Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 101 - 109)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thị trường ngoại tệ Việt Nam vẫn cịn chưa phát triển, tính thanh khoản thấp và chịu ảnh hưởng nhiều từ các tin đồn. Trên thị trường liên ngân hàng hiện nay, chỉ có Agribank và Vietcombank là thường xuyên giữ trạng thái ngoại tệ dương ở mức cao (với Agribank là khoảng 100 triệu USD quy đổi, còn con số này ở Vietcombank dao động trong khoảng 40-60 triệu USD quy đổi), trong khi hầu hết các ngân hàng thương mại khác đều giữ trạng thái ở mức rất thấp, thậm chí để âm trạng thái dẫn đến trạng thái tổng thể của toàn hệ thống ngân hàng thương mại thường ở mức âm 700 triệu đến 1.5 tỷ USD4. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất USD là rất thấp, các ngân hàng thương mại có xu hướng chuyển sang VND để tận dụng mức lãi suất cao kinh doanh. Đối với Vietcombank, ngân hàng này có doanh số thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại rất cao nhờ ưu thế thị phần nên luôn phải giữ trạng thái dương để phục vụ hệ thống và kiếm lợi nhuận lớn từ phí dịch vụ. Trong khi đó Agribank giữ trạng thái rất cao tuy nhiên lại chỉ để phục vụ hệ thống, dù doanh số thanh tốn khơng thể so sánh với Vietcombank. Điều này cũng xuất phát từ đặc thù Agribank là ngân hàng thuộc sở hữu 100% của Nhà nước, kinh doanh chú trọng vào mục tiêu an toàn hơn là kiếm lợi nhuận, dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Trong tình hình hiện nay khi VND vẫn đều đặn mất giá so với USD thì việc giữ trạng thái lớn của Agribank vẫn có lãi, nhưng khi có cú sốc lớn trên thị trường sẽ phải đối mặt với những rủi ro khó lường. Hơn nữa việc giữ trạng thái của Agribank là khá bị động và thiếu linh hoạt, khi xảy ra biến động bất lợi về tỷ giá thì Agribank vừa mất nhiều thời gian để quyết định giảm trạng thái nhằm cắt lỗ, mặt khác muốn đẩy ngoại tệ ra thị trường cũng rất khó và chỉ làm tỷ giá giảm sâu thêm. Nhìn chung để giải quyết tận gốc vấn đề vẫn nằm ở cơ cấu tổ chức, cần phải mạnh

dạn và đẩy nhanh tiến trình cổ phần hố Agribank nhằm tạo tính minh bạch

và cạnh tranh giúp ngân hàng phát triển. Ngoài ra để đảm bảo sự phát triển lành mạnh một yêu cầu tất yếu là phải có tính cạnh tranh cao, minh bạch, rõ ràng trong cơng tác tài chính và thanh tra, giám sát. Một trong những thực trạng dễ nhận thấy đó là việc cơng bố thơng tin báo cáo tài chính, kết quả lợi nhuận của Agribank luôn rất chậm, thường sau 1-2 năm so với các ngân hàng thương mại khác. Rất nhiều những vụ việc nghiêm trọng liên quan đến một số lãnh đạo cao cấp đã xảy ra trong những năm gần đây, điều này chịu ảnh hưởng khơng nhỏ từ mơ hình tổ chức hoạt động và điều hành từ phía ngân hàng.

