Mơ hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54 - 56)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank

2.2.2.1. Mơ hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank

Hình 7 - Sơ đồ mơ hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank3

Với đặc thù của các Chi nhánh Agribank, mỗi khi phát sinh giao dịch với khách hàng đều lập tức thực hiện giao dịch đối ứng với Trung tâm Vốn để đóng trạng thái, khơng thực hiện đầu cơ theo quy định, có thể coi rủi ro tỷ giá tại các Chi nhánh là hầu như khơng có. Do đó có thể nói mọi rủi ro tỷ giá đều được tập trung tại Trung tâm Vốn, tại các Chi nhánh chỉ còn duy nhất rủi ro xảy đến trong q trình tác nghiệp.

Agribank đã có quy định về vai trò và trách nhiệm của Hội đồng Thành viên về việc giám sát rủi ro toàn hệ thống trong Cơ cấu điều lệ tổ chức của Agribank. Cụ thể đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Hội đồng Thành viên chịu trách nhiệm phê duyệt chiến lược và quy trình quản trị rủi ro và giám sát việc thực hiện các phương pháp phòng ngừa rủi ro. Tuy vậy, vai trò

và trách nhiệm của Hội đồng Thành viên liên quan tới quản trị rủi ro chưa được nêu cụ thể trong một chính sách quản trị rủi ro chính thức.

Agribank cũng đã thành lập Uỷ ban Quản lý rủi ro (QLRR) để hỗ trợ Hội đồng Thành viên trong việc xây dựng các chính sách và quy trình quản trị rủi ro và tham mưu cho Hội đồng Thành viên trong quá trình đưa ra quyết định. Vai trò và trách nhiệm của Uỷ ban Quản lý rủi ro được quy định tại Quyết định của Hội đồng Thành viên về điều lệ hoạt động và tổ chức của Uỷ ban Quản lý rủi ro. Tuy nhiên đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Uỷ ban Quản lý rủi ro vẫn chưa có hướng dẫn rõ ràng về việc ủy quyền từ phía Hội đồng Thành viên, trách nhiệm đối với hoạt động này của Uỷ ban Quản lý rủi ro vẫn là rất mờ nhạt. Nhìn chung, Uỷ ban Quản lý rủi ro vẫn chủ yếu chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng.

Vai trị và trách nhiệm của Ban điều hành Agribank được quy định trong Điều lệ hoạt động của Agribank và các Quyết định phân công công tác định kỳ. Tuy nhiên, tương tự như trường hợp của Hội đồng Thành viên, vai trò và trách nhiệm của Ban Điều hành chưa được đưa vào chính sách một cách cụ thể như là một Điều khoản tham chiếu cho hoạt động quản trị rủi ro của Agribank. Agribank hiện vẫn chưa bổ nhiệm một Phó tổng giám đốc phụ trách riêng về rủi ro, người sẽ chịu trách nhiệm giám sát Bộ phận Quản trị rủi ro tổng thể.

Dựa trên cơ cấu tổ chức mục tiêu, Agribank đã thành lập Ủy ban Quản lý Tài sản nợ - Tài sản có (Uỷ ban ALCO) trực thuộc cấp Ban điều hành. Tuy nhiên Agribank chưa có văn bản cụ thể về quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban ALCO.

Việc giám sát rủi ro của Hội đồng Thành viên và Ban điều hành chưa được thực hiện một cách hiệu quả do hạn chế về việc trao đổi thông tin nội bộ và cơ chế chia sẻ thơng tin giữa bộ phận kiểm tốn nội bộ, bộ phân kiểm soát nội bộ và các đơn vị hỗ trợ (như: Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro, Ban Pháp chế, Ban Kế toán ngân quỹ...). Hiện nay, Hội đồng Thành viên và Ban điều hành định kỳ nhận được các báo cáo đánh giá rủi ro hiện tại từ Ban

Kiểm soát nội bộ (thuộc cấp Ban điều hành) và bộ phận Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát (thuộc cấp Hội đồng Thành viên).

Dù hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank đã được thực hiện và phát triển từ năm 2001, tuy nhiên vấn đề quản trị rủi ro trong hoạt động này cho đến nay vẫn còn rất sơ khai. Nếu so sánh với mơ hình quản trị rủi ro tại hầu hết các ngân hàng thương mại khác, mơ hình của Agribank vẫn cịn rất nhiều hạn chế, nổi bật trong đó vẫn là chưa có tuyến kiểm sốt thứ hai, từ một khối quản trị rủi ro độc lập (middle office). Xét theo tuyến kiểm soát thứ nhất, quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Trung tâm Vốn lại hoàn toàn tự thực hiện, tự kiểm soát và báo cáo lên Ban điều hành. Việc kiểm soát, giám sát và báo cáo tại tuyến này được Trung tâm Vốn giao cho phịng Tổng hợp đảm trách. Vì vậy có thể thấy tuyến kiểm sốt này chưa hiệu quả khi phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động của Trung tâm Vốn, vừa là đơn vị kinh doanh ngoại tệ, vừa xây dựng, đề xuất quy trình, quy chế, vừa vận dụng đo lường, kiểm tra và giám sát rủi ro. Hoạt động của Uỷ ban Quản lý rủi ro và Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro (PN&XLRR) vẫn chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng, hầu như chưa có quy chế về rủi ro thị trường hay rủi ro hoạt động (theo tiêu chuẩn Basel II, hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng phải bao gồm: Rủi ro tín dụng, Rủi ro thị trường và Rủi ro hoạt động). Bên cạnh đó Agribank dù đã thành lập Uỷ ban ALCO nhưng cũng hồn tồn chưa có quy chế tổ chức và hoạt động bằng văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)