1.2. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương
1.2.2.1. Mơ hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương
trong cán cân thanh tốn, lạm phát, các chính sách của nhà nước liên quan đến thị trường tiền tệ… Sự thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước như điều chỉnh lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc… đột ngột khiến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng rơi vào thế bị động và có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.
1.2.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Mơ hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàngthương mại thương mại
Kinh doanh ngoại hối với nguồn vốn lớn cũng giống như con dao hai lưỡi: chỉ cần một chút thay đổi trong chiến lược, loại hình hoạt động kinh
doanh này có thể đem lại những khoản lợi nhuận lớn, thế nhưng cũng chỉ cần một chút thiếu cẩn trọng trong việc phịng ngừa rủi ro cũng có thể gây ra những thiệt hại khổng lồ. Do vậy, quản trị rủi ro đang là mối quan tâm với ngân hàng.
Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ là việc sử dụng một cách có hệ thống các biện pháp, kĩ thuật để đo lường mức độ rủi ro, từ đó đưa ra các biện pháp phịng ngừa và bảo hiểm rủi ro.
Mơ hình quản trị rủi ro được áp dụng rất phổ biến tại hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay là mơ hình dựa trên cấu trúc “ba tuyến kiểm sốt” với bộ máy quản trị gồm hai cấp là cấp Hội đồng quản trị và cấp Ban điều hành.
Tuyến kiểm sốt thứ nhất có chức năng kinh doanh do khối kinh doanh (front office) và khối xử lý nội bộ (back office) thực hiện để quản trị rủi ro hàng ngày nhằm đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh nằm trong giới hạn khẩu vị rủi ro và tn theo chính sách, quy trình quản trị rủi ro của ngân hàng.
Tuyến kiểm sốt thứ hai có chức năng quản trị rủi ro do khối quản trị rủi ro (middle office) thực hiện để thiết lập, duy trì và phát triển thường xuyên hệ thống quản trị rủi ro gồm xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro; quy trình nhận dạng, đo lường kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro và đề xuất hạn mức rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tuyến kiểm sốt thứ ba có chức năng đánh giá độc lập do kiểm toán nội bộ thực hiện để đánh giá độc lập việc xây dựng, thực hiện và vận hành hệ thống quản trị rủi ro và đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng.
Hình 2 - Hệ thống quản trị rủi ro với ba tuyến kiểm soát
(GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị ngân hàng thương mại, 2015, NXB Thống kê, trang 86)
Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm cuối cùng của hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Hội đồng quản trị phê duyệt chiến lược, chính sách và quy trình quản trị rủi ro; giám sát Ban điều hành về việc thực thi chiến lược, chính sách quản trị rủi ro và việc thiết lập, vận hành hệ thống quản trị rủi ro đảm bảo các rủi ro nằm trong hạn mức và khẩu vị rủi ro. Uỷ ban Quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị được thành lập với chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị về chiến lược, chính sách quản trị rủi ro và cơ chế giám sát Ban điều hành trong việc thực thi các chiến lược, chính sách và các hạn mức quản trị rủi ro.
Ban kiểm sốt do đại hội đồng cổ đơng bầu, chịu trách nhiệm về việc thực hiện kiểm toán nội bộ đối với hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng theo quy định của pháp luật. Giúp việc cho Ban kiểm soát là Bộ máy kiểm
tốn nội bộ, có trách nhiệm kiểm tra, rà sốt, đánh giá độc lập và khách quan việc chấp hành chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro, các hạn mức rủi ro, đánh giá chất lượng, hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro và kiến nghị các biện pháp hồn thiện, sửa chữa, khắc phục sai sót, các biện pháp xử lý vi phạm. Kết quả kiểm toán nội bộ phải được báo cáo cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và gửi Ban điều hành.
Trên cơ sở chiến lược, chính sách và quy trình đã được phê duyệt, Ban điều hành gồm Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc có trách nhiệm triển khai thực thi theo phân công của Hội đồng quản trị. Ban điều hành cũng có trách nhiệm cung cấp kịp thời, chính xác và đầy đủ thông tin về các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cho Hội đồng quản trị, xây dựng và triển khai các quy trình và phương pháp nhận dạng, đo lường, kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro. Tham mưu và giúp việc cho Ban điều hành có Uỷ ban ALCO và khối Quản trị rủi ro.
