2.1. Tình hình kinh doanh và nhập khẩu nguyên vật liệu tại công ty Panasonic
2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2020
Nhƣ nhiều doanh nghiệp điện tử Nhật có nhà máy tại Việt Nam, Panasonic AVC Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu kinh doanh đáng ghi nhận mặc dù có nhiều sự kiện kinh tế không thuận lợi. Sơ đồ 2.1 tổng hợp tình hình kinh doanh trong giai đoạn 2010-2020 cho thấy doanh thu PAVCV tăng trƣởng mạnh trong giai đoạn 2010-2016, mức doanh thu tăng hơn hai lần đã chứng tỏ sự tập trung phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn này. Đặc biệt, Sơ đồ 2.1 còn cho thấy sự phát triển ổn định của doanh nghiệp sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2007-2010. Tuy nhiên, doanh thu của doanh nghiệp giảm dần sau năm 2016, đáng chú ý là mức giảm vào năm 2020 do chiến lƣợc kinh doanh của tập đoàn và đại dịch Covid-19 tác động. Doanh thu 2020 chỉ còn 675 tỷ đồng, khoảng 1/3 doanh thu năm 2016.
Theo sơ đồ 2.1, ta có thể chia doanh thu của Panasonic AVC Việt Nam thành ba giai đoạn: giai đoạn một từ 2010-2012: giai đoạn phục hồi sản xuất sau khủng hoảng kinh tế; giai đoạn hai từ năm 2013-2017: giai đoạn tăng trƣởng mạnh; và giai đoạn ba từ 2018-2020: giai đoạn thay đổi chiến lƣợc và bị tác động xấu từ đại dịch Covid-19.
2.000 1.500 1.000 500 - 2010
Sơ đồ 2.1. Tổng hợp doanh thu Panasonic AVC Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020
Ở giai đoạn một, quy mô doanh thu PAVCV đạt khoảng 900 tỷ VND, mức tăng trƣởng bình quân khoảng 7%. Ở giai đoạn này, tình hình cơng ty hoạt động ổn định sau gần 15 năm hoạt động sản xuất tại Việt Nam (từ năm 1996). Ở giai đoạn này tình hình kinh tế vĩ mơ cũng có nhiều yếu tố thuận lợi sau cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2007. Chỉ số tiêu dùng và thị trƣờng bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục sau ba năm khủng hoảng. Riêng năm 2012, mức tăng trƣởng âm nhƣng vẫn khơng khơng có dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh bất ổn và đây cũng là năm đánh dấu bƣớc ngoặc tăng trƣởng doanh thu vƣợt bậc của Panasonic AVC Việt Nam.
Ta có thể thấy ở giai đoạn hai, từ năm 2013 đến năm 2017, doanh thu của PAVCV tăng trƣởng ở mức hai con số. Doanh thu năm 2016 tăng trƣởng 40% so với 2015 và gấp đôi năm 2013. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển vƣợt bậc của doanh nghiệp. Việc quy hoạch chiến lƣợc sản xuất tập trung vào Việt Nam là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trƣởng này. Việc quy hoạch lại chiến lƣợc sản xuất một phần nhờ vào sự ƣu đãi của hiệp định thƣơng mại tự do FTA, CP-TPP, EVFTA trong giai đoạn này. Mặt khác thị trƣờng 100 triệu dân số trẻ ở Việt Nam vừa bƣớc vào giai đoạn tăng trƣởng, đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra,
ở giai đoạn này, sự canh tranh từ các công ty Hàn Quốc và Trung Quốc vừa hình thành nên doanh thu của doanh nghiệp vẫn chƣa bị tác động tiêu cực lớn.
Ở giai đoạn ba, cùng với sự thoái trào cũng nhƣ nhiều doanh nghiệp Nhật (nhƣ Toshiba, Sony), mảng kinh doanh tivi của Panasonic bị tác động mạnh. Một trong những nguyên nhân lớn là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Trung Quốc. Thói quen tiêu dùng của khách hàng cũng bắt đầu thay đổi từ việc đề cao chất lƣợng hàng hóa sang việc đề cao mẫu mã và công nghệ. Điều này đã ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của cách doanh nghiệp Nhật Bản trong giai đoạn này. Ngồi ra, đại dịch Covid-19 cũng có tác động sâu sắc đến doanh thu. Doanh thu năm 2020 của doanh nghiệp giảm đáng kể từ 1.200 tỷ năm 2019 còn gần 700 tỷ năm 2020, bằng 1/3 so với doanh thu năm 2016.
Một điểm đáng lƣu ý trong cơ cấu chi phí của Panasonic AVC Việt Nam là chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Giá nguyên liệu đầu vào không ngừng tăng đã ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp và sẽ đƣợc phân tích ở mục kế tiếp.
