Kiểm soát và xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 89 - 95)

3.2. Các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank

3.2.2.4. Kiểm soát và xử lý rủi ro

a) Thiết lập và rà soát hạn mức đối với kết quả đo lường

Thiết lập hạn mức một giao dịch: hạn mức cho một giao dịch được thiết

lập để kiểm sốt tính tn thủ của Trung tâm Vốn - phịng Kinh doanh ngoại tệ khi thực hiện các giao dịch theo quyền hạn được phân cấp. Hạn mức cho một giao dịch là giá trị giao dịch tối đa cho một giao dịch mà phòng Kinh doanh ngoại tệ được thực hiện. Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường xây dựng và đề xuất hạn mức một giao dịch cho Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ. Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ cung cấp ý kiến phản hồi cho Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường về tính thích hợp của giới hạn đề xuất. Sau khi thu thập ý kiến đánh giá mức độ phù hợp của các mức giới hạn, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường trình Uỷ ban ALCO và Ban điều hành phê duyệt. Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ đánh giá vai trò, trách nhiệm của từng cấp giao dịch viên để thiết lập hạn mức một giao dịch cho giao dịch viên không vượt quá hạn mức một giao dịch đã được phê duyệt. Các giao dịch viên chỉ được thực hiện các giao dịch trong hạn mức đã được thiết lập. Hạn mức cho một giao dịch được xem xét định kỳ, hoặc khi có đề xuất từ phía Trung tâm Vốn - phịng Kinh doanh ngoại tệ.

Thiết lập hạn mức NOP:

- Thiết lập hạn mức NOP toàn hệ thống của Agribank: Sử dụng hạn mức trạng thái ngoại tệ mở thuần tham chiếu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước từng thời kỳ và khẩu vị rủi ro của Agribank (Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước quy định hạn mức trạng thái ngoại tệ bằng 20% vốn tự có của tháng liền kề trước kỳ báo cáo). Nếu Agribank muốn thiết lập một hạn mức NOP toàn hệ thống nội bộ thấp hơn hạn mức được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước, cần thực hiện như sau: Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường thu thập dữ liệu về trạng thái NOP toàn hệ thống cuối ngày trong 02 năm liền kề gần nhất và chọn giá trị NOP toàn hệ thống cuối ngày lớn nhất từ dữ liệu thu thập được làm hạn mức NOP toàn hệ thống nội bộ.

- Thiết lập hạn mức NOP cho từng ngoại tệ chính của Trung tâm Vốn - phịng Kinh doanh ngoại tệ: Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường thu thập dữ liệu NOP cuối

ngày cho từng ngoại tệ chính trên cân đối của Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ trong 02 năm liền kề gần nhất và thực hiện phân tích tỷ lệ cho NOP của từng ngoại tệ so với NOP của cả danh mục dựa trên dữ liệu đã thu thập. Các ngoại tệ có NOP cuối ngày chiếm ít hơn 5% NOP của cả danh mục được gộp trong nhóm “Các ngoại tệ khác”. Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường ước tính tỷ lệ NOP cuối ngày dự kiến cho từng ngoại tệ bằng cách xem xét tỷ lệ NOP trung bình cuối ngày cho từng ngoại tệ, kế hoạch kinh doanh do Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ đề xuất và khẩu vị rủi ro đã phê duyệt. Hạn mức NOP cho từng ngoại tệ chính của Agribank được tính bằng cách lấy hạn mức NOP toàn hệ thống nhân với tỷ lệ NOP ước tính tương ứng với từng ngoại tệ ở bước trên.

