8. Đóng góp
2.1. Phân tích nội dung chương trình phần Hóa học Hữu cơ ở trường THPT trong
2.1.2. Phương pháp dạyhọc phần Hóa học Hữu cơ ở trường THPT
Đề tài chỉ tập trung phân tích về PPDH các phần có thiết kế các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống [2]:
- GV nên tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ (theo nhóm, theo tổ, theo cặp), sử dụng
các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm khơi gợi lại kiến thức cũ (như kĩ thuật dạy học KWL, kĩ thuật tia chớp, phương pháp trực quan,…) để HS dễ dàng trao đổi, thảo luận, sử dụng kiến thức đã học làm nền tảng xây dựng kiến thức mới như ở phần acetylene, benzene, ethylic alcohol, acetic acid, … đã được học ở cấp THCS.
- GV nên sử dụng đến mức tối đa các thí nghiệm hóa học kết hợp với các phương pháp dùng lời khác như phương pháp gợi mở, nêu vấn đề khi dạy cho HS trong chương
này, vì những nội dung hóa học Hữu cơ nói riêng và nội dung hóa học THPT nhìn chung khá khô khan, khó hiểu cho HS nếu các em chỉ được học lý thuyết suông.
- Khi dạy về tính chất hóa học của chất nên tuân theo trình tự: Dự đoán tính chất → Kiểm tra dự đoán → Kết luận tính chất, để HS dễ khắc sâu kiến thức bài học và hệ thống hóa nội dung kiến thức đã được học. Trong đó phần Kiểm tra dự đoán rất cần thiết đưa vào những video hay hình ảnh thí nghiệm, những hiện tượng thực tế hoặc trực tiếp thực hiện các thí nghiệm liên quan, giúp các em càng hiểu thêm bản chất và nhớ rõ, nhớ lâu kiến thức mới.
Ví dụ: Khi dạy bài “Carboxylic acid”, GV có thể cho HS dự đoán tính chất hóa học của acetic acid, sau đó chiếu video hình ảnh thực hiện món “trứng giấm” từ giấm ăn và quả trứng gà sống để giúp các em kiểm chứng lại kiến thức đã dự đoán.
- GV nên sử dụng các dạng câu hỏi bài tập, nhất là các câu hỏi bài tập thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để giúp HS ôn luyện, củng cố, khắc sâu kiến thức đã học.
Ví dụ: Vì sao khi các tàu thủy chở dầu bị đắm, chìm, lượng dầu loang rộng trên biển khó xử lí và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng?
- Chú trọng vận dụng kiến thức lý thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ để tăng khả năng giải thích, dự đoán lý thuyết trong quá trình nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cụ thể:
+ Sự nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ được xuất phát từ sự phân tích thành phần, cấu tạo phân tử (đặc điểm liên kết hóa học, các nguyên tố cấu tạo nên phân tử), phân tích ảnh hưởng của các nguyên tử, nhóm nguyên tử trong phân tử đến khả năng phản ứng, loại phản ứng, cơ chế phản ứng, các dạng sản phẩm tạo ra...
Ví dụ: Tinh bột có cấu trúc dạng xoắn rỗng, do đó nó có khả năng hấp phụ các phân tử iodine và tạo nên màu xanh tím đặc trưng của phản ứng này. Hay muốn phân biệt ethylic alcohol và glycerol, GV cần phân tích được cấu tạo của hai alcoholnày để phân loại khả năng hòa tan copper(II) hydroxide của hợp chất alcohol.
+ Sự dự đoán tính chất hóa học của chất thể hiện mối liên quan chặt chẽ giữa đặc điểm cấu tạo phân tử các chất hữu cơ (các dạng liên kết trong phân tử, giữa các phân tử) với tính chất vật lý, hóa của chúng.
Ví dụ: Các hợp chất hữu cơ thuộc loại hydrocarbon kém phân cực sẽ không bị hòa tan bởi nước (dung môi phân cực) nhưng lại dễ hòa tan trong cồn (dung môi kém phân cực).
- Thông qua việc truyền thụ kiến thức để hình thành quan điểm duy vật biện chứng,
thế giới quan khoa học và giáo dục đạo đức cho HS. Nói cách khác, thông qua việc dạy chữ dạy người. Đặc biệt là rèn luyện cho HS ý thức trách nhiệm công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, bảo vệ tài nguyên môi trường, chấp hành luật lệ giao thông … Đồng thời chú ý đến việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho HS.
Ví dụ: Khi dạy bài Alcohol, GV cần giáo dục về ý thức của HS khi tham gia giao thông: Khi uống rượu bia thì không được tham gia giao thông. Hay khi dạy nội dung Alkyne, GV cần giáo dục cho HS về vấn đề làm chín trái cây bằng phương pháp ủ đất đèn gây hại đến chất lượng trái cây và sức khỏe người dùng.
- Khi nghiên cứu một số chất cụ thể sử dụng phương pháp suy diễn hay diễn dịch, chẳng hạn như từ cấu tạo suy ra tính chất, từ tính chất suy ra ứng dụng và điều chế hoặc ngược lại.
Ví dụ: Khi dạy nội dung Alkyne, GV có thể mở đầu bằng ứng dụng dùng đất đèn để ủ chín trái cây, sau đó từ nội dung ứng dụng GV dẫn dắt cho HS tìm hiểu về cách điều chế và tính chất của acetylene.
- Đảm bảo tính liên tục trong nghiên cứu các chất vô cơ và hữu cơ, tránh sự tách biệt giữa hai ngành học. Các hợp chất vô cơ và hữu cơ đều có chung cơ sở lí thuyết là thuyết cấu tạo chất, vì vậy trong giảng dạy cần có sự so sánh, liên hệ giữa khái niệm, tính chất để mở rộng kiến thức cho HS.
Ví dụ: So sánh tính acid của các acid vô cơ và hữu cơ khi HS học về chủ đề Carboxylic Acid.
- Tích cực sử dụng thí nghiệm hóa học, phương tiện trực quan nhất là mô hình, tranh vẽ mô tả cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ kết hợp với các PPDH có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực tự lực của HS như: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp nghiên cứu, phương pháp đàm thoại Heuristic (đàm thoại phát hiện).
- Sử dụng hệ thống bài tập chọn lọc để củng cố, hệ thống hóa, mở rộng đào sâu kiến thức cho HS. Chú ý các bài tập có nội dung thực tiễn gắn với thiên nhiên, môi trường và đời sống.