hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank
2.3.1. Những thành tựu
Cơng tác quản trị rủi ro Agribank cịn khá đơn giản và sơ khai, tuy nhiên nhìn chung vẫn giữ được hoạt động ổn định cho ngân hàng trong bối cảnh thị trường đang bình ổn hiện nay. Agribank đã đạt được một số bước tiến nhất định trên lộ trình tiến tới chuẩn mực quốc tế.
2.3.1.1. Về mơ hình quản trị rủi ro
Agribank đã có những bước đi đầu tiên trong cơng tác xây dựng bộ máy quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế (quy chuẩn Basel II). Bên cạnh việc thành lập các tổ công tác nghiên cứu xây dựng cơ chế, quy trình, Agribank cũng mời các chun gia quốc tế có nhiều kinh nghiệm để tư vấn và hướng dẫn. Agribank cũng đã có quy định về vai trị và trách nhiệm của Hội đồng Thành viên và Ban điều hành về việc giám sát rủi ro toàn hệ thống trong Cơ cấu điều lệ tổ chức của Agribank. Cụ thể, Hội đồng Thành viên chịu trách nhiệm phê duyệt chiến lược và quy trình quản trị rủi ro và giám sát việc thực hiện các phương pháp phòng ngừa rủi ro. Uỷ ban Quản lý rủi ro hỗ trợ Hội đồng Thành viên trong việc xây dựng các chính sách và quy trình quản trị rủi ro và tham mưu cho Hội đồng Thành viên trong quá trình đưa ra quyết định. Vai trò và trách nhiệm của Uỷ ban Quản lý rủi ro được quy định tại Quyết định số 856 của Hội đồng Thành viên về điều lệ hoạt động và tổ chức của Uỷ ban Quản lý rủi ro. Cuối cùng, Ủy ban ALCO cấp Ban Điều hành cũng được thành lập dù mới ở giai đoạn sơ khai.
2.3.1.2. Về quy trình quản trị rủi ro
Agribank đã sử dụng rất chặt chẽ các hạn mức để kiểm soát mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bao gồm khá đầy đủ các loại hạn mức như hạn mức trạng thái ngoại tệ, hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ... Các hạn mức nói trên đều được đặt trực tiếp trên hệ thống core banking của ngân hàng, giúp kiểm soát được cả những sai lỗi tác nghiệp và rủi ro cố ý giao dịch vượt hạn mức của giao dịch viên kinh doanh ngoại tệ.
Agribank là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam xây dựng và phát triển hệ thống core banking, cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Hệ thống core banking của Agribank cũng đảm bảo việc đánh giá lãi lỗ kinh doanh ngoại tệ một cách nhanh chóng, các báo cáo trạng thái, báo cáo giao dịch và báo cáo kết quả kinh doanh ngoại tệ được thực hiện một cách tự động hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản trị rủi ro.
Doanh số các giao dịch phái sinh của Agribank bao gồm giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi đang ngày một tăng cho thấy tầm quan trọng các giao dịch phái sinh đang dần được nâng cao. Khơng chỉ để phịng ngừa rủi ro, các công cụ phái sinh cũng đang phát huy vai trò to lớn trong việc tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi mang lại lợi nhuận cho hệ thống.
Agribank đã chú trọng tới việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho giao dịch viên kinh doanh ngoại tệ, cho cán bộ đi học tập và đào tạo các khố học ngắn hạn trong nước và nước ngồi... Để mỗi cán bộ có thể nhận thức nhanh chóng rõ ràng về rủi ro và có biện pháp giải quyết hiệu quả.
Quy trình kinh doanh ngoại tệ cũng đang ngày càng được hồn thiện, được kiểm sốt chặt chẽ qua nhiều bước, cả trước và sau khi thực hiện giao dịch. Điều này cũng giúp hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh từ sai sót nghiệp vụ của từng cá nhân, vốn phải vơ cùng nhạy bén và chính xác khi tham gia giao dịch trên thị trường trong nước và quốc tế.