Mặt khác khi hệ thống ngân hàng giữ trạng thái ngoại tệ âm lớn như trên, khi có các cú sốc bất lợi làm tỷ giá ngoại tệ tăng sẽ khiến các ngân hàng thua lỗ, thanh khoản ngoại tệ càng thiếu hụt do áp lực mua vào để cân trạng thái cắt lỗ và tâm lý gom giữ của người dân. Một trong những chính sách đối phó lúc này của Ngân hàng Nhà nước là đẩy nguồn cung ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối quốc gia, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước lại không thực hiện ngay lập tức mà trước tiên sẽ chỉ đạo những ngân hàng thương mại có trạng thái dương phải đẩy ngoại tệ ra thị trường. Vietcombank tuy cũng nhà Ngân hàng thương mại Nhà nước, nhưng do đặc thù về phục vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại nên gánh nặng này sẽ bị đẩy cho Agribank. Việc đẩy trạng thái ngoại tệ của Agribank sẽ mang đến nhiều rủi ro về thanh khoản, bên cạnh đó bán trạng thái ngoại tệ khi giá lên bởi cú sốc bất lợi như vậy thường sẽ chỉ khiến ngân hàng thua lỗ do chưa đủ lực để khiến thị trường kìm giữ đà tăng giá, và thị trường cũng đã có những thơng tin quá rõ về tiềm lực của từng ngân hàng. Vì vậy, để thị trường phát triển lành mạnh và phòng tránh rủi ro cho các ngân hàng, đặc biệt là đối với Agribank, Ngân hàng Nhà nước cần nắm giữ nguồn dự trữ ngoại hối đủ mạnh, và phải là một nhà tạo lập thị

trưởng đảm bảo tính thanh khoản, sẵn sàng can thiệp khi có những thơng tin bất lợi. Ngân hàng Nhà nước đóng vai trị là người mua, bán cuối cùng, thực

giao dịch với ngân hàng thương mại như EUR, JPY, GBP, AUD... thay vì chỉ có USD như hiện nay. Ngân hàng Nhà nước cũng cần tổ chưc giám sát và điều hành thị trường một cách chặt chẽ, tránh trường hợp một số đơn vị thoả thuận ngầm với nhau để “lái” thị trường theo ý mình.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần đẩy mạnh quá trình thanh tra, giám sát

hệ thống ngân hàng, đối với ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước như Agribank cần có bộ máy kiểm tốn riêng, tránh trường hợp thơng đồng trong

việc vừa chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, vừa kiểm tra giám sát. Bộ máy kiểm toán đối với Agribank cũng như bất kỳ Doanh nghiệp Nhà nước nào khác cần thành lập một Uỷ ban đứng đầu với các đại diện từ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước. Ủy ban này có thể tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ để sử dụng các công ty kiểm toán quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần tăng tính linh hoạt của chính sách tỷ

giá, cơng khai cụ thể phương pháp tính tốn và cơng bố tỷ giá trung tâm phù

hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường. Thị trường chợ đen cũng cần từng bước được xoá bỏ bằng cách tự do hoá kiểm soát ngoại tệ, nới lỏng các quy định mua bán ngoại tệ trên thị trường dân cư...

Hoàn thiện các quy định về quản lý trạng thái ngoại tệ của các tổ chức

tín dụng, kiểm sốt chặt chẽ hơn tại bất cứ thời điểm nào và có các biện pháp giám sát phù hợp nhằm quản trị rủi ro, quản lý thanh khoản, dự đốn được tín hiệu thị trường và có những can thiệp kịp thời. Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý, đơn giản hoá các quy định về ngoại hối, tránh các thay đổi thường xun và có ít thời gian thích ứng với các ngân hàng thương mại.

KẾT LUẬN

Thị trường ngoại tệ đang ngày một phát triển cả về chất và lượng, các hệ thống khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng đang hỗ trợ rất hiệu quả cho các ngân hàng thương mại tham gia. Cũng chính vì vậy rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng theo đó cũng ngày càng phức tạp và gia tăng, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có những chính sách quản trị rủi ro thích hợp và hiệu quả. Điều này khơng chỉ địi hỏi nỗ lực từ bản thân các ngân hàng thương mại mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh và thơng thống, linh hoạt và phù hợp với sự phát triển của thị trường theo từng thời kỳ.

Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt Nam (Agribank) đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, liên tục đổi mới tư duy và tăng cường cung ứng các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng. Tuy nhiên công tác quản trị rủi ro của Agribank dù đã được chú trọng những vẫn còn khá nhiều kẽ hở cần khắc phục. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và có thể mang đến tổn thất vô cùng nặng nề không chỉ với bản thân Agribank mà có thể ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Mơ hình quản trị rủi ro ở Agribank vẫn cịn thiếu và yếu, chưa có đủ ba tuyến kiểm sốt theo tiêu chuẩn quốc tế, chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị phụ trách quản trị rủi ro cũng chưa được rõ ràng. Bên cạnh đó Agribank cũng chưa xây dựng được hệ thống các quy trình quản trị rủi ro bao gồm đủ 04 bước: (i) nhận diện rủi ro; (ii) đo lường rủi ro; (iii) kiểm soát và xử lý rủi ro; (iv) giám sát và báo cáo rủi ro; chưa có hệ thống các phương pháp luận cũng như mơ hình cụ thể trong từng bước. Cũng khơng thể phủ nhận Agribank cũng đã xây dựng được