- Thiết lập hạn mức NOP cho từng chi nhánh (dành cho các chi nhánh có hoạt động kinh doanh ngoại tệ): Căn cứ vào khẩu vị rủi ro của Agribank đã được Hội đồng Thành viên phê duyệt, trong đó quy định a% trên vốn tự có là hạn mức NOP cho toàn bộ các chi nhánh. Hạn mức NOP cho toàn bộ chi nhánh = a% * Vốn tự có. Tại ngày thiết lập hạn mức, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường thu thập kế hoạch kinh doanh ngoại tệ năm tới của các chi nhánh, trong đó yêu cầu từng chi nhánh nêu rõ: Doanh số kinh doanh ngoại tệ hàng tháng và NOP cuối tháng của từng tháng trong 02 năm trước đó; doanh số kinh doanh ngoại tệ dự kiến hàng tháng và NOP cuối tháng dự kiến cho 12 tháng trong năm tiếp theo; kế hoạch kinh doanh phải chỉ rõ được xu hướng của doanh số kinh doanh và NOP của năm tiếp theo so với số liệu thực tế của 02 năm trước. Chi nhánh phải nêu cụ thể nguyên nhân tăng hay giảm đối với doanh số kinh doanh ngoại tệ hoặc NOP. Nếu tăng giảm là do yếu tố mùa vụ, cần so sánh mức tăng của năm trước so với năm tiếp theo. (ví dụ: vào đợt cuối năm dương lịch, doanh số kinh doanh ngoại tệ của năm trước và năm tiếp theo đều tăng). Tính tốn hạn mức NOP cho chi nhánh theo 03 cách sau:

Hạn mức 1: Dựa trên doanh số kinh doanh ngoại tệ dự kiến:

Hạn mức NOP1 cho

Tổng doanh số KDNT dự kiến trong năm của chi nhánh

Hạn mức

01 chi nhánh = Tổng doanh số KDNT dự kiến trong * bộ chi nhánh năm cho toàn bộ các chi nhánh

Hạn mức 2: Dựa trên NOP trung bình hàng tháng:

Xác định NOP trung bình dự kiến của 01 tháng: NOP trung bình dự

kiến tháng của chi nhánh

=

NOP dự kiến tháng trước + NOP dự kiến tháng này 2

Xác định NOP trung bình dự kiến 12 tháng: NOP trung bình dự kiến

12 tháng của chi nhánh =

Tổng các NOP trung bình dự kiến của 01 tháng 12 tháng

Xác định hạn mức NOP cho một chi nhánh:

Hạn mức NOP2 cho 01 chi nhánh

=

NOP trung bình dự kiến 12 tháng của chi nhánh

x Hạn mức NOP cho toàn bộ chi nhánh Tổng các NOP trung bình dự kiến

12 tháng cho toàn bộ các chi nhánh

Hạn mức 3: Dựa trên NOP dự kiến tối đa trong 12 tháng của chi nhánh:

Hạn mức NOP3 cho 01 chi nhánh =

NOP dự kiến tối đa trong 12 tháng của chi nhánh

x

Hạn mức NOP cho toàn bộ chi nhánh

Tổng các NOP dự kiến tối đa trong 12 tháng cho toàn bộ các chi nhánh

Đối với mỗi chi nhánh, so sánh các NOP dự kiến hàng tháng với 03 giới hạn đã tính ở trên. Tính tốn số lần NOP dự kiến vượt hạn mức đối với mỗi chi nhánh và Tổng số lần vượt hạn mức đối với toàn bộ các chi nhánh, chọn ra hạn mức NOP thấp nhất có Tổng số lần vượt hạn mức hợp lý (tương đối ít và nguyên nhân vượt hạn mức chủ yếu do yếu tố mùa vụ).

Thiết lập hạn mức cắt lỗ: Hạn mức cắt lỗ là mức lỗ tối đa của danh mục

tại một thời điểm được chấp nhận, được thiết lập để kiểm soát mức lỗ kinh doanh nằm trong giới hạn cho phép, theo mục tiêu kinh doanh và mức độ rủi ro được chấp nhận của Agribank. Hạn mức cắt lỗ được phân theo các cấp: cấp toàn hệ thống; cấp danh mục, cấp Trung tâm Vốn/Chi nhánh; cấp giao dịch viên. Hạn mức cắt lỗ của từng cấp giao dịch viên được xác định phụ thuộc vào mục tiêu lợi nhuận của từng GDV. Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường, dựa vào kế hoạch kinh doanh được cấp lãnh đạo phê duyệt và mức độ chấp nhận rủi ro chung của Agribank, phối hợp với Trung tâm Vốn/Chi nhánh trong việc xác định quy mô hoạt động kinh doanh của danh mục đang được thiết lập hạn mức trong vòng 12 tháng tới và lợi nhuận mục tiêu của danh mục trong 12 tháng tới, trên cơ sở quy mô dự kiến. Hạn mức cắt lỗ hàng năm của danh mục sẽ là chênh lệch giữa mức lợi nhuận kỳ vọng và lợi nhuận tối thiểu. Hạn mức cắt lỗ hàng tháng và hạn mức cắt lỗ 06 tháng tính theo phần của hạn mức cắt lỗ năm theo công thức sau:

