Đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 83 - 89)

3.2. Các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank

3.2.2.3. Đo lường rủi ro

Với từng rủi ro đã xác định, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường phối hợp với Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ xây dựng phương pháp luận đo lường rủi ro. Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ dựa trên yêu cầu của Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường, thực hiện việc đánh giá mơ hình dựa trên hiểu biết về thị trường và sản phẩm, bao gồm: Xem xét dữ liệu nội bộ và bên ngồi để đảm bảo tính thống nhất, chính xác, tin cậy và đầy đủ và xem xét giả định, lý thuyết, tính logic và tính hợp lý về phương pháp của mơ hình. Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường xem xét tính thích hợp của phương pháp luận. Nếu phương pháp luận chưa phù hợp, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường điều chỉnh phương pháp luận. Nếu phương pháp luận đã phù hợp với hoạt động của Agribank, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường kết hợp với bộ phận công nghệ thông tin kiểm tra mức độ sẵn sàng của dữ liệu. Nếu không lấy được dữ liệu theo u cầu cho mơ hình đang xây dựng, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường phối hợp với Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ điều chỉnh phương pháp luận, mơ hình để có thể lấy được dữ liệu cần thiết cho mơ hình. Nếu lấy được dữ liệu cho mơ hình, Bộ phận cơng nghệ thơng tin xem xét khả năng tích hợp mơ hình vào hệ thống core banking. Nếu mơ hình khơng tích hợp được với hệ thống core banking hiện tại, Bộ phận công nghệ thông tin đề xuất xây dựng hệ thống phần mềm có thể sử dụng được mơ hình lên Uỷ ban ALCO và trình lên cấp thẩm quyền xem xét. Nếu mơ hình có thể tích hợp được, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường thực hiện việc kiểm nghiệm ngun lý đối với mơ hình dựa trên dữ liệu thực tế của Agribank để xem xét kết quả kiểm nghiệm nguyên lý có phù hợp với hoạt động của ngân hàng không? Nếu kết quả kiểm nghiệm phù hợp với hoạt động của Agribank, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường trình phương pháp luận lên Uỷ ban ALCO và Ban điều hành phê duyệt. Nếu kết quả kiểm nghiệm không phù hợp với hoạt động của Agribank, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường quay lại bước 2 để điều chỉnh phương pháp luận. Nếu kết quả kiểm nghiệm phù hợp với hoạt

động của Agribank, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường trình Uỷ ban ALCO và Ban điều hành phê duyệt phương pháp luận.

Agribank cần thực hiện kiểm tra sức chịu đựng với mỗi mơ hình sử dụng trong đo lường rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ. Kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện ít nhất hàng quý để xác định các sự kiện hay các thay đổi có thể xảy ra trong tương lai khi có tác động bất lợi ảnh hưởng tới mức độ rủi ro của Agribank cũng như đánh giá khả năng chịu đựng khi có sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Thử nghiệm sức chịu đựng bao quát các rủi ro trọng yếu mà Agribank gặp phải. Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường sẽ chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra sức chịu đựng định kỳ hàng quý (kể từ ngày chính thức đưa vào sử dụng mơ hình), dựa trên đặc tính của sản phẩm được theo dõi và mức độ ổn định của mơ hình. Vì thế, nếu sản phẩm có biến động giá, tái thử nghiệm nên được thực hiện với tần suất lớn hơn thông thường. Phương pháp luận áp dụng để thực hiện thử nghiệm sức chịu đựng được dựa trên việc xây dựng các phân tích kịch bản thơng qua việc áp dụng các cú sốc bất lợi về tỷ giá và lãi suất. Việc xây dựng kịch bản sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: mức độ sẵn có về mặt số liệu và khả năng của hệ thống; điều kiện thị trường tài chính; việc triển khai quy trình hiện tại và cấu trúc báo cáo.

Kịch bản kiểm tra sức chịu đựng có thể là những biến động về tỷ giá hối đối và lãi suất. Các biến động này có thể là biến động tích cực hoặc biến động tiêu cực. Dựa trên các biến động này, Agribank có thể tính tốn mức lãi lỗ theo từng kịch bản. Kịch bản kiểm tra sức chịu đựng mà Agribank sử dụng dựa trên các sự kiện khủng hoảng xảy ra trong quá khứ.

