Nhận diện rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 78 - 83)

3.2. Các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank

3.2.2.2. Nhận diện rủi ro

Nhận diện rủi ro của Agribank sẽ bao gồm việc nhận diện rủi ro cho mọi sản phẩm mới trước khi đưa vào triển khai, cũng như nhận diện rủi ro đối với danh mục hiện tại từ các hoạt động giám sát rủi ro thường nhật. a. Nhận diện rủi ro thị trường đối với sản phẩm mới

Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ sẽ đề xuất ý tưởng sản phẩm mới bao gồm phân tích thơng tin hiện tại về thị trường và đề xuất sơ bộ một số đặc điểm của sản phẩm mới (ví dụ: loại giao dịch, loại ngoại tệ, khả năng thanh khoản, khối lượng giao dịch, v.v.) để Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường nghiên cứu cho phù hợp với thị trường hiện tại và chiến lược kinh doanh của Agribank. Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ cũng phải cung cấp ý kiến và cơ sở cho các đề xuất của mình. Ngồi ra, Trung tâm Vốn - phịng Kinh doanh ngoại tệ cũng phải nghiên cứu các thông tin khác như: Xu hướng thị trường (chưa phát triển/đang phát triển hay đã phát triển); kênh phân phối cho sản phẩm (thị trường bán buôn/ bán lẻ). Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường tất cả các thông tin về thị trường, đặc điểm sản phẩm (kỳ hạn, phương thức thanh tốn, phí mở và quản lý tài khoản, loại ngoại tệ, ...) từ Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ, tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và phác thảo bản đề xuất sản phẩm mới. Bản đề xuất sản phẩm mới có thể có (nhưng khơng giới hạn bởi) các mục chính sau đây:

- Mục đích của việc thiết kế sản phẩm mới;

- Thị trường và khách hàng mục tiêu: Khách hàng cá nhân hay tổ chức, nêu rõ các nhóm khách hàng có nhiều triển vọng đối với sản phẩm, xác định các nghiên cứu thị trường cần thiết cũng như các bên liên quan để hiểu rõ thị trường; ước lượng lượng cầu và độ nhạy của giá sản phẩm;

- Xu hướng thị trường: Phân tích hiện trạng của thị trường và xu hướng thị trường kỳ vọng;

- Vốn: Nguồn vốn cần để tài trợ cho sản phẩm mới;

- Thời gian dự kiến: Thời gian dự kiến về việc phê duyệt sản phẩm mới và thời gian dự kiến về việc chính thức phát hành sản phẩm mới;

Bản đề xuất sản phẩm mới cùng các thông tin cụ thể về đặc điểm sản phẩm được gửi cho Trung tâm Vốn - phịng Kinh doanh ngoại tệ để đóng góp ý kiến phản hồi về tính thích hợp của sản phẩm với thị trường hiện tại và đánh giá sơ bộ các rủi ro có thể xảy ra. Trung tâm Vốn - phịng Kinh doanh ngoại tệ, dựa trên bản đề xuất sản phẩm mới do Đơn vị đầu mối phác thảo, đưa ý kiến đóng góp tới Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường về tính thích hợp của sản phẩm với thị trường hiện tại và đánh giá sơ bộ các rủi ro thị trường tiềm ẩn. Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ đưa ra sơ bộ về khả năng sản phẩm mới có một hoặc nhiều hơn các rủi ro tiềm ẩn sau và mức độ rủi ro (nếu có thể). Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường với vai trò là bộ phận độc lập về rủi ro chịu trách nhiệm đảm bảo các rủi ro trọng yếu gắn liền với sản phẩm mới phải được nhận diện và có biện pháp ứng phó hoặc đo lường, giám sát trước khi ký xác nhận trên đề xuất về sản phẩm. Các nguồn rủi ro được nhận diện và phân tích theo các khía cạnh sau:

- Hồ sơ rủi ro của sản phẩm bao gồm trạng thái với các loại rủi ro (rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá,...); việc tính theo giá trị thị trường của sản phẩm (dựa trên giá thị trường hay theo phương pháp riêng của Agribank); loại đồng tiền...

- Sản phẩm được nắm giữ cho mục đích kinh doanh;

- Khả năng quản trị rủi ro của các sản phẩm mới với các hạn mức và chính sách quản trị rủi ro hiện tại;

- Khả năng của hệ thống đo lường rủi ro để đánh giá rủi ro đối với các sản phẩm mới một cách đầy đủ;

- Tính sẵn sàng của dữ liệu về lãi suất thị trường, giá thị trường, tỷ giá thị trường đối với sản phẩm mới;

- Khả năng mô tả chính xác các đặc điểm của các sản phẩm mới trong các báo cáo tuân thủ và các báo cáo nội bộ;

- Nếu lượng giao dịch của sản phẩm mới là trọng yếu (>1% của sổ cân đối kế toán hiện tại) thì kết quả đo lường liệu có nằm trong giới hạn đã đặt ra;

Uỷ ban ALCO và Ban điều hành sẽ rà soát và phê duyệt các tài liệu đánh giá rủi ro. Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường gửi các tài liệu đánh giá rủi ro đã được phê duyệt cho Đơn vị đầu mối (Ban nghiên cứu phát triển, Ban Tài chính kế tốn..). Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường đưa ra giải thích và tư vấn cho Đơn vị đầu mối về kết quả đánh giá rủi ro. Đơn vị đầu mối tổng hợp thông tin đánh giá rủi ro vào bản đánh giá và phê duyệt sản phẩm mới và thực hiện các bước tiếp theo dựa trên quy trình Xem xét và Phê duyệt sản phẩm mới của Agribank. Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường xem xét các phương pháp đo lường rủi ro hiện tại đã bao gồm các rủi ro được nhận diện từ sản phẩm mới chưa. Nếu chưa, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường phải đề xuất phương pháp và trình Uỷ ban ALCO và Ban điều hành theo quy trình quản trị rủi ro. Nếu đã có phương pháp đo lường, đảm bảo các rủi ro này được đo lường, giám sát, báo cáo và xử lý đúng quy trình.

