Yêu cầu cần đạt của thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 26 - 28)

8. Đóng góp

1.3. Thí nghiệm gắn kết cuộc sống

1.3.5. Yêu cầu cần đạt của thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống

Các thí nghiệm gắn kết cuộc sống cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính khoa học: thí nghiệm phải đảm bảo tính chính xác về kiến thức, các bước tiến hành thí nghiệm cần rõ ràng, cụ thể, chú ý các nguyên tắc, kĩ thuật khi tiến hành thí nghiệm.

- Gắn liền với nội dung bài học: nội dung thí nghiệm và nội dung bài học phải có sự tương quan với nhau, kết quả thí nghiệm nhằm phát hiện, chứng minh, so sánh … một vấn đề trọng tâm nào đó trong bài học.

- An toàn cho GV và HS: an toàn thí nghiệm là yêu cầu trước hết với mọi thí nghiệm. Để đảm bảo an toàn, GV phải xác định ý thức trách nhiệm cao về bảo vệ sức khỏe tính mạng của HS, mặt khác GV cần nắm chắc kĩ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm.

- Đảm bảo thành công khi biểu diễn: thực hiện thí nghiệm thành công có tác động trực tiếp đến chất lượng dạy học và củng cố niềm tin của HS vào khoa học. Vì các hóa chất được lấy trong đời sống thường có nồng độ thấp hơn các hóa chất được lấy trong phòng thí nghiệm, do đó GV muốn đảm bảo kết quả thí nghiệm vẫn xảy ra nhưng thí nghiệm truyền thống thì GV cần phải nắm vững kĩ thuật tiến hành và tiến hành thử nhiều lần trước khi biểu diễn trên lớp. Các dụng cụ và hóa chất phải được chuẩn bị chu đáo đồng bộ. Nếu thí nghiệm không thành công, GV cần bình tĩnh, kiểm tra lại các bước tiến hành, tìm nguyên nhân và giải thích cho HS.

- Đảm bảo tính thẩm mỹ, rõ ràng: đây là một yêu cầu cơ bản của thí nghiệm biểu diễn. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, rõ ràng, khi chuẩn bị GV cần lựa chọn các dụng cụ và sử dụng lượng hóa chất thích hợp. Các dụng cụ cần có kích thước đủ lớn để HS ngồi ở cuối lớp có thể quan sát được, có màu sắc hài hòa, bàn biểu diễn, thí nghiệm phải có độ cao cần thiết, các dụng cụ thí nghiệm cần bố trí sao cho HS có thể nhìn rõ.

- Thao tác dễ thực hiện: thí nghiệm gắn kết cuộc sống sử dụng dụng cụ và hóa chất gần gũi với HS, nhằm giúp HS dễ dàng thực hiện lại tại nhà, do đó thí nghiệm cần phải không đòi hỏi kĩ thuật cao thao tác phức tạp. Do đó khi thiết kế thí nghiệm cần chú ý tính khả thi khi HS thực hiện thí nghiệm.

Từ những yêu cầu cần đạt đối với thí nghiệm gắn kết cuộc sống, tôi rút ra được một số ưu điểm và hạn chế khi sử dụng thí nghiệm này vào quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT:

Bảng 1.1. Ưu điểm và hạn chế của thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống

Ưu điểm Hạn chế

- Các chất gần gũi quen thuộc an toàn. - Đảm bảo tính khoa học.

- Tạo hứng thú cho HS.

- Thao tác đơn giản, dễ thực hiện.

- HS có thể tự tiến hành lại thí nghiệm tại nhà.

- Giúp HS dễ dàng liên hệ kiến thức vào đời sống, từ đó nâng cao khả năng khắc sâu kiến thức, áp dụng các kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

- Đáp ứng được các yêu cầu, năng lực của cả chương trình GDPT mới và chương trình hiện hành.

- Hiện tượng ở một số thí nghiệm kém nhạy và có thể ít rõ ràng hơn so với thí nghiệm truyền thống do nhiều lí do (hầu hết là do nồng độ chất phản ứng trong các vật dụng, đồ dùng thường thấp nên tốc độ phản ứng chậm).

- Tốn nhiều thời gian cho việc lên ý tưởng, thiết kế thí nghiệm.

- Chưa phù hợp với hình thức thi cử hiện hành.

- Một số thí nghiệm cải tiến để đảm bảo an toàn hoặc một số thí nghiệm mô phỏng cần bộ dụng cụ đồ sộ.

Qua những thông tin trên, tôi thấy được thí nghiệm gắn kết cuộc sống có những ưu điểm và vai trò vượt bậc trong quá trình dạy và học Hóa học ở trường THPT. Do đó, việc sử dụng các thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong quá trình dạy học Hóa học là đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH hiện nay, tăng cường liên hệ lý thuyết bài học vào thực tiễn cuộc sống, phát triển năng lực và phẩm chất cho HS.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)