Thí nghiệm 8: Ảo thuật: Đốt khăn không cháy

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 74 - 76)

8. Đóng góp

2.4.8. Thí nghiệm 8: Ảo thuật: Đốt khăn không cháy

 Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm trong cuộc sống, thí nghiệm mô phỏng.

- Mô phỏng lại màn ảo thuật “Đốt khăn không cháy”.

 Mục đích của thí nghiệm:

- HS trình bày được tính dễ cháy và tính dễ bay hơi của ethylic alcohol. - HS giải thích được màn ảo thuật “Đốt khăn không cháy”.

 Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ - Cốc thủy tinh (1 cái) - Đèn cồn - Khăn sạch

Hóa chất - Cồn y tế 90o

 Cách tiến hành thí nghiệm:

- Lấy khăn tay mỏng (làm sạch, không dính tạp chất) ngâm nước sau đó vắt khô. Kéo khăn căng ra hai đầu rồi nhúng hai đầu còn lại vào dung dịch cồn y tế 90o đựng trong cốc thủy tinh.

- Dùng đèn cồn đốt hai đầu khăn nhúng cồn, cầm tay giữ 2 đầu khăn còn lại hoặc cố định khăn bằng các vật khác, quan sát ngọn lửa.

 Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:

- Không nhúng hai đầu khăn quá sâu vào dung dịch cồn y tế.

- Khi đốt khăn và cầm khăn cháy phải đeo găng tay, nếu ngọn lửa quá to gây ảnh hưởng đến người tiến hành ngay lập tức thả khăn vào chậu nước. Cách tiến hành an toàn nhất là dùng vật khác để cố định khăn, không cầm trực tiếp khăn bằng tay.

- Dùng khăn sạch, nếu khăn lẫn tạp chất sẽ khiến khăn bị cháy đen.

- Khi thực hiện thí nghiệm cần tránh xa những đồ vật dễ bắt lửa.

 Hiện tượng xảy ra: Khi dùng đèn cồn đốt hai đầu nhúng cồn, khăn cháy bùng lên nhưng không cháy vào tay, khi cháy xong khăn vẫn nguyên vẹn.

 Giải thích hiện tượng: Cồn y tế 90o chứa nhiều ethylic alcohol là một chất rất dễ bay hơi và dễ cháy. Do đó khi đốt cháy phần cồn y tế với lượng nhỏ dính ở 2 đầu khăn ướt và cồn bị bay hơi thì nhiệt lượng tỏa ra không đủ để làm bay hết nước còn lại trên khăn, do đó khăn vẫn còn nguyên vẹn. Phản ứng đốt cháy cồn y tế:

C2H5OH + 3O2

𝑡𝑜

→ 2CO2 + 3H2O

 Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm:

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành: Hóa học 11, Chương 8: Bài 40: Ancol.

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Hóa học 11, Chủ đề: Dẫn xuất Halogen – Alcohol – Phenol; nội dung: Alcohol.

- Cách sử dụng: Sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng:

+ Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất của các chất: Nghiên cứu phản ứng đốt cháy và tính dễ bay hơi của alcohol ethylic .

+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho HS thí nghiệm kiểm tra khả năng phản ứng đốt cháy và tính dễ bay hơi của alcohol ethylic.

+ Phương pháp nêu vấn đề: GV chiếu video về màn ảo thuật “Đốt khăn không cháy”, sau đó GV thực hiện thí nghiệm mô phỏng lại màn ảo thuật trên.

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

1. Trong cuộc sống hàng ngày, có thể sử dụng những dung dịch quen thuộc nào thay thế cho cồn y tế 90o ?

→ Lời giải: Có thể sử dụng dung dịch cồn tuyệt đối thay cho cồn y tế 90o.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)