Thí nghiệm 12: Thử tính chất của giấm ăn: Tác dụng với kim loại

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 83 - 85)

8. Đóng góp

2.4.12. Thí nghiệm 12: Thử tính chất của giấm ăn: Tác dụng với kim loại

 Mục đích của thí nghiệm:

- HS trình bày được khả năng tác dụng với kim loại của carboxylic acid.

- HS trình bày được thành phần chính của giấm ăn, vật liệu tạo nên lò xo bút bi, lõi dây điện sinh hoạt.

 Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ - Ống nghiệm (3 cái) - Đèn cồn

Hóa chất - Giấm ăn (giấm táo, giấm gạo) - Kẽm viên, lò xo bút bi.

- Lõi dây điện bằng đồng.

 Cách tiến hành thí nghiệm: Cho vào 3 ống nghiệm riêng biệt lần lượt kẽm viên, lò xo bút bi và lõi dây điện bằng đồng (quấn hình lò xo). Nhỏ vào 3 ống nghiệm một lượng nhỏ giấm ăn, quan sát hiện tượng xảy ra. Đun nóng ống nghiệm và nhận xét sự thay đổi.

 Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: Khi đun nóng chỉ cần đun vừa phải, không đun quá sôi hỗn hợp.

 Hiện tượng xảy ra: Trên bề mặt kẽm viên, lò xo bút bi sủi bọt khí không màu; ống nghiệm chứa lõi dây điện bằng đồng không có hiện tượng gì.

 Giải thích hiện tượng: Giấm ăn chứa acetic acid (CH3COOH) có khả năng hòa tan được các kim loại đứng trước hiđro như kẽm, sắt (có trong lò xo bút bi), không

Hình 2.19. Phản ứng giữa giấm ăn và các kim loại theo thứ tự từ trài qua phải: kẽm viên, lò xo bút bi, lõi dây điện bằng đồng

hòa tan được đồng (có trong lõi dây điện) giải phóng khí hiđro không màu theo các phương trình phản ứng:

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2

2CH3COOH + Cu →

Acetic acid là một acid yếu, trong giấm ăn chứa một lượng acid này rất loãng, do đó cần đun nóng các ống nghiệm để làm tăng tốc độ của phản ứng, dễ quan sát được hiện tượng.

 Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm:

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành: Hóa học 11, Chương 9: Bài 45: Axit Cacboxylic.

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Hóa học 11, Chủ đề: Hợp chất carbonyl – Carboxylic acid; nội dung: Carboxylic acid.

- Cách sử dụng: Sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng:

+ Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất của các chất: Nghiên cứu khả năng phản ứng của carboxylic acid với các kim loại.

+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho HS phản ứng của carboxylic acid với các kim loại. GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

1. Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài việc sử dụng giấm ăn có thể dùng dung dịch quen thuộc nào khác để thực hiện phản ứng giữa carboxylic acid và kim loại?

→ Lời giải: Có thể dùng dung dịch chứa carboxylic acid khác như nước cốt chanh, nước cốt cam (chứa lượng lớn citric acid).

2. Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài việc sử dụng lò xo bút bi có thể dùng dụng cụ quen thuộc nào khác để thực hiện phản ứng giữa carboxylic acid và sắt?

→ Lời giải: Có thể dùng các vật làm bằng sắt khác như ghim kẹp giấy, đinh.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)