Biểu đồ cột phân loại kết quả bài kiểm tra TNSP ở lớp TN và ĐC

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 108)

THPT Phan Châu Trinh đứng thứ 83 trong top 100 ngôi trường THPT trên cả nước (năm 2021) và đứng thứ 31 các trường THPT có điểm thi THPT Quốc Gia cao nhất cả nước (2017), do đó các HS hầu như đều có thể hoàn thành đề khảo sát thực nghiệm ở mức khá [24].

Bảng 3.6 cho thấy:

+ Tỉ lệ HS có điểm giỏi ở lớp TN (65,854%) vượt trội hơn hẳn so với lớp ĐC (12,821%).

+ Tỉ lệ HS có điểm khá, trung bình và yếu kém ở lớp TN đều thấp hơn so với lớp ĐC; riêng tỉ lệ HS có điểm khá ở lớp TN (26,829%) thấp hơn đáng kể so với lớp ĐC (69,231%).

Bảng 3.7 cho thấy:

+ Điểm trung bình, mode và trung vị ở lớp TN đều cao hơn so với lớp ĐC, điều này chứng minh rằng khi GV dạy học có sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống thì HS sẽ nâng cao khả năng nhớ và vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.

+ Chỉ số SMD của cặp lớp TN – ĐC (1,237) lớn hơn 1,000 cho thấy chênh lệch điểm trung bình giữa kết quả bài kiểm tra đánh giá TNSP của lớp TN và lớp ĐC là do tác động của việc dạy học có sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống có ý nghĩa rất lớn và tính thực tiễn cao chứ không phải ngẫu nhiên. Như vậy, có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học hóa học ở trường THPT trong chương trình hiện này và cả trong chương trình GDPT mới sau này.

+ Chỉ số p của phép kiểm chứng T-test độc lập nhỏ hơn 0,05 cho thấy chênh lệch điểm trung bình giữa kết quả kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa rất lớn và nghiêng về lớp TN, tức là việc dạy học có sử dụng các thí nghiệm gắn kết cuộc sống ảnh hưởng lớn đến HS lớp TN, giúp HS ở lớp TN hiểu bài, tiếp thu kiến thức và áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống tốt hơn HS ở lớp ĐC.

3.5.2. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của học sinh

Trong quá trình TNSP, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của HS ở lớp TN về các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã sử dụng. Tôi đã phát 41 phiếu đánh giá (Phụ lục 5) cho 41 HS trong lớp TN và thu được kết quả sau.

3.5.2.1. Đánh giá về ưu điểm của các thí nghiệm hóa học gắn với cuộc sống

Bảng 3.7. Ý kiến đánh giá của HS về ưu điểm của thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống Nhận định Mức độ Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5

Đơn giản, dễ thực hiện. 1 6 12 9 13 3,659 1,153

Dễ chuẩn bị, phù hợp với điều

kiện cơ sở vật chất thấp. 0 3 5 13 20 4,220 0,936

Hiện tượng rõ ràng, dễ quan sát. 1 9 12 11 8 3,390 1,115

Sinh động, hấp dẫn, thu hút. 1 0 7 12 21 4,268 0,923 Gần gũi, có thể tự thực hiện lại

tại nhà 2 3 8 10 18 3,951 1,182

Phù hợp với trình độ của HS. 1 0 14 7 19 4,049 1,024

Thể hiện rõ kiến thức bài học. 1 1 8 14 17 4,098 0,970

An toàn, ít độc hại 0 2 16 16 11 4,171 0,992

Bảng 3.8 cho thấy giá trị trung bình dữ liệu thu được ở các nhận định là từ 3,390 đến 4,268. Trong đó một số nhận định có giá trị trung bình cao như "sinh động, hấp dẫn, thu hút" (4,268), "dễ chuẩn bị, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất thấp" (4,220), "thể hiện rõ kiến thức bài học" (4,089). Tuy nhiên, nhận định "hiện tượng rõ ràng, dễ quan sát" (3,390) điểm còn thấp hơn so với mặt bằng chung là do trong thí nghiệm “Thử tính chất của giấm – Tác dụng với kim loại”, hiện tượng sủi bọt khí từ các kim loại còn chưa

rõ ràng do dung dịch giấm có nồng độ acetic acid loãng, tốc độ ăn mòn và sủi khí rất chậm, tương tự thí nghiệm phản ứng giữa giấm và bột phấn cũng có tốc độ phản ứng khá chậm. Mặt khác độ phân tán số liệu ứng với mỗi nhận được là tương đối thấp (giá trị liệu chuẩn từ 0,923 đến 1,153) cho thấy độ chụm của các nhận định lớn, độ tin cậy cao. Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng HS đánh giá rất cao về ưu điểm của việc sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong trong dạy học Hóa học.

