Quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 56 - 66)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank

2.2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ

A - Nhận diện rủi ro

Bước đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank vẫn diễn ra khá chồng chéo và mơ hồ. Đối với các sản phẩm hiện tại như các nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ phái sinh, quá trình nhận diện rủi ro của Agribank vẫn tập trung từ bộ phận giao dịch trực tiếp tại Trung tâm Vốn và Chi nhánh. Phòng Quản lý kinh doanh vốn quản lý thanh khoản đồng nội tệ và ngoại tệ, trong khi đó phịng Kinh doanh ngoại tệ thực hiện giao dịch ngoại tệ. Sự tương tác giữa hai phòng nghiệp vụ

này là khá mật thiết, tuy nhiên để đánh giá mức độ tác động của các sự kiện đối với thanh khoản, đối với trạng thái ngoại tệ và kết quả kinh doanh ngoại tệ vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu do thiếu sự đồng bộ và nhất quán. Hơn nữa quá trình nhận diện rủi ro này hồn tồn vẫn mang tính tự phát, chưa có tính hệ thống, chưa mang tính quy trình mà chỉ là nhận định chủ quan của các giao dịch viên khi thực hiện giao dịch và đơi lúc mới có báo cáo về kịch bản và tình huống với những biến động của thị trường lên Ban lãnh đạo. Tại các Chi nhánh, thậm chí q trình này hồn tồn khơng hề tồn tại. Khi phát sinh giao dịch với khách hàng, các Chi nhánh sẽ lập tức làm giao dịch đối ứng với Trung tâm Vốn, vì vậy hầu như khơng phát sinh trạng thái và không chịu rủi ro về tỷ giá. Đối với các sản phẩm mới, Trung tâm Vốn là đơn vị đề xuất lên Ban điều hành, từ đó trình lên Hội đồng Thành viên, nếu được phê duyệt sẽ giao cho Ban Pháp chế nghiên cứu về tính pháp lý, và Ban Định chế tài chính để thiết lập quan hệ tài khoản phục vụ cho các sản phẩm này. Tuy nhiên cũng như với các sản phẩm hiện có, báo cáo đề xuất của Trung tâm Vốn là rất sơ sài, hầu như không đề cập một cách cụ thể và hệ thống đến các kịch bản có thể xảy ra mà chỉ đề cập đến khả năng sinh lời cũng như mở rộng quan hệ giao dịch với đối tác. Tiêu biểu có thể kể đến là sản phẩm giao dịch quyền chọn ngoại tệ, hiện vẫn chưa được đưa vào thực hiện tại Agribank dù đã được nghiên cứu và đề xuất từ rất lâu.

B - Đo lường và đánh giá rủi ro

Cũng tương tự như bước đầu tiên, việc đo lường và đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ là rất thiếu và yếu. Do chưa có bộ máy quản trị rủi ro hồn thiện, toàn bộ bước này vẫn chỉ được thực hiện tại bộ phận giao dịch trực tiếp. Hồn tồn chưa có cơng cụ đo lường cụ thể nào được các giao dịch viên kinh doanh ngoại tệ sử dụng trong bước này, trước khi thực hiện nghiệp vụ, các giao dịch viên chỉ theo dõi hạn mức trạng thái, hạn mức giao dịch, và thực hiện giao dịch khi nhìn thấy rõ lợi nhuận mà khơng nhìn thấy rủi ro tỷ giá. Điều này cũng xuất phát từ việc hiện tại Trung tâm Vốn không đặt nặng mảng tự doanh và chỉ tập trung vào quản lý trạng

thái phục vụ hệ thống hay thực hiện giao dịch phái sinh phục vụ thanh khoản. Cơ chế hạch toán lãi kinh doanh ngoại tệ “khơng tính chi phí vốn” vẫn đảm bảo lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ từ việc giữ trạng thái và giao dịch sản phẩm phái sinh, Ban lãnh đạo cũng chỉ quan tâm về mặt kết quả hạch tốn, vì vậy sức ép kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu cơ vốn rất nhiều rủi ro là hồn tồn khơng tồn tại. Tất nhiên việc chỉ giữ trạng thái ngoại tệ vẫn mang lại rủi ro tỷ giá cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tuy nhiên với việc VND có xu hướng ngày càng mất giá so với USD (ngoại tệ chủ yếu trong danh mục trạng thái nắm giữ), hoạt động này vẫn rất khó bị đánh giá lỗ, mà thậm chí nếu có lỗ thì cũng sẽ là khơng đáng kể và dễ dàng được bù đắp bằng cách tăng cường thực hiện nghiệp vụ swap như đã nêu ở trên.