Uỷ ban ALCO là uỷ ban chuyên biệt giúp Ban điều hành trong việc quản lý Tài sản - Nợ nhằm quản trị rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Chức năng của Uỷ ban ALCO trong quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ bao gồm xây dựng và thực hiện chính sách, quy trình quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất đã được phê duyệt; vận hành hệ thống thông tin quản trị để đo lường, theo dõi, báo cáo rủi ro; theo dõi việc tuân thủ các hạn mức và các chương trình giám sát; chỉ đạo bộ phận quản trị kinh doanh vốn và ngoại tệ trong hoạt động hàng ngày theo các quy trình và hạn mức; và đánh giá rủi ro lãi suất đối với các sản phẩm dịch vụ mới.
Khối quản trị rủi ro là bộ phận chuyên trách giúp Ban điều hành trong việc quản trị rủi ro. Khối quản trị rủi ro có các chức năng trong quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ bao gồm nhận dạng các rủi ro phát sinh trong hiện tại và tương lai; xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá, đo lường, chính sách, quy trình, cơ chế kiểm soát và các hạn mức rủi ro; theo dõi trạng thái ngoại tệ và tham gia vào quá trình đưa ra quyết định kinh doanh. Khối quản trị rủi
ro báo cáo kết quả theo dõi rủi ro cho Ban điều hành để trình lên Hội đồng quản trị.
1.2.2.2. Quy trình và các công cụ áp dụng đối với quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại
Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, là nguyên nhân phát sinh nên những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và thanh khoản của toàn hệ thống. Vì vậy một nhu cầu tất yếu được đặt ra đó là ngân hàng phải thiết lập và vận hành một hệ thống quản trị rủi ro toàn diện để giảm thiểu những tác động khơng mong muốn. Quy trình quản trị rủi ro tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế bao gồm 04 khâu: (i) Nhận diện rủi ro; (ii) Đo lường rủi ro; (iii) Kiểm soát rủi ro; và (iv) Giám sát, báo cáo rủi ro.
Hình 3 - Quy trình quản trị rủi ro
(i) Nhận diện rủi ro là quá trình xác định các rủi ro tiềm ẩn bắt nguồn
từ các sản phẩm dịch vụ mới hoặc hiện tại, đánh giá các tình huống có thể xảy ra và đồng thời nhận diện tính liên kết, tương tác giữa các rủi ro. Cơng cụ thường được ngân hàng sử dụng là phương pháp giả định tình huống: Kiểm tra sức chịu đựng (stress testing), là việc đánh giá mức độ tác động, thay đổi, sự kiện bất lợi đối với nguồn vốn nội tệ, trạng thái ngoại tệ, kết quả kinh doanh ngoại tệ... theo các kịch bản, tình huống với cấp độ khác nhau để xác định khả năng chịu đựng rủi ro.
(ii) Tiếp đến, ngân hàng tiến hành đo lường và đánh giá rủi ro theo
từng giao dịch và danh mục để xác định và lượng hóa tần suất xuất hiện, mức độ nghiêm trọng, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến nguồn vốn
và kết quả kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Đây là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro, nếu ngân hàng khơng đo lường được rủi ro thì sẽ khơng thể kiểm sốt được nó.
Cơng cụ thường được các ngân hàng sử dụng trong bước này có thể kể đến đó là phương pháp đo lường rủi ro tỷ giá bằng mơ hình VaR (Value at Risk). Đây là phương pháp hiệu quả trong đo lường rủi ro nói chung và rủi ro tỷ giá nói riêng. Phương pháp này chỉ ra tổn thất lớn nhất có thể xảy ra trong một khoảng thời gian xác định và ở mức độ tin cậy cho trước. Song phương pháp này địi hỏi những phương pháp tính tốn phức tạp cùng số liệu thực để tiến hành phân tích.