Quy trình kiểm tra sức chịu đựng Mơ hình VaR: So sánh kết quả đo lường VaR hàng ngày của Agribank với lãi lỗ hàng ngày của danh mục trong khoảng thời gian 12 tháng. Ghi nhận các ngoại lệ, so sánh và phân loại kết quả vào vùng phù hợp. Ngoại lệ được định nghĩa là mức lỗ thực tế của ngày đó nhiều hơn giá trị VaR đo được tại một ngày cụ thể. Nếu số trường hợp

ngoại lệ bằng hoặc vượt quá 95%, Agribank cần điều tra nguyên nhân và phân loại nguyên nhân thành 4 loại:

Bảng 7 - Phân loại ngun nhân sai sót của mơ hình Loại ngun

nhân Phân tích Hành động

1. Sai sót của Mơ hình

- Bỏ sót các trạng thái rủi ro (VD: Bỏ sót chi nhánh, tài khoản, giao dịch,...)

- Các ước tính về mức độ biến động và hệ số tương quan của các biến số trong mơ hình là khơng chính xác.

- Sai sót tác nghiệp trong q trình tính tốn.

Rà sốt các tính tốn của mơ hình. 2. Có thể cải tiến mức độ chính xác của mơ hình

Mơ hình chưa đánh giá chính xác rủi ro của một số cơng cụ (VD: Q ít các dải thời gian hoặc bỏ sót một số dữ liệu)

Rà sốt các giả thiết và dữ liệu cho mơ hình

3. Sự kiện ngồi khả năng dự đốn của mơ hình

- Sự kiện ngẫu nhiên (xác suất xảy ra sự kiện rất thấp)

- Thị trường thay đổi lớn bất thường ngồi dự kiến của mơ hình (VD: Mức biến động lớn hơn nhiều so với dự kiến)

- Các yếu tố thị trường không biến đổi cùng nhau như dự kiến (VD: Hệ số tương quan của các yếu tố thị trường khác xa so với các giả thiết của mơ hình)

Trình bày các nguyên nhân bằng văn bản 4. Thay đổi lớn về trạng thái do hoạt động kinh doanh trong ngày

Có sự thay đổi lớn (gây thua lỗ) về trạng thái hoặc có các sự kiện kinh doanh xảy ra trong thời gian sau khi kết thúc ngày thứ nhất (mơ hình ước tính rủi ro) và trước khi kết thúc

Trình bày nguyên nhân bằng văn bản

ngày thứ hai (khi kết quả kinh doanh được hạch toán)

Nếu xác suất xảy ra số trường hợp ngoại lệ bằng hoặc vượt quá 99.99%, Agribank cần rà sốt tính hợp lý của các giả thiết, dữ liệu và chỉnh sửa lại nếu có thể. Xem xét việc thay đổi mơ hình nếu việc chỉnh sửa khơng đem lại kết quả khả quan hơn.

Phương pháp luận và công cụ đo lường rủi ro đối với danh mục hiện tại: Đối với danh mục hiện tại và quy mơ lớn của Agribank, có thể sử dụng các cơng cụ sau để đo lường rủi ro:

- Tính tốn lãi lỗ: Tính tốn giá trị Định giá theo giá trị thị trường (mark to

market) của từng danh mục và so sánh với giá trị sổ sách của danh mục để ước tính mức lãi lỗ trong trường hợp danh mục được đóng ngay tại thời điểm định giá.

- Giá trị chịu rủi ro (VaR): Đối với từng danh mục trên Sổ kinh doanh và Sổ

ngân hàng chịu rủi ro, ước tính giá trị mark to market và lãi lỗ theo từng ngày trong quá khứ cho giai đoạn 02 đến 03 năm trước ngày thực hiện đo lường. Sử dụng phân bổ giá trị lãi lỗ trên trong quá khứ để tính VaR cho từng danh mục cũng như cho toàn danh mục trên Sổ kinh doanh và Sổ ngân hàng chịu rủi ro.

- Trạng thái mở thuần (NOP): Đo lường rủi ro thị trường dựa trên ước lượng

giá trị danh nghĩa thuần của các giao dịch hoặc trạng thái nắm giữ. Tính tốn NOP cho từng ngoại tệ, sử dụng NOP cho từng ngoại tệ tính tốn NOP cho cả danh mục.

Sau khi các giá trị đo lường được tính tốn, các giá trị này sẽ được so sánh với các giới hạn trong quá trình giám sát và báo cáo rủi ro.