C - Kiểm soát và xử lý rủi ro

Bên cạnh việc tuân thủ chặt chẽ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về hạn mức trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có, các quy định về tiêu chuẩn hệ thống giao dịch, đội ngũ giao dịch viên, Agribank cũng tự đặt ra thêm nhiều quy định chặt chẽ hơn tuỳ vào khẩu vị rủi ro theo từng thời kỳ.

Về hạn mức trạng thái ngoại tệ: Với chức năng quản trị rủi ro ngoại tệ của toàn hệ thống, phần lớn rủi ro được tập trung tại Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ. Hội đồng Thành viên Agribank quy định hạn mức trạng thái đối với toàn hệ thống theo định kỳ hàng quý, phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. Các chi nhánh chỉ được nắm giữ số lượng ngoại tệ trong phạm vi cho phép, phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh ngoại tệ. Trạng thái ngoại tệ của Trung tâm Vốn và từng Chi nhánh được Ban điều hành quy định cụ thể bằng văn bản và được tổ chức đánh giá hàng năm. Ví dụ, tổng trạng thái ngoại tệ của Trung tâm Vốn hiện được giới hạn ở mức 200 triệu USD quy đổi, dù theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và với vốn tự có hiện đạt khoảng 50 nghìn tỷ VND, Agribank được phép giữ trạng thái đến 450 triệu USD quy đổi). Tổng trạng thái tất cả các ngoại tệ quy ra USD của Chi nhánh không được vượt quá biên độ cho phép, trong trường

hợp vượt quá biên độ phải bán lại phần thặng dư hoặc mua phần thiếu hụt với Trung tâm Vốn.

Về hạn mức lỗ tối đa: Hạn mức lỗ tối đa của Trung tâm Vốn được Hội đồng Thành viên Agribank quy định theo định kỳ nửa năm, bất cứ thời điểm nào khi mức lỗ trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ gần chạm đến giá trị hạn mức, Trung tâm Vốn phải lập tức báo cáo giải trình và chờ sự phê duyệt của Hội đồng Thành viên trước khi tiếp tục thực hiện nghiệp vụ. Tuy nhiên, Agribank sẽ khơng đóng hồn tồn trạng thái ngoại tệ khi chạm đến hạn mức lỗ, và vẫn ln phải duy trì một trạng thái nhất định của từng ngoại tệ để phục vụ thanh khoản và nhu cầu của khách hàng trong hệ thống. Tuy nhiên Agribank vẫn chưa ban hành quy định về hạn mức cắt lỗ cho từng đồng tiền hay từng giao dịch, việc cắt lỗ hay chốt lời tại mức nào vẫn hoàn toàn nằm trong quyết định chủ quan của bộ phận kinh doanh trực tiếp.

Về hạn mức giao dịch: Hội đồng Thành viên quy định hạn mức giao dịch của Trung tâm Vốn đối với từng đối tác cụ thể và đối với từng sản phẩm, căn cứ chủ yếu vào vốn tự có, quan hệ với đối tác và lịch sử giao dịch trong quá khứ (có xảy ra trường hợp thanh tốn chậm, mất khả năng thanh tốn hay khơng...).

Bảng 4 - Hạn mức giao dịch của Agribank với các đối tác theo từng sản phẩm

Đơn vị: triệu USD quy đổi, (hạn mức tính bằng số dư tất cả các loại ngoại tệ theo từng sản phẩm đối với các giao dịch chưa đến hạn thanh toán, khi giao dịch đến hạn, số dư sẽ được xoá bỏ vào ngày làm việc tiếp theo).

TÊN ĐỐI TÁC Tổng Spot Forward Swap

I - Ngân hàng trong nước

Vietinbank 500 125 125 250 BIDV 500 125 125 250 Vietcombank 500 125 125 250 Sacombank 100 25 25 50 MB 100 25 25 50 Techcombank 60 15 15 30

Maritime Bank 60 15 15 30

Lien Viet Post Bank 40 10 10 20

VP Bank 40 10 10 20

ACB 40 10 10 20

II - Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

ANZ Bank Vietnam LTD 20 20 0 0

Standard Chartered Bank, Hanoi 20 20 0 0 …

III - Ngân hàng nước ngoài

ANZ National Bank LTD 100 50 50 0

Bank of Nova Scotia 100 50 50 0

Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ LTD 100 50 50 0

BNP Paribas Bank S.A. 100 50 50 0

Citibank N.A. 100 50 50 0

Commerz Bank A.G. 100 50 50 0

Deutsche Bank A.G. 100 50 50 0

IV - Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

Bangkok Bank Public Company LTD, HCM 30 15 15 0

DBS Bank LTD, HCM 20 10 10 0

Nguồn: Quy định về hạn mức giao dịch với đối tác được ban hành ngày 01/10/2016 của Agribank

