Thí nghiệm 9: Thổi bong bóng không tốn sức

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 76 - 79)

8. Đóng góp

2.4.9. Thí nghiệm 9: Thổi bong bóng không tốn sức

 Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm trong cuộc sống.

 Mục đích của thí nghiệm:

- HS trình bày được phản ứng giữa acid và muối carbonate, so sánh được tính acid giữa carbonic acid và carboxylic acid.

 Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ - Ống nghiệm (1 cái) - Vỏ quả bong bóng bay

Hóa chất - Giấm ăn thương mại - Bột soda khan

 Cách tiến hành thí nghiệm:

- Cho một lượng nhỏ bột soda khan vào vỏ quả bong bóng bay (không thổi phồng). Sau đó dùng miệng quả bóng bay bịt kín ống nghiệm đã chứa sẵn một ít dung dịch giấm ăn.

- Dùng tay lắc vỏ quả bong bóng bay sao cho bột soda trong quả bóng bay rơi xuống dung dịc giấm ăn trong ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra.

 Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: Không dùng quá nhiều bột soda khan vì có thể khiến hỗn hợp trong ống nghiệm bị trào ra và lượng khí sinh ra lớn có thể làm vỡ quả bóng bay.

 Hiện tượng xảy ra: Bột soda rơi xuống dung dịch giấm ăn trong ống nghiệm ngay lập tức bị tan ra, sủi nhiều bọt khí không màu. Quả bóng bay được thổi phồng lên từ từ.

Hình 2.15. Quả bóng bay trước (trái) và sau khi (phải) bột soda khan đổ xuống dung dịch giấm ăn trong ống nghiệm

 Giải thích hiện tượng:

- Bột soda khan chứa chủ yếu sodium carbonate (Na2CO3) tác dụng được với dung dịch giấm ăn chứa chủ yếu acetic acid (CH3COOH) giải phóng khí CO2 không màu, lượng khí sinh ra nhiều thổi phồng quả bóng bay:

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

 Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm:

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành: Hóa học 11, Chương 9: Bài 45: Axit Cacboxylic.

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Hóa học 11, Chủ đề: Hợp chất carbonyl – Carboxylic acid; nội dung: Carboxylic acid.

- Cách sử dụng: Sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng:

+ Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất của các chất: Nghiên cứu phản ứng giữa muối carbonate và carboxylic acid.

+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho HS thí nghiệm kiểm tra khả năng phản ứng giữa muối carbonate và carboxylic acid.

+ Phương pháp nêu vấn đề: GV thực hiện thí nghiệm "Thổi bóng bay không tốn sức", sau đó yêu cầu HS tiến hành và giải thích phản ứng giữa muối carbonate và carboxylic acid.

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

1. Trong cuộc sống hàng ngày, có thể dùng những dung dịch quen thuộc nào để thay thế dung dịch giấm ăn trong thí nghiệm trên?

→ Lời giải: Có thể dùng những dung dịch có tính acid như nước cốt chanh, nước cốt cam, nước me, …

2. Trong cuộc sống hàng ngày, có thể dùng những vật, đồ dùng quen thuộc nào để thay thế bột soda khan trong thí nghiệm trên?

→ Lời giải: Có thể dùng những vật chứa muối carbonate hoặc hydrocarbonate như bột baking soda (chứa NaHCO3), bột khai (chứa NH4HCO3), bột đá vôi (chứa CaCO3), …

3. Lấy quả bóng bay đã được thổi phồng trong thí nghiệm trên, cột chặt miệng quả bóng cho bóng không bị xẹp. Thả quả bóng bay ra khỏi tay, quả bóng này bay lên hay rơi xuống đất?

→ Lời giải: Khí trong quả bóng bay là khí carbon dioxide (CO2) nặng hơn không khí, do đó khi thả quả bóng tay ra thì quả bóng này rơi xuống đất.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường thpt (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)