trên nhiều cách khác nhau, nhƣng cách phân loại sau là phổ biến nhất với ba loại cơ bản:

Linh kiện điện tử chủ động: loại linh kiện này dựa vào một nguồn năng

lƣợng và thƣờng có khả năng truyền tải điện năng vào mạch điện. Linh kiện bán dẫn: Điốt (Điốt chỉnh lƣu, điốt schottky, điốt Zener, điốt TVS, varicap, LED, laser, photodiode, DIAC,…), Transistor, mạch tích hợp, quang điện tử, hiển thị Neon, CRT, màn hình plasma,…), Đèn điện tử chân khơng (đèn vi sóng, đèn quang điện, đèn nhân quang điện,…); Nguồn điện

Linh kiện bị động (thụ động): linh kiện này là loại không thể đƣa năng lƣợng

vào trong mạch điện mà chúng đƣợc lắp vào. Vì vậy, loại linh kiện này khơng thể khuếch đại mặc dù chúng cũng có thể làm tăng điện áp hoặc dòng điện bởi một máy biến áp hoặc mạch cộng hƣởng. Đa số các linh kiện thụ động là linh kiện có hai cổng kết nối: Điện trở, Tụ điện, Cảm ứng từ điện

Linh kiện điện cơ: có tác động điện liên kết với cơ học nhƣ đầu nối, chuyển

mạch, công tắc, cầu chì,…

1.2.2. Đặc điểm của linh kiện điện tử cho sản xuất mặt hàng tivi

Giống nhƣ các linh kiện điện tử khác, linh kiện điện tử để lắp ráp sản xuất mặt hàng tivi có nhiều đặc điểm đáng lƣu ý và có tác động đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Một số đặc điểm tiêu biểu của các linh kiện điện tử ảnh hƣởng đến nhập khẩu bao gồm: thuế và hàm lƣợng công nghệ cao, đa dạng và trọng lƣợng nhẹ, linh kiện điện tử mềm.

Thuế và hàm lượng công nghệ cao: Hiện nay thuế nhập khẩu linh kiện điện

tử thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất linh kiện. Do đó, các doanh nghiệp trong nƣớc thiếu vốn và cơng nghệ tiên tiến sẽ có xu hƣớng nhập khẩu linh kiện điện tử hơn là nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất linh kiện. Ngoài ra linh kiện điện tử nói chung thƣờng là chìa khóa cơng nghệ của một doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh tồn cầu hóa với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đảm bảo bí mật cơng nghệ là điều then chốt song song với việc nghiên cứu và phát triển. Các doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng công nghệ cao thƣờng phải đầu tƣ lớn về cơ sở vật chất, đẩy cao định phí sản xuất. Cơng tác hoạch định chuỗi cung ứng đã cân nhắc yếu tố chi phí đầu tƣ ban đầu lớn và muốn tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô nên giới hạn số lƣợng nhà máy sản xuất linh kiện quan trọng. Việc giới hạn này cịn có tác dụng đảm bảo bí mật cơng nghệ và cạnh tranh. Chính vì hai yếu tố trên mà giá sản phẩm linh kiện điện tử trong nƣớc thƣờng cao hơn giá linh kiện điện tử từ các doanh nghiệp sản xuất nƣớc ngồi. Vì vậy khi muốn tổi thiểu chi phí đầu vào của thảnh phẩm, các doanh nghiệp thƣờng ƣu tiên nhập khẩu linh kiện điện tử để

sản xuất vì đƣợc hƣởng mức thuế ƣu đãi và cơng nghệ tiên tiến phù hợp với tiêu chuẩn chất lƣợng của doanh nghiệp.

Đa dạng và kích thước nhỏ: do đặc tính phức tạp của ngành điện - điện tử và

công nghệ cao. Hầu hết các sản phẩm đều đƣợc lắp ráp từ hàng trăm chi tiết với các yêu cầu kĩ thuật khác nhau. Do đó, các linh kiện điện tử tham gia vào quá trình sản xuất tivi rất là đa dạng về mặt số lƣợng và chủng loại. Hơn nữa, linh kiện điện tử thƣờng trọng lƣợng nhẹ và kích thƣớc nhỏ, cùng với số lƣợng nhà máy sản xuất giới hạn nên thƣờng các sản phẩm linh kiện đƣợc tử đƣợc tập trung sản xuất tại một nhà máy chuyên sản xuất với số lƣợng rất lớn rồi từ đó mới phân phối lại cho các nhà máy ở các công đoạn kế tiếp. Doanh nghiệp muốn tối ƣu hiệu quả về thời gian nhập khẩu thƣờng sẽ đặt hàng một số lƣợng lớn với nhiều chủng loại khác nhau. Tuy việc gom số lƣợng đơn hàng sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhập khẩu, nhƣng khối lƣợng hàng quá lớn sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp và tăng chi phí quản lý.

Linh kiện điện tử mềm: Trong tiêu chuẩn sản xuất của doanh nghiệp, linh

kiện điện tử đƣợc đƣa vào sử dụng trong quá trình sản xuất phải đảm bảo chất lƣợng. Tuy nhiên linh kiện điện tử mềm sẽ dễ xảy ra hƣ hại nếu va chạm mạnh. Để hạn chế rủi ro hƣ hại xảy ra trong quá trình vận chuyển, doanh nghiệp thƣờng sẽ đề ra những yêu cầu về đóng gói hàng hóa nhƣ phải sắp xếp từng linh kiện điện tử trên khay chứa và chèn thêm mút xốp để bao bọc và cố định vị trí của linh kiện trong thùng hàng; đồng thời yêu cầu nhà cung cấp phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đóng hàng của doanh nghiệp trong suốt q trình hợp tác. Ngồi các quy định về quy cách đóng gói, thì các u cầu trong q trình vận chuyển quốc tế cũng đƣợc đƣa ra nhƣ vị trí để các kiện hàng của doanh nghiệp phải ở nơi riêng biệt, phải đặt ở vị trí cao trong container và khơng đƣợc để những kiện hàng khác chồng lên. Chính vì những quy định về đóng gói hàng hóa và các yêu cầu vận chuyển cao buộc doanh nghiệp phải đƣa ra những tiêu chuẩn quản lý nhà cung cấp cũng nhƣ hoạt động nhập khẩu trong quy trình, đồng thời những quy định này sẽ làm tăng giá mua linh kiện điện tử và tăng chi phí nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP cải THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN vật LIỆU CHO sản XUẤT mặt HÀNG TIVI tại CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 27 - 30)