3.5.2.2. Đánh giá về ưu về hiệu quả của các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống

Bảng 3.8. Ý kiến đánh giá của HS về hiệu quả của thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống Nhận định Mức độ Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5

Rèn luyện cho HS kĩ năng thực

hành thí nghiệm. 3 0 4 16 18 4,122 1,100

Giúp HS tin tưởng vào khoa học. 1 4 14 13 9 3,610 1,022

Tạo không khí lớp sôi động. 1 0 10 15 15 4,049 0,921

Hình 3.3. HS lớp 11/26 (TN) trường THPT Phan Châu Trinh vui vẻ thực hiện thí nghiệm giữa giấm ăn và bột phấn, thuốc muối nabica

Nâng cao hứng thú học tập cho

HS. 1 0 4 17 19 4,293 0,844

Giúp HS hiểu bài chính xác hơn. 1 0 7 16 17 4,171 0,892

Giúp HS khắc sâu kiến thức hơn. 1 2 7 18 13 3,976 0,961

Phát triển năng lực tư duy, giải

quyết vấn đề và sáng tạo cho HS 2 0 10 11 18 4,049 1,071

Tăng khả năng vận dụng kiến

thức vào thực tế 1 1 7 15 17 4,122 0,954

Bảng 3.9 cho thấy giá trị trung bình dữ liệu thu được ở các nhận định là từ 3,610 đến 4,293. Trong đó một số nhận định có giá trị trung bình cao như "tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế" (4,122), "rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành thí nghiệm"

(4,122) và "giúp HS hiểu bài chính xác hơn" (4,171). Tuy nhiên, nhận định "HS tin tưởng vào khoa học" (3,663) điểm còn thấp hơn so với mặt bằng chung là do HS mới tiếp cận các thí nghiệm gắn kết cuộc sống nên còn nhiều hoài nghi, bỡ ngỡ. Mặt khác, độ phân tán số liệu ứng với mỗi nhận định là tương đối thấp (giá trị độ lệch chuẩn từ 0,777 đến 1,036). Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng HS đánh giá cao hiệu quả của thí nghiệm gắn kết cuộc sống đến dạy học Hóa học.

Hình 3.4. Hình ảnh HS lớp 11/26 (TN) trường THPT Phan Châu Trinh thực hiện thí nghiệm giữa giấm ăn và kim loại

3.5.2.3. Mong muốn của học sinh về tiết học sử dụng các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống

Bảng 3.9. Mong muốn của HS về tiết học sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống

Mong muốn của HS Số HS lựa chọn

Phần trăm (%) số HS lựa chọn

Được học thường xuyên với các tiết học có sử dụng

thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống 29 70,732

Được tự tay thực hiện các thí nghiệm hóa học gắn kết

cuộc sống 24 58,537

Tăng cường thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống và

kiến thức thực tiễn vào quá trình kiểm tra đánh giá 31 75,610

Kết quả khảo sát từ bảng 3.10 cho thấy hầu hết các HS đều mong muốn được tiếp cận nhiều hơn đối với các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong quá trình học (70,732%) tập của mình cũng như tăng cường các kiến thức thực tế và thí nghiệm hóa

Hình 3.5. Hình ảnh HS lớp 11/26 (TN) trường THPT Phan Châu Trinh hăng say thực hiện thí nghiệm giữa giấm ăn và kim loại

học gắn kết cuộc sống trong quá trình kiểm tra đánh giá (75,610%). Như vậy, HS có thái độ rất tích cực đối với loại thí nghiệm này sau tiết học thực nghiệm.

