Thí nghiệm 10: Mực tàng hình từ nước cốt chanh

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 79 - 81)

8. Đóng góp

2.4.10. Thí nghiệm 10: Mực tàng hình từ nước cốt chanh

 Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm trong đời sống.

 Mục đích của thí nghiệm: HS trình bày được thành phần chính của nước chanh là citric acid và khả năng bị oxi hóa của acid dưới tác dụng của nhiệt độ.

 Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ

- Cốc thủy tinh - Đèn cồn

- Giấy trắng, sạch - Kẹp gỗ

Hóa chất - Nước cốt chanh

 Cách tiến hành thí nghiệm:

- Dùng đũa thủy tinh chấm vào nước cốt chanh, sau đó vẽ lên tờ giấy trắng, sạch rồi để khô (có thể dùng máy sấy để sẩy khô nhanh chóng vết chanh).

- Sau khi tờ giấy khô, dùng kẹp gỗ kẹp lấy tờ giấy và hơ phần hình vẽ bằng nước cốt chanh trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng.

 Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: Khi hơ tờ giấy cần để tờ giấy sách đầu ngọn lửa khoảng 2 – 3cm, không để ngọn lửa tiếp xúc trực tiếp với giấy vì tờ giấy có thể bị đốt cháy.

 Hiện tượng xảy ra:

- Sau khi hơ tờ giấy trên ngọn lửa, hình vẽ xuất hiện với màu nâu đen:

 Giải thích hiện tượng: Nước cốt chanh chứa thành phần chính là citric acid và các hợp chất hữu cơ khác. Khi để khô và hơ trên ngọn lửa đèn cồn, các hợp chất hữu cơ trong chanh dễ bị oxi hóa không hoàn toàn bởi nhiệt độ tạo thành carbon, do đó vết nước cốt chanh ngay lập tức chuyển sau màu nâu đen.

 Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm:

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành: + Hóa học 11, Chương 4: Bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ;

Hình 2.17. Tờ giấy đã khô trước (trái) và sau khi (phải) hơ trên ngọn lửa Hình 2.16. Tờ giấy trước (trái) và sau khi (phải) làm khô hình vẽ Hình 2.16. Tờ giấy trước (trái) và sau khi (phải) làm khô hình vẽ

+ Hóa học 11, Chương 9: Bài 45: Axit Cacboxylic.

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: + Hóa học 11, Chủ đề: Đại cương hóa học hữu cơ; nội dung: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ;

+ Hóa học 11, Chủ đề: Hợp chất carbonyl – Carboxylic acid; nội dung: Carboxylic acid.

- Cách sử dụng: Sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng:

+ Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất của các chất: Nghiên cứu tính chất chung của hợp chất hữu cơ và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn carboxylic acid.

+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho HS thí nghiệm kiểm tra tính chất chung của hợp chất hữu cơ và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn carboxylic acid.

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

1. Trong cuộc sống hàng ngày, có thể thay nước cốt chanh bằng dung dịch quen thuộc nào trong phản ứng trên?

→ Lời giải: Có thể dùng nước cốt cam, nước cốt khế, … cũng chứa nhiều các hợp chất hữu cơ và citric acid tương tự nước cốt chanh.

2. Có thể sử dụng giấm ăn thay cho nước cốt chanh trong phản ứng trên được hay không?

→ Lời giải: Không dùng giấm ăn do giấm ăn chứa chủ yếu là nước, nồng độ acetic acid trong giấm ăn rất loãng, do đó rất khó thực hiện thành công.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)