Việc bảo mật trong thanh toán của Agribank cũng được đảm bảo. Các chứng từ cũng được bộ phận back office kiểm tra nhằm đảm bảo các số liệu đúng sẽ được nhập vào hệ thống đối với tất cả các giao dịch.
Chế độ báo cáo thống kê cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho các nhà quản trị, các cấp hoạch định chính sách, hỗ trợ tối đa cho việc theo dõi, kiểm soát và xử lý rủi ro phát sinh.
2.3.2. Tồn tại hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh số ít những thành tựu, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế và thiếu sót, chính vì vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, khiến Agribank hướng đến kinh doanh “sợ rủi ro” hơn là “mục tiêu lợi nhuận”. Đặc thù của Agribank là ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước cũng khiến Agribank chủ yếu chú tâm mục tiêu an tồn thay vì chấp nhận rủi ro kiếm lợi nhuận.
2.3.2.1. Về mơ hình quản trị rủi ro
Xét một cách tổng thể, mơ hình quản trị rủi ro của Agribank là rất sơ sài. Như đã biết, Agribank hiện đang thiếu hẳn tuyến kiểm soát thứ hai độc lập, và tuyến kiểm soát thứ nhất vừa chồng chéo vừa không hiệu quả, vẫn chưa mang đầy đủ chức năng như trong chuẩn mực quốc tế hay thậm chí là nhiều ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam. Chi tiết hơn, vai trò và trách nhiệm của các đơn vị quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank lại gần như chưa được quy định rõ ràng, dù đây là hoạt động có rủi ro rất lớn và mang tính liên tục. Thay vì chú trọng vào quản trị rủi ro theo mơ hình và quy trình tiêu chuẩn, cho đến nay Agribank lại vẫn chỉ đang dùng những giới hạn rất khắt khe để hạn chế việc tự doanh nhằm né tránh rủi ro. Vai trò và trách nhiệm của Ban điều hành liên quan tới quản trị rủi ro chưa được nêu cụ thể trong một chính sách quản trị rủi ro chính thức. Uỷ ban Quản lý rủi ro vẫn chưa có hướng dẫn rõ ràng về việc ủy quyền từ phía Hội đồng Thành viên thực hiện các công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh ngoại tệ, điều tương tự đối với Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro thuộc cấp Ban điều hành. Agribank cũng chưa có văn bản cụ thể (điều khoản tham chiếu bằng văn bản) về Ủy ban ALCO.
Việc giám sát rủi ro của Hội đồng Thành viên và Ban Điều hành không được thực hiện một cách hiệu quả do cơ chế trao đổi thông tin nội bộ và trao đổi thông tin chưa được xác định rõ ràng giữa các đơn vị phụ trách giám sát rủi ro và các đơn vị hỗ trợ (Ban pháp chế, Ban Tài chính Kế tốn và Ngân quỹ) và các bộ phận rà sốt, tn thủ (ví dụ: Kiểm sốt nội bộ, bộ phận kiểm tốn nội bộ). Bởi vậy, do sự hạn chế về phạm vi trách nhiệm trong các đơn vị kiểm soát nội bộ và bộ phận kiểm tốn nội bộ (cơng việc tiến hành khi chọn mẫu để thực hiện) cộng với việc trao đổi thông tin nội bộ chưa được xác định sẽ làm kết quả quả tác và do đó giảm tính hiệu quả đối với việc giám sát của Hội đồng Thành viên về quản trị rủi ro.
2.3.2.2. Về quy trình quản trị rủi ro
Mặc dù Agribank có ban hành nhiều quy định riêng lẻ nhằm quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ có phát sinh rủi ro, tuy nhiên chưa có một chính sách quản trị rủi ro quy định quy trình quản trị rủi ro đầy đủ bao gồm các bước nhận diện, đo lường, kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro của Agribank. Do đó, rủi ro phát sinh từ các hoạt động kinh doanh có thể chưa được nhận diện, đánh giá và đo lường một cách chính xác, dẫn tới Agribank gặp khó khăn trong việc kiểm sốt và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ một cách hiệu quả.
Agribank chưa thực hiện nhận diện rủi ro cũng như xây dựng các mô phỏng để đánh giá các kịch bản, tình huống biến động tỷ giá, lãi suất, các biến số kinh tế vĩ mô lên lợi nhuận và vốn. Agribank cũng chưa có các phương pháp đo lường để đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Giá trị chịu rủi ro phản ánh được mức độ rủi ro về tỷ giá trên cơ sở xem xét 02 yếu tố trạng thái ngoại hối và mức độ biến động tỷ giá dự kiến đối với từng đồng tiền. Ngoài ra, giá trị chịu rủi ro đo lường được mức độ rủi ro về tỷ giá, tức là mức độ tổn thất dự kiến đối với ngân hàng khi tỷ giá biến
động. Như vậy, hạn mức về giá trị chịu rủi ro cho phép ngân hàng giới hạn được mức độ tổn thất, tuy nhiên Agribank vẫn chưa có quy trình và phương pháp để đánh giá được giá trị này. Do đó, Agribank chưa thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro kinh doanh ngoại tệ lên khả năng sinh lời và thanh khoản hệ thống, cũng như chưa thể ước lượng mức độ tổn thất phát sinh từ các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
Trong khi đó, hạn mức về trạng thái mặc dù có thể hạn chế rủi ro nhưng chưa tính đến sự biến động của tỷ giá, nên chưa đo lường được mức độ tổn thất dự kiến và do đó chưa giới hạn được tổn thất của Agribank. Và mặc dù Agribank có sử dụng các hạn mức giao dịch để kiểm soát mức độ rủi ro kinh doanh ngoại tệ, tuy nhiên cơ chế thiết lập hạn mức chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan, các hạn mức này về bản chất mới chỉ ở cấp độ giao dịch mà chưa phản ánh rủi ro trên khía cạnh tồn hệ thống ngân hàng. Điều này có thể tác động tiêu cực tới các cơ hội kinh doanh của Agribank. Agribank cũng chưa có văn bản chính thức trong đó mơ tả phương pháp thiết lập hạn mức, hạn mức áp dụng và quy trình báo cáo các cấp trong trường hợp vượt hạn mức. Như một hệ quả tất yếu, khi hoạt động tự doanh và đầu cơ bị hạn chế tối đa, việc sử dụng các công cụ phái sinh kinh doanh ngoại tệ cũng không được chú tâm theo đúng ý nghĩa ban đầu là để phòng ngừa rủi ro mà chỉ là một phần trợ giúp giải quyết tình trạng ứ đọng vốn VND, một mặt tận dụng cơ chế hạch toán để kiếm lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ. Các sản phẩm phái sinh cũng còn hạn chế so với các ngân hàng thương mại khác, đặc biệt phải kể đến chưa có giao dịch quyền chọn. Nói tóm lại, Agribank đang kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro một cách phân tán và chưa thống nhất.
Hệ thống thông tin quản trị hiện tại của Agribank chưa cung cấp thông tin đầy đủ để hỗ trợ Hội đồng Thành viên và Ban Điều hành đưa ra các quyết định về quản trị rủi ro, cũng như để bản thân các đơn vị kinh doanh có thể tự đánh giá, nhận diện và kiểm sốt từ đơn vị mình (có thể kể đến phương pháp hạch tốn kết quả kinh doanh ngoại tệ là một ví dụ), điều này có thể dẫn tới các quyết định sai lầm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Agribank.