Tóm lại, khảo sát ý kiến của HS sau quá trình TN, đa số HS cho rằng các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống rất thú vị, hấp dẫn, bổ ích trong quá trình học tập. Các HS được thực hiện những thí nghiệm từ các chất thực tế, các thí nghiệm mô phỏng hiện tượng hay các thí nghiệm hóa học thông thường theo cách an toàn, dễ dàng hơn, có thể tự thực hiện được nhiều thí nghiệm hóa học tại nhà. Từ đó các em có thể hiểu rõ hơn về bản chất hóa học của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh chúng ta, góp phần cải thiện chất lượng học tập môn Hóa học.

3.5.3. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên bộ môn giảng dạy tại lớp học thực nghiệm thực nghiệm

Sau khi thực nghiệm tại trường trung học phổ thông tôi có hỏi ý kiến cô Trâm Anh (GV bộ môn Hóa học lớp của lớp TN) và một số thầy cô dự giờ trong tiết TN về đề tài, những thí nghiệm gắn kết cuộc sống được sử dụng trong khi thực nghiệm và cách kết hợp những thí nghiệm đó vào tiết học bài mới; tôi đã thu thập được các ý kiến sau:

Đề tài nghiên cứu về sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống là một đề tài hay, đã từng được nghiên cứu trước đây nhưng vẫn còn rất hạn chế trong việc áp dụng vào quá trình dạy học Hóa học hiện nay cũng như số lượng ý tưởng thiết kế các thí nghiệm này còn ít, chưa phổ biến.

Đề tài cung cấp cho các GV hóa học THPT nguồn tài liệu hay, mới mẻ và thú vị về thí nghiệm. Những thí nghiệm trong đề tài rất sinh động hấp dẫn, có hiện tượng rõ ràng và dễ quan sát cũng như thực hiện an toàn nhưng vẩn đảm bảo được về mặt khoa học, mục đích thí nghiệm. Các thí nghiệm này không những dễ hiểu và phù hợp với trình độ tư duy của HS hiện nay mà còn giúp HS dễ dàng tìm nguồn nguyên liệu, nguồn hóa chất, HS có thể tự tìm và tự làm lại tại nhà nếu muốn, nồng độ các hóa chất trong các phản ứng thấp, không gây nguy hiểm đến cho HS như hóa chất nồng độ cao trong các thí nghiệm truyền thống. Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong đề tài đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chương trình GDPT mới lẫn chương trình hiện hành trong việc phát triển các năng lực của HS, do đó dù là ở chương trình hiện hành hay khi nền giáo dục của nước ta chuyển sang hoàn toàn theo chương trình GDPT mới HS và GV cũng đều rất dễ tiếp cận.

Trước giờ các GV gặp một số vấn đề trong dạy học Hóa học như HS rất hứng thú khi được học với thí nghiệm nhưng không thể làm lại thí nghiệm ở nhà; HS không thấy được Hóa học có ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống; các vật dụng, vật liệu xung quanh đều có thành phần Hóa học xác định, nhưng HS không biết được thành phần Hóa học của các vật dụng, vật liệu đó; HS biết được các hiện tượng, ứng dụng trong cuộc sống nhưng lại không liên hệ được với kiến thức đã học. Bằng việc sử dụng các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong đề tài, HS sẽ dễ dàng giải quyết những vấn đề kể trên. Ngoài ra, các thí nghiệm còn giúp HS tích cực hơn trong giờ học, chủ động tìm tòi kiến thức mới và kiểm chứng lại các kiến thức đã học theo sự hướng dẫn của GV, từ đó sẽ giúp các em HS phát triển các kĩ năng, kĩ xảo và năng lực về hóa học, chủ động hơn trong việc nắm bắt kiến thức. Qua đó sẽ giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của Hóa học trong đời sống hàng ngày và áp dụng được những kiến thức Hóa học vào cuộc sống.

