8. Đóng góp
2.4.19. Thí nghiệm 19: Tính tan của cao su thiên nhiên trong các dung môi
Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm trong cuộc sống.
Mục đích của thí nghiệm: HS trình bày được tính tan của cao su thiên nhiên trong các dung môi.
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ - Cốc thủy tinh (3 cái)
Hóa chất - Dây thun cao su (3 sợi) - Rượu gạo, xăng A95
Cách tiến hành thí nghiệm: Lần lượt ngâm 3 sợi dây su trong các dung môi nước, xăng A95 và rượu gạo. Quan sát sự thay đổi về hình dạng của dây cao su.
Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: Các dây cao su có kích thước bằng nhau, có thể sử dụng một sợi dây cao su khác để đối chứng.
Hiện tượng xảy ra:
- Dây cao su ngâm trong xăng A95 nở to ra.
- Dây cao su ngâm trong nước, rượu gạo không có hiện tượng gì.
Giải thích hiện tượng:
- Dây thun cao su được chế tạo yếu từ cao su thiên nhiên, loại cao su này không tan trong các dung môi thông thường (ethanol, nước, …) nhưng tan được trong các dung môi như xăng, benze, …
- Do đó, sợi dây cao su ngâm trong nước và rượu gạo (chứa nhiều C2H5OH) không có hiện tượng gì, sợi dây cao su ngâm trong xăng A95 tan trong nước và phình to ra.
Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm:
- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành: Hóa học 12, Chương 4: Bài 14: Vật liệu polime.
- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Hóa học 12, Chủ đề: Polymer; nội dung: Cao su.
- Cách sử dụng: Sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng:
+ Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất của các chất: Nghiên cứu khả năng tan trong các dung môi của cao su thiên nhiên.
+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho HS thí nghiệm kiểm tra khả năng khả năng tan trong các dung môi của cao su thiên nhiên.
Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:
1. Có thể thay xăng trong thí nghiệm trên bằng dung môi quen thuộc nào khác trong cuộc sống hàng ngày?
→ Lời giải: Có thể sử dụng dầu hỏa để thay thế cho xăng A95 cũng sẽ thu được hiện tượng tương tự.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, tìm hiểu thực tiễn và tìm hiểu chương trình Hóa học Hữu cơ ở trường THPT chương trình GDPT mới và chương trình cơ bản hiện hành, tôi đã đề xuất quy trình gồm 8 bước để thiết kế thí nghiệm gắn kết cuộc sống. Tôi cũng đã thiết kế 19 thí nghiệm gắn kết cuộc sống (bao gồm các nhóm thí nghiệm đã phân chia: thí nghiệm trong đời sống, thí nghiệm cải tiến, thí nghiệm mô phỏng hiện tượng) và đề xuất cách sử dụng thí nghiệm, xây dựng các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm để làm nguồn tài liệu tham khảo cho các GVBM hóa học.
Tiếp theo, tôi đã thiết kế, xây dựng kế hoạch bài dạy minh họa có sử dụng các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã được trình bày ở trên.
Để kiểm chứng, khảo sát mức độ hiệu quả và khả thi trong việc áp dụng các thí nghiệm gắn kết đời sống vào quá trình dạy học ở trường THPT, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) tại trường THPT Phan Châu Trinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Toàn bộ nội dung về quá trình TNSP nằm ở chương 3.