Hạn mức cắt lỗ 06 tháng = Hạn mức cắt lỗ hàng năm √2

Hạn mức cắt lỗ hàng tháng = Hạn mức cắt lỗ hàng năm √12

Thiết lập hạn mức Giá trị chịu rủi ro (VaR): VaR đo lường khoản tổn

thất tối đa dự kiến về giá trị thị trường của danh mục đầu tư với độ tin cậy cho trước, trong khoảng thời gian xác định. Hạn mức VaR được áp dụng để kiểm sốt mức độ tổn thất dự kiến có thể xảy ra trong trường hợp các yếu tố thị trường diễn biến tiêu cực. Var được phân thành 02 cấp: Cấp toàn bộ danh mục kinh doanh và cấp từng danh mục kinh doanh. Có một số phương pháp thiết lập hạn mức VaR như sau:

Phương pháp 1: Xây dựng kế hoạch lợi nhuận hàng năm cho danh mục kinh doanh ngoại tệ. Ước lượng trạng thái kinh doanh của danh mục tương ứng sẽ thực hiện trong năm tiếp theo để đạt được các mục tiêu lợi nhuận. Mô

phỏng kết quả tính VaR cho các trạng thái kinh doanh dự kiến của danh mục tương ứng theo điều kiện thị trường hiện tại. Đánh giá tính hợp lý của các kết quả tính VaR so với khẩu vị rủi ro của Agribank trước khi đề xuất hạn mức VaR cho năm tiếp theo. Hạn mức VaR cho các danh mục ngoại tệ được phân bổ tương ứng với quy mô danh mục và chỉ tiêu lợi nhuận. Danh mục có trạng thái lớn, mục tiêu lợi nhuận kinh doanh cao được thiết lập hạn mức VaR lớn hơn.

Phương pháp 2: Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường thu thập dữ liệu lịch sử của danh mục được áp dụng hạn mức VaR trong khoảng thời gian thích hợp. Tính tốn các giá trị VaR hàng ngày trong một năm (250 ngày giao dịch). Xác định bách phân vị thứ 95 (giá trị mà tại đó nhiều nhất là 95% số quan sát là kém hơn giá trị này) của chuỗi giá trị VaR. Sử dụng giá trị này để thiết lập hạn mức VaR cho danh mục đó. Đánh giá mức độ phù hợp của hạn mức VaR dựa trên khẩu vị rủi ro của Agribank trước khi đề xuất.

b) Đẩy mạnh quản trị rủi ro bằng các công cụ phái sinh

Cho đến nay, Agribank vẫn chưa hạch tốn chi phí vốn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, do đó việc hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn thường xuyên và tương đối dễ dàng được hạch toán lãi. Tuy nhiên, Agribank đang nghiên cứu và chuẩn bị đưa vào triển khai cơ chế mua bán vốn, đây sẽ là một thách thức thực sự cho các giao dịch viên phòng Kinh doanh ngoại tệ khi ngoài việc cân đối ngoại tệ phục vụ thanh khoản trong hệ thống và khách hàng, các khoản lãi sẽ không dễ dàng đến từ việc thực hiện giao dịch mua ngoại tệ giao ngay và bán ngoại tệ kỳ hạn như trước. Tất nhiên cơ chế mua bán vốn chỉ mang ý nghĩa chuyển lợi nhuận từ “túi” kinh doanh ngoại tệ sang “túi” kinh doanh nguồn vốn, nhưng cơ chế này sẽ mang lại tính cơng bằng trong việc phân chia lãi lỗ giữa các mảng nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngoài lợi nhuận từ việc làm trung gian ăn chênh lệch giá mua và giá bán sẽ chỉ có thể mang lại lợi nhuận bằng hình thức đầu cơ hoặc kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage). Khi đó phịng kinh doanh ngoại tệ mới thực

sự làm nghiệp vụ truyền thống nhất và cũng là bản chất nhất như các bộ phận kinh doanh tương tự ở các ngân hàng nước ngoài.

Hiển nhiên khi muốn kiếm lợi nhuận từ việc đầu cơ trên thị trường, Agribank cũng luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, vì lợi nhuận chỉ chảy từ túi ngân hàng này sang túi ngân hàng khác. Vì vậy việc sử dụng thành thục các công cụ phải sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá là vô cùng cấp thiết. Agribank hiện nay chỉ mới sử dụng 2 công cụ là giao dịch kỳ hạn và giao dịch hốn đổi, tuy nhiên thực chất vẫn mang tính tận dụng nguồn vốn kiếm lợi nhuận hơn là bảo hiểm rủi ro. Bên cạnh việc tiếp tục triển khai 2 cơng cụ nói trên, Agribank cũng đang gấp rút hồn thiện các hợp đồng khung pháp lý để triển khai giao dịch quyền chọn, vốn đã được khá nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng.

Để làm tốt trong mảng kinh doanh ngoại tệ đối với hoạt động đầu cơ, arbitrage và kinh doanh các cơng cụ phái sinh, Agribank chỉ có thể phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của các giao dịch viên. Trước hết Agribank cần gửi giao dịch viên có năng lực đi đào tạo và thực hành ở các ngân hàng nước ngoài để trở thành những nhân sự nòng cốt cho việc thực hiện các giao dịch phái sinh một cách chuyên nghiệp. Mặt khác mục đích thực hiện giao dịch phái sinh là để chuyển rủi ro từ các nhà kinh doanh sang các nhà đầu cơ những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thu lợi trên sự thay đổi giá của tài sản đầu cơ. Vì vậy, sự ra đời và phát triển của các giao dịch tài chính phái sinh cũng khơng thể thực hiện được nếu thiếu các nhà đầu cơ có kiến thức dám đương đầu với rủi ro và mạo hiểm.

Các nghiệp vụ liên quan đến cơng cụ tài chính phái sinh địi hỏi trình độ cao và việc quản trị rủi ro của các nghiệp vụ này rất phức tạp. Khi thị trường có biến động lớn, ngược chiều với những dự báo của ngân hàng thì khả năng rủi ro trong các hợp đồng phái sinh là rất lớn. Trong hợp đồng quyền chọn nếu giá cả của tài sản cơ sở biến động trái chiều trên thị trường, vượt quá mức phí mà ngân hàng được hưởng, nếu giá trị của hợp đồng lớn và ngân hàng khơng có biện pháp để cân bằng trạng thái tài sản thì hoạt động

này có thể gây ảnh hưởng lớn đến tình hình vốn khả dụng của ngân hàng. Hoặc trong trường hợp ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng hoán đổi với khách hàng, trong khi ngân hàng chưa kịp thiết lập một hợp đồng trái chiều nhằm tạo ra một trạng thái cân bằng mới mà lãi suất thị trường đã thay đổi thì ngân hàng rất có thể sẽ gặp rủi ro. Do đó, giao dịch viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ phái sinh trên thị trường khơng những địi hỏi trình độ chun mơn cao, nhanh nhạy và có khả năng dự báo, phán đoán thị trường, am hiểu cả về lý thuyết và thực hành, tinh thông nghiệp vụ mà còn phải nhạy bén với những diễn biến của thị trường, làm chủ được các công cụ giao dịch hiện đại... c) Đa dạng hoá danh mục ngoại tệ đầu cơ

Thời gian tới Agribank sẽ xây dựng cơ chế mua bán vốn, khi đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Agribank sẽ khơng dễ dàng được hạch tốn lãi như thời gian vừa qua. Để có thể mang lại lợi nhuận, việc phát triển mạng dịch vụ đầu cơ là điều tất yếu. Tuy vậy trong thị trường ngoại tệ người khơn của khó hiện nay, việc thu về lợi nhuận là điều không hề dễ dàng, Agribank sẽ phải đối mặt rất nhiều rủi ro khi các đối thủ cạnh tranh giành giật lấy từng đồng lãi. Để đầu cơ giảm thiểu rủi ro, việc lập danh mục ngoại tệ hợp lý là vơ cùng quan trọng. Thay vì chỉ tập trung vào đồng USD như hiện nay, Agribank nên xem xét thêm vào giỏ ngoại tệ đầu cơ các đồng tiền mạnh tuỳ vào diễn biến thị trường như EUR, GBP, AUD, JPY, CHF,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)