b. Nhận diện rủi ro đối với danh mục hiện tại

Quy trình nhận diện rủi ro đối với sản phẩm hiện tại có thể thực hiện theo các bước như sau:

Thực hiện trên cơ sở liên tục: Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nguồn rủi mới hoặc thay đổi hồ sơ rủi ro hiện tại phải được xác định kịp thời thông qua quy trình giám sát và báo cáo liên tục. Hồ sơ rủi ro trong hoạt động kinh

doanh ngoại tệ của Agribank bao gồm: các giao dịch ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh về giao dịch ngoại tệ. Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường, dựa trên hồ sơ rủi ro của Agribank, sử dụng dấu hiệu cảnh báo sớm, các công cụ đo lường rủi ro và phản hồi từ Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ để nhận diện rủi ro. Bộ phận ALM báo cáo lên Uỷ ban ALCO và Ban điều hành các vi phạm hạn mức nghiêm trọng (trên 120% hạn mức) để Uỷ ban ALCO và Ban điều hành tiến hành đánh giá xem xét có các rủi ro mới nào gây ra các vi phạm này. Uỷ ban ALCO và Ban điều hành sẽ báo cáo lên Uỷ ban Quản lý rủi ro và Hội đồng Thành viên tình trạng hiện tại và các vi phạm hạn mức này.

Ngoài ra, bất kỳ yếu tố nào liệt kê dưới đây (biểu thị từ các kết quả đo lường rủi ro và/hoặc các phản hồi từ Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ) cũng phải được Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường báo cáo kịp thời lên Uỷ ban ALCO và Ban điều hành để xem xét trình Uỷ ban Quản lý rủi ro và Hội đồng Thành viên:

- Tình hình thị trường hiện tại làm giá trị thị trường của tài sản giảm đáng kể (hơn 20%) so với giá trị ghi sổ;

- Các thay đổi về quy định, chính sách của cơ quan quản lý làm ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro của Agribank.

- Agribank có các thị trường hoạt động mới.

Uỷ ban ALCO và Ban điều hành thực hiện xem xét và phân tích các báo cáo định kỳ và báo cáo theo yêu cầu về rủi ro từ Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường. Uỷ ban Quản lý rủi ro và Hội đồng Thành viên xem xét báo cáo rủi ro từ Uỷ ban ALCO và Ban điều hành về các vi phạm hạn mức nghiêm trọng (trên 120% hạn mức) để xác định có hay khơng nguồn rủi ro mới. Sau khi phân tích các báo cáo từ Uỷ ban ALCO và Ban điều hành, Uỷ ban Quản lý rủi ro và Hội đồng Thành viên có 2 phương án: Nếu phát sinh nguồn rủi ro mới: phải đảm bảo có các phương pháp đánh giá rủi ro, xây dựng các cơng cụ đo lường và quy trình báo cáo, giám sát & xử lý rủi ro như các mục trước;

Nếu không phát sinh nguồn rủi ro mới: Các bộ phận tiếp tục thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro như đề ra trong mục kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro.

Thực hiện trên cơ sở định kỳ: Hàng tháng, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường sử dụng các kết quả kiểm tra sức chịu đựng nhằm nhận diện các khoản mục hoặc các yếu tố có thể gây ra rủi ro trọng yếu cho Agribank trong các trường hợp khủng hoảng. Trong trường hợp thực hiện kiểm tra sức chịu đựng cho các kết quả tiêu cực vượt quá ngưỡng chấp nhận của Agribank, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường phải tìm ra các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và các yếu tố tác động đến khoản mục này có ảnh hưởng trọng yếu nhất tới các kết quả tiêu cực và báo cáo lên Uỷ ban ALCO và Ban điều hành.

Uỷ ban ALCO cần thảo luận về vấn đề trên để xác định có hay khơng nguồn rủi ro mới của các tiêu chuẩn được nhận diện và đề cập. Từ đó, Uỷ ban ALCO sẽ trình Điều hành phân cơng Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường đề xuất các thay đổi về chính sách, phương pháp đo lường và cấu trúc giới hạn nếu cần thiết. Uỷ ban Quản trị rủi ro và Hội đồng Thành viên xem xét báo cáo rủi ro dựa trên kết quả kiểm tra sức chịu đựng từ Uỷ ban ALCO để kịp thời xác định các rủi ro trọng yếu và đưa ra các quyết định xử lý kịp thời. Sau khi phân tích các báo cáo từ Uỷ ban ALCO và Ban điều hành, Uỷ ban Quản lý rủi ro và Hội đồng Thành viên có 2 phương án: Nếu phát sinh nguồn rủi ro mới, phải đảm bảo có các phương pháp đánh giá rủi ro, xây dựng các cơng cụ đo lường và quy trình kiểm sốt, giám sát và báo cáo rủi ro. Nếu không phát sinh nguồn rủi ro mới, các bộ phận tiếp tục thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro như đề ra trong mục kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro.

Sau khi nhận diện rủi ro cho sản phẩm mới và danh mục hiện tại, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường xem xét Agribank đã có các cơng cụ đo lường thích hợp hay chưa. Nếu chưa có, Agribank thực hiện xây dựng quy trình và khi thiết lập các công cụ đo lường, các rủi ro được giám sát, báo cáo và xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)