1.2. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương
1.2.1.2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
mại
A - Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro cơ bản nhất trong các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu khi tỷ giá thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình. Như vậy rủi ro tỷ giá phát sinh khi ngân hàng kinh doanh mua bán ngoại tệ cho chính mình (tự doanh), hay nói cách khác, rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà ngân hàng thương mại nắm giữ dưới dạng tài sản “Có”, tài sản “Nợ” hoặc cả hai tức là tạo trạng thái ngoại hối mở để đầu cơ kiếm lời khi tỷ giá thay đổi.
Trên thị trường ngoại tệ có ba phương pháp cơ bản để thu lợi nhuận: - Lợi nhuận phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại tệ (đầu cơ): Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại tệ bằng cách mua bán một ngoại tệ nào đó, chờ đợi cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại tệ và thu lãi.
- Lợi nhuận thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (arbitrage): Là việc tại cùng một thời điểm mua một ngoại tệ ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua bán diễn ra tại cùng một thời điểm với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá và không cần bỏ vốn.
- Lợi nhuận thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra: Do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra, nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là thu nhập của ngân hàng. Về thực chất, trong giao dịch này, ngân hàng đóng vai trị là nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng, nên không chịu rủi ro tỷ giá và không cần bỏ vốn. Tuy nhiên cần lưu ý phân biệt với phương pháp thứ nhất, bởi các giao dịch mua vào - bán ra trên thực tế thường không diễn ra đồng
thời, và bù trừ hoàn hảo cho nhau (về số lượng và ngày giá trị), do đó vẫn có thể tạo ra trạng thái ngoại hối và đưa trường hợp này trở lại phương pháp thứ nhất.
Qua phân tích ta thấy, trong ba phương pháp trên chỉ có phương pháp thứ nhất là tạo ra trạng thái ngoại hối mở. Mặt khác, nhà kinh doanh ngoại tệ chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy trì trạng thái ngoại tệ mở. Tất cả các giao dịch làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái ngoại tệ.
Các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường
Các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ đoản
- Mua một ngoại tệ (giao ngay, kỳ hạn). - Thu lãi cho vay bằng ngoại tệ.
- Nhận quà biếu, viện trợ bằng ngoại tệ.
- Bán một ngoại tệ (giao ngay, kỳ hạn). - Chi lãi cho vay bằng ngoại tệ.
- Cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ. Với tỷ giá được niêm yết sao cho ngoại tệ đóng vai trị là đồng tiền yết giá và nội tệ đóng vai trị là đồng tiền định giá, ta có thể thấy tổn thất của ngân hàng phụ thuộc trạng thái ngoại tệ và biến động tỷ giá qua bảng sau:
Trạng thái ngoại tệ Biến động tỷ giá
Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm
Trạng thái ngoại tệ âm Ngân hàng lỗ Ngân hàng lãi Trạng thái ngoại tệ dương Ngân hàng lãi Ngân hàng lỗ Trạng thái ngoại tệ cân bằng Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Những ngun nhân chủ quan có thể đến từ phía ngân hàng có thể kể đến như kiến thức về chun mơn nghiệp vụ để vận hành giao dịch và đo lường rủi ro cịn yếu, kỹ năng xử lý, phân tích số liệu chưa cao. Trình độ và khả năng của một số cán bộ cịn yếu kém, cơng tác thanh tra kiểm tra trong nội bộ ngân hàng còn nhiều bất cập, các cơng cụ phịng ngừa rủi ro đã triển khai nhưng ít sử dụng hoặc sử dụng khơng đúng. Các ngân hàng chưa có những bộ phận nghiên cứu dự đốn sự thay đổi tỷ giá trên thị trường, cập
nhật tỷ giá khơng kịp thời hoặc khơng phù hợp với tình hình biến động tỷ giá trên thị trường, tỷ giá niêm yết chưa phản ánh được cung cầu thị trường…
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên, cịn có những ngun nhân khách quan như: do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi đối với ngân hàng. Nguyên nhân của sự biến động này do: cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, cán cân thanh tốn quốc tế, chính sách thuế quan, tình hình kinh tế chính trị mỗi nước, lãi suất đồng ngoại tệ và nội tệ. Ở Việt Nam, khung pháp lý về cách xác định trạng thái ngoại tệ và kết quả kinh doanh ngoại tệ chưa được hoàn thiện gây ra rủi ro tỷ giá. Khi tính trạng thái ngoại tệ cuối ngày, các ngân hàng mới chỉ xét đến trạng thái ngoại tệ được hình thành do các giao dịch mua bán ngoại tệ của ngân hàng mà chưa tính đến thu và chi phí trả lãi phát sinh từ các tài sản có, tài sản nợ sinh lời bằng ngoại tệ. Ngoài ra, cơ chế tỷ giá hiện nay phản ánh chưa thật sự đúng và đầy đủ quy luật cung cầu trên thị trường.
Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, vấn đề phòng tránh rủi ro tỷ giá cũng làm đau đầu khơng ít nhà quản trị. Chúng ta có thể thấy một số ảnh hưởng chính của rủi ro tỷ giá tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng như sau:
- Rủi ro tỷ giá ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của ngân hàng. Rủi ro tỷ giá buộc ngân hàng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản mục liên quan đến ngoại tệ. Điều này làm phát sinh chi phí khơng nhỏ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
- Rủi ro tỷ giá tạo áp lực cho ngân hàng khi huy động vốn hay cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ. Không giống như nội tệ, việc gia tăng nguồn vốn và tài sản bằng ngoại tệ luôn buộc ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ gây tổn thất do nguy cơ biến động tỷ giá hối đoái.
- Rủi ro tỷ giá không đồng nghĩa với những tổn thất ngân hàng phải gánh chịu nhưng khi tổn thất xảy ra thì ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn...
Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng khơng đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản). Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, mất uy tín với khách hàng, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản.
C - Rủi ro hoạt động
Đó là những yếu tố thuộc về con người như kiến thức tổng quát, kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích, sức khỏe, trạng thái, yếu tố tâm lý, ngơn ngữ, phẩm chất, môi trường làm việc. Và những yếu tố thuộc về máy móc như: thiếu trang thiết bị, máy móc nghiệp vụ nên thiếu thơng tin và cơ cấu tổ chức chưa phù hợp, nhiều nhân viên giao dịch khơng có khả năng thích ứng khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển.
D - Rủi ro khác
Ngoài các loại rủi ro trên, thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân