Định hướng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 71 - 72)

3.1. Định hướng và mục tiêu của Agribank về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

3.1.1. Định hướng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Agribank

3.1. Định hướng và mục tiêu của Agribank về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

3.1.1. Định hướng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ củaAgribank Agribank

Với đặc thù là ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước, Agribank rất chú trọng vào yếu tố an toàn trong các hoạt động kinh doanh. Thời điểm hiện tại, chỉ những nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ được Agribank đánh giá là ít có khả năng xảy ra rủi ro nhất được thực hiện. Tuy vậy để đáp ứng nhu cầu hội nhập và cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế, Agribank không thể mãi đứng ngồi cuộc chơi. Chính vì vậy Agribank đang từng bước nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ với đầy đủ các sản phẩm, công cụ nhằm mở rộng thị phần, nâng cao vị thế và đáp ứng mục tiêu lợi nhuận ngày càng cao được đặt ra. Trong điều kiện đó, để đảm bảo tình hình tài chính của Agribank đáp ứng hoạt động trong các điều kiện kinh doanh bình thường và chịu đựng các tình huống khủng hoảng, công tác quản trị rủi ro phải theo những định hướng cụ thể như sau:

Thứ nhất, chính sách quản trị rủi ro của Agribank phải được thiết lập trên cơ sở tồn ngân hàng. Các quy trình quản trị rủi ro cần được xây dựng

một cách rõ ràng, cụ thể, phù hợp với bản chất và mức độ phức tạp của rủi ro, tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực quốc tế, quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật hiện hành. Các cấp Lãnh đạo phải chỉ đạo, giám sát chặt chẽ quy trình quản trị rủi ro và phải được đánh giá độc lập định kỳ.

Thứ hai, bộ phận kinh doanh ngoại tệ là bộ phận chính chịu trách nhiệm quản trị các rủi ro gắn liền với hoạt động kinh doanh ngoại tệ nằm trong khẩu vị rủi ro đã được phê duyệt, và công việc trên sẽ được giám sát bởi một khối kiểm soát rủi ro độc lập. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khối quản trị rủi ro phải được đảm bảo tách biệt và độc lập với bộ phận kinh doanh ở mọi cấp.

Thứ ba, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ phải được giảm thiểu tối đa thơng qua một quy trình được hệ thống hóa về nhận diện, đo lường, kiểm sốt, giám sát và báo cáo. Các loại rủi ro tiềm ẩn trong các sản phẩm dịch vụ mới trước khi triển khai cần được kiểm soát chặt chẽ. Hệ thống đo lường rủi ro phải nhận diện và đánh giá được các nguồn rủi ro trọng yếu. Các hạn mức rủi ro cần được thiết lập và hành động nhằm khống chế rủi ro phải phù hợp với khẩu vị rủi ro của Agribank.

Thứ tư, hệ thống công nghệ thông tin (core banking) của ngân hàng phải có khả năng cung cấp các báo cáo kịp thời, đầy đủ tới Ban Lãnh đạo Agribank và các bộ phận liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)