Theo quan điểm của các định chế tài chính, VaR có thể được xác định là phần mất đi lớn nhất của một định chế tài chính trong một thời kỳ nhất định theo một xác suất nhất định. Phương pháp VaR chủ yếu được xác định trên nền tảng của lý thuyết xác suất và thống kê toán. Mặt thuận lợi của phương pháp này là cung cấp cho người quản lý một con số phản ánh được nguy cơ tổn thất tài chính có thể xảy ra do sự biến động của thị trường. Với phương pháp tính VaR các nhà đầu tư có thể ước lượng mức độ tổn thất lớn nhất của danh mục trong một khoảng thời gian nhất định với độ tin cậy cho trước và với điều kiện thị trường tài chính hoạt động bình thường.
Rủi ro thực chất phản ánh tính khơng chắc chắn của kết quả nên cách tốt nhất là sử dụng các phân bố xác suất để đo lường rủi ro. Phương pháp VaR chủ yếu được xác định trên nền tảng của lý thuyết xác suất và thống kê toán. Mặt thuận lợi nhất của phương pháp VaR là cung cấp cho người quản lý doanh nghiệp một con số phản ánh được nguy cơ tổn thất tài chính có thể xảy ra do sự biến động của thị trường. Hiện nay có 04 phương pháp thơng dụng để tính VaR:
- Phương pháp lịch sử (historical method)
Phương pháp đơn giản này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bố tỷ suất sinh lợi trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai. Nói cụ thể, VaR được
xác định như sau: Đầu tiên tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư. Tổng hợp tất cả các tỷ suất sinh lợi quá khứ của danh mục đầu tư này theo từng hệ số rủi ro (tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát, trạng thái ngoại tệ…), từ đó xếp các tỷ suất sinh lợi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất. Cuối cùng là tính VaR theo độ tin cậy và số liệu tỷ suất sinh lợi quá khứ. Ví dụ : nếu ta có một danh sách bao gồm 1000 dữ liệu quá khứ (historical data) và nếu độ tin cậy là 95%, thì VaR là giá trị thứ 50 trong danh sách này = (1 − 0.95) × 1000. Nếu độ tin cậy là 99% thì VaR là giá trị thứ 10.
- Phương pháp Phương sai và hiệp phương sai (variance-covariance method) Phương pháp này đưa ra giả thuyết rằng các tỷ suất sinh lợi và rủi ro tuân theo phân bố chuẩn. Đường cong dưới đây là phân bố chuẩn của những dữ liệu trên:
Hình 4 - Mơ phỏng VaR theo phương pháp phương sai và hiệp phương sai
VaR được tính cụ thể như sau: Đầu tiền tính giá trị hiện tại V0 của danh mục đầu tư. Tiếp đó từ những dữ liệu quá khứ, tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng m và độ lệch chuẩn suất sinh lợi σ của danh mục đầu tư. Cuối cùng VaR được xác định theo biểu thức sau đây: VaR = V0×(−m + N-1(α)×σ); với N-1(α) là giá trị tới hạn chuẩn tại mức ý nghĩa α. Giả sử khi biết giá trị của độ lệch chuẩn σ là khoảng 2.52, và đồng thời tỷ suất sinh lợi trung bình xấp xỉ là 0
(phân bố chuẩn), vậy thì với mức tin cậy 95% ta có thể tin rằng khoản lỗ tối đa sẽ khơng vượt q 1.65×2.52 = 4.16%, và với mức tin cậy 99%, khoản lỗ tối đa sẽ khơng lớn hơn 2.33×2.52 = 5.87%.