Phương pháp tính tốn lãi lỗ định giá theo giá trị thị trường (mark to

market): Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường cần thực hiện định giá liên tục theo giá thị trường đối với mọi sản phẩm chịu rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất trên sổ kinh doanh, ngoại trừ những giao dịch của Agribank có thể ảnh hưởng lớn đến giá thị trường khi Agribank là nhà tạo lập thị trường lớn. Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường phải sử dụng tối đa những tham số có thể

quan sát được trên thị trường và giảm thiểu việc sử dụng tham số không quan sát được trên thị trường. Do đó, nếu dữ liệu về giá và các tham số quan trọng có sẵn trên thị trường, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường phải sử dụng những thông tin này trong phương pháp định giá. Việc thực hiện định giá theo giá thị trường hàng ngày yêu cầu Agribank xây dựng hệ thống có khả năng tự động định giá theo giá thị trường đối với mọi sản phẩm và chiết xuất ra báo cáo hàng ngày.

Giá trị chịu rủi ro (VaR): Có 04 phương pháp được sử dụng để tính

VaR bao gồm: Phương pháp phương sai – hiệp phương sai, phương pháp RiskMetric, phương pháp mô phỏng quá khứ và phương pháp mô phỏng Monte Carlo. Agribank nên sử dụng phương pháp mô phỏng quá khứ (historical method) để đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ do phương pháp này tương đối đơn giản và phù hợp với danh mục hiện tại cũng như tính sẵn có của dữ liệu tại Agribank. Mơ phỏng q khứ giả định lợi nhuận của danh mục trong tương lai sẽ có phân phối giống như trong quá khứ. Phương pháp này sắp xếp lại lợi nhuận quá khứ thực tế từ xấu nhất đến tốt nhất và từ đó xác định VaR của phân phối bằng cách tính đến các thay đổi thị trường quan sát được trong quá khứ. Yêu cầu đối với VaR được đề xuất như sau: được xác định hàng ngày; được xác định với độ tin cậy 99% và được xác định trong khoảng thời gian nắm giữ danh mục là 10 ngày giao dịch. Agribank xác định VaR của 1 ngày, sau đó sử dụng cơng thức sau để tính VaR cho 10 ngày:

VaR10days=VaR1day∗√10

Dữ liệu quá khứ được thu thập trong khoảng thời gian 2-3 năm, trong trường hợp dữ liệu không sẵn có, thời gian thu thập dữ liệu tối thiểu 1 năm. Agribank cập nhật dữ liệu định kỳ hàng tháng.

Phương pháp tính trạng thái ngoại tệ mở thuần (NOP): Trạng thái

ngoại tệ mở thuần được tính tốn hàng ngày để đảm bảo trạng thái ngoại tệ mở thuần toàn hệ thống nằm trong giới hạn theo quy định của Ngân hàng

Nhà nước. Trạng thái ngoại tệ mở thuần toàn hệ thống phản ánh phần giá trị ngoại tệ trên sổ kinh doanh của Agribank chịu ảnh hưởng từ biến động tỷ giá hối đoái. Trạng thái ngoại tệ mở thuần nguyên tệ của từng loại ngoại tệ trên danh mục của ngân hàng và từng chi nhánh được tính như sau:

Trạng thái ngoại tệ mở thuần nguyên tệ của từng ngoại tệ

= Số dư của ngoại tệ đó trên TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (TK471101)

+ Số dư của ngoại tệ đó trên TK cam kết mua ngoại tệ giao ngay (TK923101)

- Số dư của ngoại tệ đó trên TK cam kết bán ngoại tệ giao ngay (TK923201)

+ Số dư của ngoại tệ đó trên TK cam kết mua ngoại tệ kỳ hạn (TK923301)

- Số dư của ngoại tệ đó trên TK cam kết bán ngoại tệ kỳ hạn (TK923401)

+ Số dư của ngoại tệ đó trên TK cam kết giao dịch quyền chọn mua ngoại tệ (TK923601)

- Số dư của ngoại tệ đó trên TK cam kết giao dịch quyền chọn bán ngoại tệ (TK923701)

+ Số dư của ngoại tệ đó trên TK cam kết giao dịch tương lai bán ngoại tệ

- Số dư của ngoại tệ đó trên TK cam kết giao dịch tương lai mua ngoại tệ

Trạng thái ngoại tệ mở thuần NOP nguyên tệ của từng loại ngoại tệ được quy đổi sang VND theo công thức:

Trạng thái ngoại tệ mở thuần của ngoại tệ = Trạng thái ngoại tệ mở thuần nguyên tệ của ngoại tệ đó * Tỷ giá hạch tốn cuối ngày giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ đó

Tổng trạng thái ngoại tệ mở âm và dương của Agribank và từng chi nhánh được xác định như sau: Tổng trạng thái ngoại tệ mở âm = Tổng tất cả các trạng thái ngoại tệ mở âm với nhau. Tổng trạng thái ngoại tệ mở dương = tổng tất cả các trạng thái ngoại tệ mở dương với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)