CHƯƠNG III: HỒN THIỆN MƠ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI AGRIBANK 3.1. Định hướng và mục tiêu của Agribank về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
3.1.1. Định hướng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ củaAgribank Agribank
Với đặc thù là ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước, Agribank rất chú trọng vào yếu tố an toàn trong các hoạt động kinh doanh. Thời điểm hiện tại, chỉ những nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ được Agribank đánh giá là ít có khả năng xảy ra rủi ro nhất được thực hiện. Tuy vậy để đáp ứng nhu cầu hội nhập và cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế, Agribank không thể mãi đứng ngồi cuộc chơi. Chính vì vậy Agribank đang từng bước nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ với đầy đủ các sản phẩm, công cụ nhằm mở rộng thị phần, nâng cao vị thế và đáp ứng mục tiêu lợi nhuận ngày càng cao được đặt ra. Trong điều kiện đó, để đảm bảo tình hình tài chính của Agribank đáp ứng hoạt động trong các điều kiện kinh doanh bình thường và chịu đựng các tình huống khủng hoảng, cơng tác quản trị rủi ro phải theo những định hướng cụ thể như sau:
Thứ nhất, chính sách quản trị rủi ro của Agribank phải được thiết lập trên cơ sở tồn ngân hàng. Các quy trình quản trị rủi ro cần được xây dựng
một cách rõ ràng, cụ thể, phù hợp với bản chất và mức độ phức tạp của rủi ro, tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực quốc tế, quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật hiện hành. Các cấp Lãnh đạo phải chỉ đạo, giám sát chặt chẽ quy trình quản trị rủi ro và phải được đánh giá độc lập định kỳ.
Thứ hai, bộ phận kinh doanh ngoại tệ là bộ phận chính chịu trách nhiệm quản trị các rủi ro gắn liền với hoạt động kinh doanh ngoại tệ nằm trong khẩu vị rủi ro đã được phê duyệt, và công việc trên sẽ được giám sát bởi một khối kiểm soát rủi ro độc lập. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khối quản trị rủi ro phải được đảm bảo tách biệt và độc lập với bộ phận kinh doanh ở mọi cấp.
Thứ ba, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ phải được giảm thiểu tối đa thơng qua một quy trình được hệ thống hóa về nhận diện, đo lường, kiểm sốt, giám sát và báo cáo. Các loại rủi ro tiềm ẩn trong các sản phẩm dịch vụ mới trước khi triển khai cần được kiểm soát chặt chẽ. Hệ thống đo lường rủi ro phải nhận diện và đánh giá được các nguồn rủi ro trọng yếu. Các hạn mức rủi ro cần được thiết lập và hành động nhằm khống chế rủi ro phải phù hợp với khẩu vị rủi ro của Agribank.
Thứ tư, hệ thống công nghệ thông tin (core banking) của ngân hàng phải có khả năng cung cấp các báo cáo kịp thời, đầy đủ tới Ban Lãnh đạo Agribank và các bộ phận liên quan.
3.1.2. Mục tiêu quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Agribank
Kinh doanh ngoại tệ là hoạt động luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong khi hệ thống quản trị rủi ro tại Agribank hiện vẫn còn rất sơ khai. Các biện pháp được xây dựng để quản trị rủi ro tại Agribank cần đạt được những mục tiêu căn bản như sau:
-Đảm bảo thực hiện đúng trình tự và hiệu quả các bước của quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank;
-Đảm bảo kiểm sốt chặt chẽ các bước trong quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank;
-Đảm bảo quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ ln được rà sốt và cập nhật phù hợp với điều kiện thị trường và các điều kiện nội tại của Agribank.
3.2. Các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tạiAgribank Agribank
3.2.1. Xây dựng mơ hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Quản trị rủi ro cần phải được thực hiện tại tất cả các cấp trong ngân hàng dù ngân hàng có cơ cấu tổ chức hay áp dụng phương pháp quản trị rủi ro nào. Agribank cần áp dụng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro phù hợp và tương ứng với quy mơ, hoạt động kinh doanh của mình, nhằm tạo ra một cơ chế vừa chặt chẽ vừa linh hoạt để giám sát và vận hành.
Hình 8 - Sơ đồ đề xuất mơ hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Theo tiêu chuẩn quốc tế, bộ máy quản trị rủi ro của ngân hàng bao gồm 03 tuyến kiểm sốt rủi ro. Theo đó, Agribank cần có văn bản quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, cụ thể như sau: