Thí nghiệm 7: Phản ứng giữa rượu và copper(II) oxide

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 72 - 74)

8. Đóng góp

2.4.7. Thí nghiệm 7: Phản ứng giữa rượu và copper(II) oxide

 Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm trong cuộc sống.

 Mục đích của thí nghiệm:

- HS trình bày được khả năng phản ứng với CuO ở nhiệt độ cao của alcohol. - HS trình bày được thành phần chính của rượu gạo, lõi dây điện sinh hoạt.

 Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ - Cốc thủy tinh (1 cái) - Đèn cồn - Kẹp gỗ

Hóa chất - Lõi dây điện bằng đồng (dây 1 lõi) - Rượu gạo

 Cách tiến hành thí nghiệm: Bóc lấy lõi dây đồng từ dây điện sinh hoạt, sau đó quấn phần đầu đoạn lõi dây điện thành hình lò xo. Dùng kẹp gỗ kẹp lấy đoạn lõi dây đồng, đốt nóng đỏ đầu lò xo sau đó ngưng đốt nóng, quan sát màu của đoạn lõi dây đồng. Tiếp tục nhúng phần lõi dây điện bị đốt nóng vào dung dịch rượu gạo đựng trong cốc thủy tinh. Quan sát sự đổi màu.

 Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: Nên sử dụng dây điện một lõi (lõi to) để dễ quan sát sự thay đổi màu sấc.

- Đốt đoạn lõi dây này đến khi nóng đỏ, sau đó ngừng đốt thấy phần lõi dây đồng bị hóa đen.

- Sau khi nhúng phần lõi dây này vào dung dịch rượu gạo thấy một phần lõi dây màu đen trở lại thành màu đỏ ban đầu.

 Giải thích hiện tượng:

- Khi bị đốt nóng, lõi dây đồng phản ứng với oxygen trong không khí tạo thành CuO làm lõi dây bị hóa đen theo phương trình phản ứng:

Cu + O2

𝑡𝑜

→ CuO

Hình 2.12. Đoạn lõi dây đồng khi bị đốt nóng (trái) và sau khi ngừng đốt (phải)

- Nhúng lõi dây đồng vừa đốt nóng vào dung dịch rượu gạo, một phần CuO tác dụng với ethylic alcohol (C2H5OH) trong rượu gạo tạo thành Cu khiến một phần lõi dây trở lại thành màu đỏ ban đầu theo phương trình phản ứng:

CuO + C2H5OH 𝑡 𝑜

→ Cu + CH3CHO + H2O

- Rượu gạo chứa khoảng 29 – 50 phần trăm về thể tích là C2H5OH, còn lại là nước, do đó phần lõi dây đồng chỉ bị hóa đỏ một phần.

 Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm:

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành: Chương 8: Bài 40: Ancol.

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Chủ đề: Dẫn xuất Halogen – Alcohol – Phenol; nội dung: Alcohol.

- Cách sử dụng: Sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng:

+ Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất của các chất: Nghiên cứu phản ứng giữa alcoholvà CuO ở nhiệt độ cao.

+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho HS thí nghiệm kiểm tra khả năng phản ứng của alcohol với CuO ở nhiệt độ cao.

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

1. Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài việc sử dụng rượu gạo có thể dùng các dung dịch quen thuộc nào khác để thực hiện phản ứng giữa ethylic alcohol và CuO ở nhiệt độ cao?

→ Lời giải: Có thể dùng các dung dịch chứa ethylic alcohol khác như dung dịch sát khuẩn tay, rượu, bia, cồn y tế 90o…

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)