Bên cạnh hạn mức giao dịch với đối tác, Agribank cũng quy định hạn mức đối với mỗi giao dịch của giao dịch viên là 10 triệu USD/giao dịch. Hạn mức này nhằm mục đích hạn chế rủi ro khi giao dịch viên nhận thấy khả năng kiếm lợi nhuận trên thị trường và thực hiện một giao dịch với khối lượng quá lớn dù vẫn trong tổng hạn mức cho phép, tuy vậy vẫn chưa thực sự hiệu quả vì giao dịch viên vẫn có thể lách bằng cách thoả thuận với đối tác khối lượng tổng và chia nhỏ thành nhiều giao dịch. Ngoài ra hạn mức của từng giao dịch viên vẫn chưa có quy định cụ thể, hoạt động giao dịch vẫn chỉ do phòng Kinh doanh ngoại tệ tự phân công cho các giao dịch viên. Trong trường hợp có nhu cầu sử dụng vượt hạn mức giao dịch với đối tác, Trung

tâm Vốn đề xuất với Ban điều hành trình lên Hội đồng Thành viên xem xét. Tuy vậy quá trình này thường diễn ra rất lâu và khiến cơ hội kinh doanh qua đi.

Về phương thức hạch toán kết quả kinh doanh ngoại tệ, hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, trong đó có Agribank đều đang sử dụng phương pháp hạch tốn ngày giá trị. Theo đó, giao dịch vào ngày đến hạn được hạch toán nội bảng vào Tài khoản 471101 (mua bán ngoại tệ kinh doanh), giao dịch chưa đến hạn (gồm các cam kết mua bán ngoại tệ giao sau) được hạch toán ngoại bảng vào các Tài khoản đầu 923 (cam kết mua bán ngoại tệ giao sau).

Các tài khoản được sử dụng để hạch toán kết quả kinh doanh ngoại tệ gồm:

-TK 721001 - Thu về kinh doanh ngoại tệ

-TK 821001 - Chi về kinh doanh ngoại tệ

-TK 631101 - Chênh lệch đánh giá lại tỷ giá hối đoái

Vào ngày giá trị của giao dịch mua bán ngoại tệ, đối với mỗi giao dịch:

K = Số lượng ngoại tệ mua * Tỷ giá hạch toán đồng tiền mua - Số lượng ngoại tệ bán * Tỷ giá hạch tốn đồng tiền bán

Trong đó: Tỷ giá hạch tốn là tỷ giá được xác định tại thời điểm hạch tốn giao dịch, được tính bằng trung bình cộng giữa giá mua và giá bán của ngoại tệ đối với VND được ngân hàng niêm yết

-Nếu K>0: Phần thu về kinh doanh ngoại tệ và ghi có vào Tài khoản 721001 (bên Nợ chỉ hạch toán trong trường hợp điều chỉnh giảm/huỷ giao dịch)

-Nếu K<0: Phần chi về kinh doanh ngoại tệ và ghi nợ vào Tài khoản 821001 (bên Có chỉ hạch tốn trong trường hợp điều chỉnh giảm/huỷ giao dịch)

-Nếu K=0: Giao dịch không phát sinh thu và chi về kinh doanh ngoại tệ

Vào ngày cuối tháng, đối với mỗi loại ngoại tệ, ghi vào bên Có (trường hợp >0) hoặc ghi vào bên Nợ (trường hợp <0) của Tài khoản 631101

Trạng thái nội bảng ngày cuối tháng * tỷ giá hạch toán cuối tháng - Số dư tài khoản hệ thống

Trong đó, tỷ giá hạch tốn cuối tháng đối với USD là tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước cơng bố ngày cuối tháng, tỷ giá hạch tốn cuối tháng của ngoại tệ khác được tính bằng phương thức tính tỷ giá chéo giữa tỷ giá trung tâm và tỷ giá mở cửa của ngoại tệ đó đối với USD trên thị trường quốc tế ngày cuối tháng.