Tuy nhiên, một số thí nghiệm gắn kết cuộc sống vẫn còn hạn chế. Lấy ví dụ như về dụng cụ của thí nghiệm vẫn còn khá cồng kềnh, cần phải tinh giảm bớt hoặc yêu cầu HS, GV chuẩn bị ví dụ như thí nghiệm “Tính tan của benzene trong các dung môi” mặc dù đã cải tiến để đảm bảo được an toàn cho HS so với thí nghiệm truyền thống nhưng đòi hỏi GV phải chuẩn bị kĩ càng, số lượng dụng cụ thí nghiệm lớn, cồng kềnh. Một số thí nghiệm như “Thử tính chất của giấm ăn – Tác dụng với kim loại”, “Thử tính chất của giấm ăn – Tác dụng với kim loại” phản ứng xảy ra yếu, khó quan sát hiện tượng do nồng độ acetic acid trong giấm ăn rất loãng nên tốc độ phản ứng hòa tan kim loại và bột phấn chậm hay “Khả năng hấp phụ iodine của tinh bột” do nồng độ iodine trong thuốc đỏ povidine thấp nên khó quan sát hiện tượng. Do đó, một số thí nghiệm cần thời gian để có thể quan sát rõ hiện tượng xảy ra.

Sau quá trình xây dựng và thực nghiệm đề tài, tuy các thí nghiệm gắn kết cuộc sống vẫn còn một vài hạn chế nhưng tôi nhận thấy việc sử dụng các thí nghiệm này trong dạy học Hóa học đã đem lại một số thành công nhất định như giúp HS có hứng thú hơn trong giờ học, tạo không khí lớp học sôi động vui nhộn, từ đó góp phần giúp HS học tốt hơn, tăng cường các kĩ năng thực hiện thí nghiệm của HS, đưa HS lại gần với kiến thức cuộc sống hơn, giúp HS phát triển tư duy và năng lực hóa học cũng như làm tăng hiệu quả của tiết dạy của GV.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương này tôi đã trình bày tiến trình, nội dung và kết quả của quá trình TNSP để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần Hóa học Hữu cơ ở trường THPT, chương trình cơ bản hiện hành.

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm cặp lớp ở trường THPT Phan Châu Trinh trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Từ việc phân tích định tính và định lượng kết quả TNSP cho phép rút ra các kết luận sau:

Các thí nghiệm gắn kết cuộc sống mà đưa ra trong đề tài là phù hợp và có tác dụng trong việc nâng cao khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống của HS, đồng thời nâng cao hứng thú của HS đối với môn học; từ đó, nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học Hóa học.

Việc phân tích kết quả bài kiểm tra cho thấy HS ở lớp thực nghiệm có khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống cao hơn lớp đối chứng. Kết quả trên là do tính hiệu quả, khả thi của việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống vào dạy học hóa học chứ không phải do ngẫu nhiên. Việc phân tích kết quả phiếu đánh giá tiết học của HS cho thấy HS yêu thích và mong muốn được học và sử dụng các thí nghiệm gắn kết cuộc sống nhiều hơn; HS nhận xét thí nghiệm gắn kết cuộc sống sinh động, hấp dẫn và thu hút; thí nghiệm gắn kết cuộc sống cũng thể hiện rõ kiến thức bài học và tăng khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế.

GV bộ môn giảng dạy tại lớp thực nghiệm đã công nhận tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm gắn kết để tổ chức các hoạt động dạy học đã được nghiên cứu trong đề tài.

Như vậy, việc sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống để tổ chức hoạt động học tập cho HS có tác dụng rất thiết thực, có tính ứng dụng và hiệu quả cao, giúp HS nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời, nâng cao hứng thú đối với môn học và nâng cao kết quả quá trình dạy và học môn Hóa học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Đã nêu tổng quan về lịch sử nghiên cứu của vấn đề.

- Đã tìm hiểu và trình bày sơ lược xu hướng đổi mới giáo dục trong chương trình GDPT mới, phân tích nội dung và yêu cầu môn Hóa học của chương trình GDPT mới.

- Đã nghiên cứu một số vấn đề về PPDH Hóa học, thí nghiệm trong dạy học Hóa học và thí nghiệm gắn kết cuộc sống ở trường THPT trong chương trình hiện hành và chương trình GDPT mới.

- Đã điều tra thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy Học hóa học ở các trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng cho thấy HS yêu thích thí nghiệm nhưng giờ học có thí nghiệm hóa học khá ít, thí nghiệm gắn kết cuộc sống còn xa lạ đối với nhiều HS, khó

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)