Các bước thiết kế các thí nghiệm gắn kết cuộc sống

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 51 - 53)

8. Đóng góp

2.3. Các bước thiết kế các thí nghiệm gắn kết cuộc sống

Qua quá trình thực hiện khi tìm hiểu, thiết kế các thí nghiệm Hóa học gắn kết cuộc sống, tôi xin đề xuất quy trình thiết kế thí nghiệm như sau:

Bước 1: Chọn nội dung bài học phù hợp để sử dụng thí nghiệm khi giảng dạy. Bước 2: Xác định mục tiêu, chuẩn bị kiến thức, kĩ năng của nội dung đã chọn. Bước 3: Lựa chọn thí nghiệm Hóa học, các hiện tượng trong cuộc sống gắn kết

với nội dung bài học sao cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng của nội dung bài học đã chọn.

Bước 4: Tìm kiếm các nguyên vật liệu, dụng cụ trong cuộc sống, trong phòng

thí nghiệm phù hợp với nội dung bài dạy đã chọn, đề xuất cách tiến hành thí nghiệm. Đối với các thí nghiệm cải tiến, đề xuất cách cải tiến thí nghiệm theo hướng mới.

Bước 5: Tiến hành thí nghiệm, kiếm chứng hiện tượng, đối chứng với các thí

nghiệm truyền thống đang được sử dụng và các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.

Bước 6: Điều chỉnh cách tiến hành thí nghiệm, rút ra một số lưu ý khi thực hiện

thí nghiệm, thiết kế các hình thức biểu diễn phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.

Bước 7: Soạn câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và gợi ý lời giải phù hợp. 2.4. Giới thiệu các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã thiết kế và cách sử dụng các thí nghiệm này vào quá trình dạy học phần Hóa học Hữu cơ ở trường THPT

Qua các tài liệu tham khảo về thực hành thí nghiệm hóa học, đề tài đã thiết kế được 20 thí nghiệm gắn kết cuộc sống nhằm cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho GV khi muốn đưa các thí nghiệm hóa học vào các bài dạy ở chương trình Hóa học Hữu cơ nói riêng và chương trình Hóa học THPT nói chung trong chương trình hiện hành và chương trình GDPT mới:

Bảng 2.2. Danh sách các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống đã thiết kế

STT Tên thí nghiệm Vị trí 1 Sử dụng cồn để xóa vết mực bút lông bảng lâu ngày

Lớp 11

2 Tạo ngọn lửa bằng bọt xịt côn trùng

3 Tính tan của benzene trong các dung môi

4 Thử tài tách chất

5 Ảo thuật: Đốt cháy nước đá

6 Thử tính chất của acetylene

7 Phản ứng giữa rượu và copper(II) oxide

8 Ảo thuật: Khăn cháy bằng cồn

9 Thổi bong bóng không tốn sức

10 Mực tàng hình từ nước cốt chanh

11 Làm sạch vết rỉ sắt bằng giấm ăn

13 Thử tính chất của giấm ăn: Tác dụng với muối

14 Món trứng giấm chữa bệnh xương khớp

15 Sulfuric acid đặc tác dụng với carbohydrate

Lớp 12

16 Khả năng hấp phụ iodine của tinh bột

17 Làm ruột phích mini

18 Đông tụ lòng trắng trứng bằng chanh, rượu gạo

19 Tính tan của cao su thiên nhiên trong các dung môi

Các thí nghiệm được giới thiệu sẽ bao gồm:

- Phân loại thí nghiệm (thí nghiệm trong cuộc sống, thí nghiệm cải tiến, thí nghiệm mô phỏng hiện tượng).

- Mục đích của thí nghiệm.

- Dụng cụ, hóa chất.

- Cách tiến hành thí nghiệm. - Hiện tượng.

- Giải thích và phương trình phản ứng.

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm. - Câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)