Số dư tài khoản hệ thống được xác định bằng cách:

-Đối với mỗi giao dịch mua ngoại tệ sẽ ghi vào bên Có Tài khoản hệ thống phần Số lượng * Tỷ giá hạch tốn đồng tiền đó

-Đối với mỗi giao dịch bán ngoại tệ sẽ ghi vào bên Nợ Tài khoản hệ thống phần Số lượng * Tỷ giá hạch tốn đồng tiền đó

-Cuối tháng: Số dư tài khoản hệ thống = Số dư bên Có - Số dư bên Nợ Kết quả kinh doanh ngoại tệ cuối cùng được tính bằng cơng thức:

Số dư cuối kỳ Tài khoản 721001 (bên Nợ mang dấu âm) - Số dư cuối kỳ Tài khoản 821001 (bên Có mang dấu âm) + Số dư bên Có Tài khoản 631101 - Số dư bên Nợ Tài khoản 631101

Theo cách tính trên, có thể thấy phương pháp hạch toán hiện nay Agribank và nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam sử dụng là khá phức tạp, và hệ thống core banking của các ngân hàng thương mại mới chỉ thực hiện được theo phương pháp này do nguồn thông tin yêu cầu là sẵn có. Phương pháp này tuy nhiên mới chỉ tính được lãi lỗ vào ngày đến hạn của các giao dịch, đối với các giao dịch giao sau chưa đến hạn thì chưa thể cân đong đo đếm. Hơn nữa phương pháp này cũng khơng thể tính tốn lãi lỗ cụ thể cho từng giao dịch do Tài khoản 721001 và Tài khoản 821001 được tính trên cơ sở giao dịch nhưng Tài khoản 631101 lại chỉ được tính theo đồng tiền. Việc hạch tốn lãi lỗ như hiện nay khơng đáp ứng được yêu cầu đánh giá kết quả kinh doanh kịp thời, vừa khơng chính xác vừa khơng đầy đủ, gây nên nhiều trở ngại trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh.

Về sử dụng các công cụ phái sinh, dù hợp đồng quyền chọn đã được rất nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam thực hiện, tuy nhiên do những rào cản về mặt pháp lý, Agribank hiện mới chỉ sử dụng 02 cơng cụ phái sinh đó là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi.

Hợp đồng kỳ hạn chưa phải là cơng cụ phịng chống rủi ro tỷ giá hiệu quả nhất do vẫn có khả năng diễn biến của tỷ giá trên thực tế lại nằm ngoài dự kiến trong hợp đồng, nhưng phương pháp này tạo sự yên tâm cho nhà quản lý tránh khỏi những tổn thất có thể xảy ra do đã dự tính trước được chi phí. Mọi giao dịch kỳ hạn đều phải hạch toán ngoại bảng tại ngày giao dịch và mục đích của hợp đồng giao dịch kỳ hạn là nhằm loại trừ khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại một thời điểm trong tương lai. Như vậy, thay vì việc chờ tới thời điểm cuối năm mới chuyển được lượng USD thành VND với một tỷ giá giao ngay chưa xác định được trước thì Agribank có thể ngay tại thời điểm hôm nay bán kỳ hạn đến cuối năm một lượng USD dự tính sẽ thu được. Bằng cách làm như vậy Agribank đã tránh được rủi ro tỷ giá biến động tại thời điểm cuối năm và đảm bảo được mức lợi nhuận dự tính.

Bảng 5 - Doanh số giao dịch kỳ hạn ngoại tệ của Agribank từ 2012-2016

Đơn vị: triệu USD (ngoại tệ khác quy đổi sang USD theo tỷ giá hạch toán cuối tháng cuối cùng trong năm)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Doanh số mua kỳ hạn 155 202 132 174 187

Doanh số bán kỳ hạn 941 1015 1254 1551 3155

Nguồn: Số liệu báo cáo kinh doanh ngoại tệ năm 2012-2016 của Agribank

Có thể thấy doanh số mua kỳ hạn của ngoại tệ của Agribank là rất thấp so với doanh số bán kỳ hạn ngoại tệ. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh ngoại tệ Agribank khơng bị hạch tốn chi phí vốn, tỷ giá kỳ hạn ngoại tệ luôn cao hơn so với tỷ giá giao ngay (do lãi suất ngoại tệ thấp hơn lãi suất

VND), vì vậy giao dịch mua ngoại tệ giao ngay (có thể từ nguồn của khách hàng hoặc mua trên thị trường liên ngân hàng) để bán ngoại tệ kỳ hạn luôn mang lại lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Ngược lại việc mua kỳ hạn ngoại tệ sẽ hầu như ln gây ra khoản hạch tốn lỗ, doanh số mua nêu trên hầu hết là từ nguồn bán kỳ hạn của khách hàng (vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ), và hầu như đều được cân đối lại ngay lập tức trên thị trường liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)