+ Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất của các chất: Nghiên cứu phản ứng điều chế acetylene từ đất đèn, tính chất hóa học của acetylene.
+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho HS thực hiện thí nghiệm thử tính chất acetylene, kiểm chứng phản ứng điều chế acetylene từ đất đèn.
Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:
1. Thực hiện thí nghiệm tương tự thí nghiệm trên, thay dung dịch KMnO4 nhỏ lên tờ giấy lọc bằng dung dịch Br2 loãng. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.
→ Lời giải: Giọt dung dịch Br2 nhỏ ở phần giấy lọc che miệng cốc tác dụng với khí C2H2 tạo dung dịch C2H2Br4 do đó làm nhạt màu giọt dung dịch Br2:
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
2.4.7. Thí nghiệm 7: Phản ứng giữa rượu và copper(II) oxide
Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm trong cuộc sống.
Mục đích của thí nghiệm:
- HS trình bày được khả năng phản ứng với CuO ở nhiệt độ cao của alcohol. - HS trình bày được thành phần chính của rượu gạo, lõi dây điện sinh hoạt.
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ - Cốc thủy tinh (1 cái) - Đèn cồn - Kẹp gỗ
Hóa chất - Lõi dây điện bằng đồng (dây 1 lõi) - Rượu gạo
Cách tiến hành thí nghiệm: Bóc lấy lõi dây đồng từ dây điện sinh hoạt, sau đó quấn phần đầu đoạn lõi dây điện thành hình lò xo. Dùng kẹp gỗ kẹp lấy đoạn lõi dây đồng, đốt nóng đỏ đầu lò xo sau đó ngưng đốt nóng, quan sát màu của đoạn lõi dây đồng. Tiếp tục nhúng phần lõi dây điện bị đốt nóng vào dung dịch rượu gạo đựng trong cốc thủy tinh. Quan sát sự đổi màu.
Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: Nên sử dụng dây điện một lõi (lõi to) để dễ quan sát sự thay đổi màu sấc.
- Đốt đoạn lõi dây này đến khi nóng đỏ, sau đó ngừng đốt thấy phần lõi dây đồng bị hóa đen.
- Sau khi nhúng phần lõi dây này vào dung dịch rượu gạo thấy một phần lõi dây màu đen trở lại thành màu đỏ ban đầu.
Giải thích hiện tượng:
- Khi bị đốt nóng, lõi dây đồng phản ứng với oxygen trong không khí tạo thành CuO làm lõi dây bị hóa đen theo phương trình phản ứng:
Cu + O2
𝑡𝑜
→ CuO
Hình 2.12. Đoạn lõi dây đồng khi bị đốt nóng (trái) và sau khi ngừng đốt (phải)