một cơ chế tương đối an tồn trong thời gian thị trường bình ổn vừa qua, tiêu biểu có thể kể đến các quy định về hạn mức được sử dụng rất chặt chẽ, thậm chí là q chặt chẽ, bên cạnh đó là quy trình kinh doanh ngoại tệ qua nhiều bước kiểm soát giảm thiểu được rủi ro tác nghiệp. Tuy nhiên các công cụ hạn mức vẫn chưa được Agribank sử dụng hiệu quả gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, chưa có mơ hình tính tốn cụ thể mà chủ yếu dựa trên đánh giá định tính. Vì vậy việc xây dựng mơ hình tính tồn và phương pháp luận đối với từng bước trong quy trình quản trị rủi ro là vô cùng cấp thiết.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tại Agribank, dựa trên những nghiên cứu về khung lý thuyết, luận văn đã đề xuất những biện pháp nhằm góp phần hồn thiện, nâng cao cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank, đặc biệt là xây dựng mơ hình và quy trình quản trị rủi ro hợp lý, tiến hành kiểm tra sức chịu đựng và phương pháp mô phỏng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro lên khả năng sinh lời, đo lường rủi ro theo hướng lượng hóa rủi ro trên cấp độ tồn hệ thống, đề xuất quy trình kiểm sốt và khắc phục rủi ro phát sinh, chấp hành đúng quy trình và chế độ báo cáo thống kê, nhằm kịp thời cảnh báo và ngăn chặn, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đối với Agribank.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Trần Đình Định, Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực,

thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư pháp, 2008.

2. Frederic S. Mishkin, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2001.

3. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2015, trang 86, 91.

4. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, 2010.

5. Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh

ngoại hối, NXB Thống kê, 2001.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường

ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, ban hành theo

Thông tư số 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ

chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành theo Thông tư số

07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

8. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Dự thảo Thông tư Quy định về hệ thống quản

lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày 10/02/2014.

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo thường

niên, 2012- 2016.

10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh, 2012- 2016.

11. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh Ngoại hối, ban hành theo pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/03/2013 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

B. Tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Arthur O'Sullivan - Steven M. Sheffrin, Economics: Principles in action, Pearson, 2003, tr. 458.

2. Bernard Manson, The Practitioners Guide to Interest Rate Risk Management, Springer Netherlands, 1992.

3. Don M. Chance - Robert Brooks, An Introdution to Derivatives and Risk

Management, South-Western Cengage Learning, 2010, 8th Edition, tr. 2, 3, 7. 4. Joel Bessis, Risk Management in Banking, John Wiley & Sons, 2009, 3rd edition. 5. John Black, Dictionary of Economics, Oxford University Press, 2002, 2nd Edition, tr. 406-407.

6. Basel Committee on Banking Supervision, Principles for the management of

Market Risk, 2000.

7. Basel Committee on Banking Supervision, Range of practice in banks’ internal

ratings system, Discussion Paper, 2000.

8. Basel Committee on Banking Supervision, Internatinal Convergence of Capital

Measurement and Capital Standards, Revised Framework, Comprehensive Version,

2000.

C. Website tham khảo

1. http://www.agribank.com.vn/101/782/gioi-thieu/thong-tin-chung.aspx ; ngày truy

cập: 26/04/2017

2. http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg? _afrLoop=3559082790669626#%40%3F_afrLoop

%3D3559082790669626%26centerWidth%3D80%2525%26leftWidth %3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse

%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dqi3tvps64_49; ngày truy cập:

29/04/2017

3. http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/qlnhvv? _afrLoop=3559155495161626#%40%3F_afrLoop

%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse

%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dqi3tvps64_136; ngày truy cập:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 101 - 109)