Thơng thường khi xem xét trên thị trường kinh doanh ngoại tệ người ta thường dùng công thức sau để tính VaR: Giá trị chịu rủi ro = Trạng thái
ngoại hối × Độ biến động dự tính của tỷ giá × Tỷ giá đóng cửa
Trạng thái ngoại hối được tính theo từng đồng tiền và mức độ biến động tỷ giá được tính như sau (với độ tin cậy 99%):
Mức độ biếnđộng tỷ giá=√∑ i=1 n (xi−x)2 n ∗2,33 Trong đó: xi=ln( Ei Ei−1 ) ln : Hàm lô-ga-rit tự nhiên
Ei : Tỷ giá vào thời điểm i Ei−1: Tỷ giá vào thời điểm i-1
n: Số thời điểm nghiên cứu
2,33 là số độ lệch chuẩn mà tại đó có 99% trường hợp tỷ giá sẽ biến động theo dự tính
- Phương pháp RiskMetrics
Năm 1995, ngân hàng JP Morgan đã đưa ra phương pháp RiskMetrics để ước lượng VaR. Nguyên tắc tính VaR của phương pháp RiskMetrics tương tự với nguyên tắc tính VaR của phương pháp Phương sai - hiệp phương sai, nhưng thay vì tính độ lệch chuẩn σ cho tất cả các tỷ suất sinh lợi, ta tính σ theo những suất sinh lợi mới nhất. Phương pháp này cho ta phản ứng nhanh chóng khi thị trường thay đổi đột ngột và đồng thời cho ta quan tâm đến những sự kiện cực kỳ quan trọng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của danh mục đầu tư. Nói cụ thể, thuật tốn tính VaR là như sau:
Đầu tiên tính độ lệch chuẩn quá khứ σ0 (historical volatility) của danh mục đầu tư. Tiếp đó dùng các tỷ suất sinh lợi xếp theo thứ tự thời gian, tính độ lệch chuẩn bằng cơng thức sau đây:
σn2=λ σn−12 +(1−λ)rn−12
với σn−1là độ lệch chuẩn, rn−1là tỷ suất sinh lợi ở thời điểm n−1 và
hằng số λ được cố định là 0.94.
Cuối cùng sử dụng giá trị ước tính mới nhất của độ lệch chuẩn σn, tính
VaR theo biểu thức của phương pháp Phưong sai và hiệp phương sai. - Phương pháp mô phỏng Monte Carlo
Về cơ bản, phương pháp này sử dụng mô phỏng một số lượng rất lớn N bước lặp, ví dụ N=10,000. Đối với mỗi bước lặp i, i≤N, tạo ngẫu nhiên một kịch bản được căn cứ trên một phân bố xác suất về những hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ suất…) mà ta nghĩ rằng chúng mơ tả những dữ liệu q khứ (historical data). Ví dụ ta giả sử mỗi hệ số rủi ro được phân phối chuẩn với kỳ vọng là giá trị của hệ số rủi ro ngày hôm nay. Và từ một tập hợp số liệu thị trường mới nhất và từ mơ hình xác suất trên ta có thể tính mức biến động của mỗi hệ số rủi ro và mối tương quan giữa các hệ số rủi ro. Tiếp điến, tái đánh giá danh mục đầu tư Vi trong kịch bản thị trường trên, từ đó ước tính tỷ suất sinh lợi (khoản lời/lỗ) ri=Vi−Vi−1 (giá trị danh mục đầu
tư ở bước i−1). Xếp các tỷ suất sinh lợi ri theo thứ tự giá trị từ thấp nhất đến cao nhất. Cuối cùng tính VaR theo độ tin cậy và tỷ lệ phần trăm số liệu ri. Ví dụ: nếu ta mơ phỏng 10,000 kịch bản và nếu độ tin cậy là 95%, thì VaR là giá trị thứ 500. Nếu độ tin cậy là 99%, VaR là giá trị thứ 100.
(iii) Bước thứ ba của quy trình quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro, là việc
ngân hàng áp dụng các biện pháp đối với các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã được nhận dạng và đo lường nhằm giảm thiểu và phòng ngừa tác động tiêu cực của rủi ro. Để đạt được mục đích nói trên, ngân hàng có thể sử dụng nhiều biện pháp thơng qua các công cụ khác nhau.
Ngân hàng có thể chủ động né tránh/hạn chế rủi ro xảy ra bằng công cụ hạn mức kinh doanh ngoại tệ, một số hạn mức có thể kể đến như:
-Hạn mức trạng thái ngoại tệ: Hiện nay, các Ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu
quản trị rủi ro thông qua hạn mức về trạng thái ngoại tệ. Theo thông tư 07/2012/TT-