2.1.2. Chi phí ngun vật liệu của cơng ty 2010-2020
Giá ngun vật liệu đầu vào là một trong những yếu tố lớn cấu thành giá thành sản phẩm của Panasonic AVC Việt Nam. Theo dữ liệu của phịng tài chính kế tốn, tổng chi phí nguyên vật liệu đầu vào chiếm đến 60-75% doanh thu của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm giá mua và chi phí nhập khẩu linh kiện điện tử về nhà máy Panasonic AVC Việt Nam. Ở bảng 2.1, tác giả đã tổng hợp chi phí ngun vật liệu của cơng ty Panasonic AVC Việt Nam và so sánh chi phí này với doanh thu. Qua đó, tác giả nhận thấy rằng xu hƣớng cơ cấu chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu ngày càng tăng, từ 67% trong giai đoạn một đến hơn 75% trong giai đoạn ba. Thậm chí, dù quy mơ doanh thu trong giai đoạn ba có giảm, nhƣng cơ cấu chi phí nguyên vật liệu vẫn ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
Bảng 2.1: Tổng hợp chi phí ngun vật liệu của cơng ty Panasonic AVC Việt Nam (2010-2020) Đơn vị: Tỷ VNĐ Doanh thu Chi Phí NVL Tỉ lệ CPNVL/DT
Trong giai đoạn một (2010-2012), chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 67% doanh thu, giá trị khoảng 620 tỷ VNĐ/năm. Mức chi phí này so với ngành sản xuất cơng nghệ cao có phần tƣơng đối cao. Điều này xuất phát từ triết lý sản xuất hàng chất lƣợng của Nhật và Panasonic.
Nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh trong giai đoạn hai (2012-2017), cùng với sự phát triển của doanh thu. Năm 2012, nguyên vật liệu đầu vào chiếm 68% doanh thu nhƣng lập đỉnh trong giai đoạn này là 75% doanh thu vào năm 2015. Giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu trong giai đoạn này lên đến 1.400 tỷ VNĐ (năm 2016). Ở giai đoạn ba (2018-2020), chi phí nguyên vật liệu đầu vào ổn định ở mức 73% trong bối cảnh doanh thu giảm. Điều này chứng tỏ giá mua nguyên vật liệu sản xuất ngày càng tăng. Riêng năm 2020, chi phí nguyên vật liệu lên đến 77%, nguyên nhân chủ yếu là do đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến sự thiếu hụt hàng hóa trên thị trƣờng linh kiện điện tử, đẩy mức giá thành lên khoảng 5% so với trƣớc đại dịch. Ngoài ra, do đại dịch, nên việc vận chuyển hàng hóa khơng thuận lợi cũng góp phần việc gia tăng chi phí trong năm 2020.
2.1.3. Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu giai đoạn 2010-2020
Chi phí nhập khẩu ngun vật liệu của cơng ty Panasonic AVC Việt Nam đƣợc tổng hợp ở bảng 2.2 dựa trên dữ liệu của phịng Tài chính kế tốn. Theo đó, tổng chi phí nhập khẩu ngun vật liệu của cơng ty Panasonic AVC Việt Nam chiếm khoảng 0,5% tổng doanh thu và khoảng 2% chi phí nguyên vật liệu sản xuất, với mức tổng chi phí nhập khẩu trung bình 17,5 tỷ/năm. Tác giả sẽ phân tích chi phí nhập khẩu theo từng giai đoạn phát triển doanh thu của Panasonic AVC Việt Nam bên dƣới.
Bảng 2.2: Tổng hợp chi phí xuất nhập khẩu cơng ty Panasonic AVC Việt Nam (2010-2020)
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Doanh thu
Chi Phí Nguyên Vật Liệu Chi phí đƣờng biển Chi phí đƣờng hàng khơng Chi phí nhập khẩu khác Tổng chi phí nhập khẩu Tỉ lệ tổng CPNK/DT Tỉ lệ tổng CPNK/NVL
Ở giai đoạn một (2010-2012), giai đoạn phục hồi sau khùng hoảng kinh tế, tổng chi phí nhập khẩu trong giai đoạn này chiếm khoảng 16 tỷ VNĐ/năm, tƣơng đƣơng khoảng 0,5% doanh thu của doanh nghiệp và 3% chi phí nguyên vật liệu. Tỉ trọng chi phí nhập khẩu ở giai đoạn này cao nhất trong ba giai đoạn (giai đoạn hai khoảng 0,4% doanh thu và giai đoạn ba khoảng 0,2% doanh thu). Điểm đáng lƣu ý trong giai đoạn này là chi phí nhập khẩu bằng đƣờng hàng khơng khá lớn trong tổng cơ cấu chi phí nhập khẩu. Cƣớc vận tải hàng khơng xuất phát từ việc thay đổi kế hoạch nhận hàng buộc nguyên vật liệu phải về sớm hơn. Về mặt quản lý nhập khẩu, đây là một lãng phí mà doanh nghiệp cần phải giảm bớt. Riêng năm 2011, cƣớc vận tải hàng không chiếm đến 6 tỷ VNĐ so với 13 tỷ cƣớc vận tải đƣờng biển, chiếm gần 30% tổng chi phí xuất nhập khẩu. Do đó, có thể khẳng định nếu doanh nghiệp hoạch định tốt thời gian nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tiết kiệm lên đến 30% chi phí nhập khẩu trong giai đoạn này.
Ở giai đoạn hai (2013-2017), tổng chi phí nhập khẩu của Panasonic AVC Việt Nam khoảng 21 tỷ/năm, chiếm khoảng 0,4% doanh thu và khoảng 2,2% chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nhập khẩu ở giai đoạn này là cao nhất trong ba giai đoạn, đỉnh điểm lên đến 22 tỷ VNĐ (2016). Điều này phù hợp với sự phát triển của doanh thu và mức nhập khẩu nguyên vật liệu. Chi phí nhập khẩu bằng đƣờng hàng khơng trong giai đoạn này chiếm khoảng 25% tổng chi phí nhập khẩu, do đó giảm hơn so với giai đoạn trƣớc (bảng 2.1). Tuy nhiên, năm 2014, chi phí nhập khẩu bằng đƣờng hàng khơng lên đến 7 tỷ VNĐ, với tỉ lệ 35% cƣớc vận tải và đây cũng là mức cƣớc vận tải bằng đƣờng hàng không cao nhất đƣợc ghi nhận ở PAVCV. Nguyên nhân chính của chi phí này là do việc mở rộng phát triển của doanh nghiệp. Năm 2014 là năm doanh nghiệp tiến hành phát triển nhiều sản phẩm mới tại Việt Nam và quy hoạch sản xuất lại mạng lƣới chuỗi cung tồn cầu. Việc có nhiều mã hàng mới địi hỏi mức độ quản lý cao hơn và chi tiết hơn. Sau năm này, cƣớc hàng không của doanh nghiệp giảm dần dù doanh thu lập đỉnh ở năm 2016.
Trong giai đoạn ba (2018-2020), chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp giảm dần về mức trung bình 12 tỷ/năm, chiếm khoảng 0,2% doanh thu và 1,5% chi phí ngun vật liệu. Tác giả nhận thấy có hai ngun nhân chính cho sự thay đổi này.
Thứ nhất, chi phí nhập khẩu giảm tuyến tính cùng quy mơ doanh thu. Do chiến lƣợc sản xuất thay đổi buộc doanh nghiệp thay đổi quy mơ nhập khẩu ngun vật liệu, từ đó chi phí này nhỏ hơn. Thứ hai, Panasonic AVC Việt Nam đã có những cải tiến đáng ghi nhận về mặt quy trình để tiết kiệm chi phí nhập khẩu ngun vật liệu. Ở năm 2019, cƣớc hàng không của doanh nghiệp chỉ chiếm 13% tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa, đây là năm có mức “lãng phí” tốt nhất đƣợc ghi nhận ở doanh nghiệp. Tuy nhiên, vào năm 2020, tỉ lệ cƣớc vận tải hàng không tăng hơn gấp đôi, chiếm đến 30% tổng chi phí nhập khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do sự ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19. Trong sản xuất hàng điện tử, sự đồng bộ của nguyên vật liệu đầu vào là bắt buộc. Nếu chỉ thiếu một linh kiện điện tử, doanh nghiệp cũng không thể tiến hành sản xuất nhƣ kế hoạch. Đại dịch Covid-19 đã làm giảm nguồn cung linh kiện điện tử đáng kể trên thị trƣờng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất xe hơi trong giai đoạn này đã phải dừng sản xuất vì thiếu linh kiện điện tử. Tình hình này rất trầm trọng vào cuối năm 2020. Panasonic AVC Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc cung hàng không ổn định và các rủi ro khác trong chuỗi cung ứng đã buộc doanh nghiệp tốn nhiều chi phí cƣớc hàng khơng hơn so với những năm trƣớc trong giai đoạn hai và giai đoạn ba.
Chi phí nhập khẩu bằng đƣờng biển và đƣờng hàng khơng 20
10 0
2010
Sơ đồ 2.2. Chi phí nhập khẩu bằng đƣờng biền và hàng khơng (2010- 2020)
Tóm lại, chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010-2020 là 17 tỷ VNĐ/năm. Chi phí này tuyến tính cùng với quy mơ doanh thu. Tác giả nhận thấy có sự cải thiện trong việc quản lý nhập khẩu nguyên vật liệu của doanh nghiệp thông qua tỉ lệ cƣớc hàng khơng giảm dần trong cơ cấu chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất. Cƣớc hàng không của doanh nghiệp ở mức 3,8 tỷ VNĐ/ năm, khoảng 25% cƣớc nhập khẩu và là chi phí có thể tránh đƣợc. Ngồi ra, đại dịch Covid-19 có tác động đến chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp.
2.1.4. Thống kê các sự cố trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu và tác động đến tổng chi phí nhập khẩu